Vì sao máy bay dân dụng không có dù thoát hiểm?

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Vì quá chú trọng đến mục đích thương mại mà các nhà sản xuất máy bay đua nhau nhồi nhét vào sản phẩm của mình những “tiện nghi trời ơi” và quên mất một thứ: Dù thoát hiểm.

[IMG]



Những vụ tai nạn máy bay liên tiếp xảy ra trong vài tháng gần đây khiến hàng trăm hành khách bị thiệt mạng và làm tái mặt những nhà sản xuất máy bay nổi tiếng. Một lần nữa lại nổi lên câu hỏi: “Tại sao không trang bị dù, hoặc loại ghế đặc biệt trong khoang khách máy bay dân dụng?”
Phóng viên tờ Luận chứng & Sự kiện đã tìm đến một chuyên gia hàng đầu của Nga về hệ thống phòng hộ và bảo sinh trên không - Tổng công trình sư Gai Ilich Severin của Viện nghiên cứu và thiết kế máy bay (NPO) “Ngôi sao”...

Tại sao cho đến nay trong máy bay dân dụng không lắp đặt hệ thống ghế đặc biệt có thể cho phép hành khách nhảy dù ra khỏi khoang?

Trước khi một chiếc máy bay dân dụng bắt đầu vận chuyển hành khách, nó phải trải qua một quá trình thử nghiệm rất dài, hơn một nghìn chuyến bay thử để phát hiện và loại bỏ mọi khiếm khuyết. Xác suất an toàn đường không phải cao gấp 10 lần xác suất an toàn đường bộ.

Những chiếc máy bay cường kích hoặc tiêm kích cũng có độ an toàn cao, nhưng chúng được chế tạo cho việc tham gia tác chiến, trong một chế độ công tác nhất định, và trong trường hợp thua trận, cần phải tạo điều kiện cho phi công rời khỏi máy bay và tiếp đất bằng ghế đệm đặc biệt. Giá trị của một phi công – bao gồm chi phí đào tạo và cả các cơ hội nghề nghiệp - có thể tính đến 10 triệu USD.

Còn máy bay chở khách thì bay theo chế độ vận tải, theo một lộ trình có kiểm soát, do đó việc lắp ghế cho từng hành khách để họ có thể thoát hiểm ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp không phải là biện pháp tối ưu, vả lại hết sức phức tạp.

Mỗi chiếc ghế phải phù hợp với trọng lượng của một vị khách cụ thể thì mới mở được hệ thống thoát hiểm. Rồi những thao tác tiếp theo phải được thực hiện một cách thành thạo- đó là cả một quá trình diễn biến tâm lý hết sức phức tạp, ngay cả phi công chiến đấu cũng phải luyện tập rất công phu.

Hành khách có thể đơn thuần mở cửa máy bay và nhảy ra ngoài như vận động viên nhảy dù bình thường?

Việc đó không hiện thực. Tốc độ máy bay đang rất cao. Nếu nhảy ra, người sẽ bị hút rất mạnh vào máy bay và bị chấn thương nặng. Vả lại, người nào có sức phi thường dứt ra được, thì chắc chắn cũng sẽ chết bởi sự va đập của gió.

Cũng có những dự án dùng cho trường hợp động cơ, hai cánh và đuôi máy bay bị hỏng thì phần khoang chở khách sẽ được tách rời ra. Toàn bộ khoang này có một hệ thống dù khổng lồ tự động mở. Nhưng, nó sẽ rơi xuống đất với tốc độ 6-8m trên giây, khi tiếp đất, chấn thương nặng là điều không tránh khỏi.

Cần phải đi theo hướng nâng cao độ tin cậy của máy bay và của chính người lái. Theo đánh giá của hãng Boeing khoảng 8-10 năm về trước, thì 80-85% trường hợp tai nạn là do cách xử lý không chuẩn xác hoặc nhầm lẫn của tổ lái. Cho nên cần phải tự động hóa tối đa quá trình điều khiển máy bay và làm sao cho sai lầm của người lái không thể tạo ra tình huống bi đát.