Phanh chân Altis 1.8 MT - 2010 dần mất tác dụng khi tắt máy ?

Thử nghiệm cho thấy tắt khoá điện, đạp phanh chân thì chắc chắn là nhát đầu và nhát thứ hai vẫn đạp được, nhát thứ ba hơi cứng, nhát thứ tư là cứng ngắc.

''Khi tắt máy, chết máy'' hệ thống phanh chính (phanh chân) có hoạt động không? Phanh phụ (phanh tay) đương nhiên là hoạt động tốt rồi, đóng vai trò bổ trợ không thể thiếu trong tình huống khẩn cấp mà phanh chính không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Để trả lời câu hỏi này mỗi người có ôtô có thể tự mình thực nghiệm ngay được, bằng cách:

1- Cho xe đứng nguyên tại vị trí trên đường bằng, khởi động nổ máy và đạp chân phanh. Chắc chắn là phanh chân hoạt động tốt rồi, không cần giải thích gì thêm.

2 - Cũng vẫn vị trí đấy, tắt khoá điện đi, đạp phanh chân. Chắc chắn là nhát đầu và nhát thứ hai vẫn đạp được, nhát thứ ba hơi cứng, nhát thứ tư là cứng ngắc.

3 - Cũng ở vị trí đấy, nhưng chỉ mở khoá điện ở nút On (không đề nổ). Kết quả thực nghiệm cho kết quả giống thực nghiệm 2.

Khi xong 3 thực nghiệm trên ta cho xe đỗ ở vị trí hơi dốc, đủ để cho xe dịch chuyển theo quán tính (nhớ chọn chỗ an toàn). Kết quả cho thấy, nếu tắt khoá điện cho dù nút đang ở chế độ On (không đề nổ) thì kết quả là phanh chính không hoạt động và xe vẫn từ từ trôi theo quán tính mà phanh chân không hãm lại được.

Thực nghiệm với dốc lên và dốc xuống đều có kết quả như nhau. Riêng với phanh tay vẫn hoạt động bình thường. Xe tôi là xe Altis 1.8 MT - 2010. Các xe khác có như vậy không? Các bạn có ý kiến nào khác không? Mong các bạn sớm cho kết quả. Khi nhận được phản hồi của các bạn, tôi xin phép các vị tiền bối cho tôi được trình bày kỹ năng xử lý tình huống khi lên, xuống dốc bị "mất phanh".

Chân thành cám ơn các bạn.

thuy linh
thuy linh
Trả lời 12 năm trước

Xin phép có đôi lời cùng bác!

Đối với các loại xe du lịch, sử dụng hệ thống phanh thủy lực, dù tắt máy hay nổ máy thì hệ thống phanh chính (phanh chân) vẫn có tác dụng. Vấn đề bác nêu ra ở đây là do ảnh hưởng của bộ trợ lực phanh chân không. Khi động cơ làm việc, tại cổ hút động cơ sẽ có áp suất thấp hơn áp suất khí quyển.

Dựa vào sự chênh lệch áp suất này, bộ trợ lực chân không sẽ sinh ra lực bổ trợ cùng với lực mà người lái tác dụng lên bàn đạp. Bác có thể kiểm tra điều này bằng cách sau:

- Khi xe chưa nổ máy đạp giữ bàn đạp phanh.

- Khởi động động cơ.

- Khi động cơ hoạt động, người lái sẽ có cảm giác hẫng chân phanh, báo hiệu bộ trợ lực đã hoạt động. Tuy nhiên, nếu bộ trợ lực này không làm việc thì hệ thống phanh vẫn phải có tác dụng, muốn đạt hiệu quả phanh như mong muốn thì người lái phải đạp phanh mạnh hơn.

Đây là nguyên tắc chung đối với tất cả các loại trợ lực. Hệ thống phanh liên quan trực tiếp đến an toàn của người và xe nên đã được tính toán rất kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế, sản xuất.

Xác suất để xảy ra sự cố mà hệ thống phanh hoàn toàn mất tác dụng là vô cùng nhỏ. Vậy bác hãy thử kiểm tra lại, nếu khi tắt máy mà bàn đạp phanh trên xe của bác nặng tới mức không thể giữ được xe ngang dốc thì bác nên đưa tới nơi bảo dưỡng xem sao.

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 12 năm trước

Để hiểu vì sao có hiện tượng này thì các bạn nên hiểu sơ qua hệ thống phanh thắng trên xe hơi ngày nay. Ngày nay, xe hơi luôn được thiết kế hệ thống thắng điện tử. Hiểu như thế này, khi nhấn thắng, hệ thống IC của máy nhận lệnh, truyền tới hệ thống bơm dầu để truyền lực tới các pít-tông thủy lực ở các bánh xe riêng lẽ, tạo ra lực thắng. Bồn dầu áp lực thắng này được động cơ kéo để bơm nén dầu.

Thật ra các bạn không tốn nhiều lực để thắng, vì hiểu một cách nôm na, là hệ thống thắng sẽ trợ lực cho bạn, như hệ thống tay lái trợ lực vậy. Vậy chỉ khi động cơ hoạt động thì => bồn dầu áp lực mới được nén => mới có lực thắng khi bạn nhấn thắng. Tuy nhiên khi tắt máy mà đạp thắng một hai lần vẫn được là vì sao? Đó là vì bồn dầu khi này vẫn còn áp lực nén khi động cơ còn hoạt động.

Ngay cả khi bạn tắt máy, rút chìa khóa thì hệ thống IC vẫn còn có điện, nói một cách khác là IC của máy xe hơi không bao giờ tắt, chỉ có 2 chế độ hoạt động và chờ mà thôi.

Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 12 năm trước

Các bác đã thử nghiệm từ bài trước ra tới bài này chắc là đúng thôi. Thế thì nguy hiểm wá. Lên dốc mà bị tắt chết máy thì cố với ' sức lực cuối cùng'' ( phanh vẫn hoạt động với hai - ba đạp ) kết hợp với phanh tay - Chúa cứu thế thì vẫn dừng được tốt. Xuống dốc cao mà dài lại dở chứng chết máy thì mới thực sự là ''vãi lúa''.

Kinh nghiệm gia chuyền của em là bình tĩnh tự tin, đạp phanh chân đủ ba lần (Chúa cho ta ba điều ước để ta thực hiện và tự cứu ta). Em nhắc lại là đạp ba lần và phát đạp đầu tiên không phải là mạnh nhất, chỉ đủ đề xe giảm tốc độ thôi, phát thứ hai cũng vậy mạnh hơn một chút để giảm tốc độ một lần nữa, phát thứ ba là cơ hội cuối, sau hai lần hãm phanh cho dù thế nào thì xe cũng giảm tốc độ rồi nên phát này đạp chạm sàn, dồn sức đè chặt lên bàn đạp phanh, cố gắng phanh là phải thẳng lái.

Lần đạp này vận tốc giảm đi đáng kể rồi, lúc này mới kéo phanh tay, kéo phanh tay cao hay thấp, nhanh hay chậm là tuỳ thuộc hoàn toàn vào tốc độ thực tế của xe đang trôi. Nếu tốc độ vẫn còn cao thì kéo phanh từ từ cho đến khi kéo hết. Nếu tốc độ đã chậm hẳn rồi thì kéo nhanh và gấp hơn. Sau ba lần đạp phanh kết hợp với phanh tay đồng thời dồn số.

Vù ga để đồng tốc bánh răng số thấp với vòng quay nhanh của bánh xe, sau đó dồn dần về số 1, kéo mạnh phanh tay khi đã dừng hẳn ở nơi an toàn. Xe đang trôi với tốc độ cao ở nơi xuống đèo mà đạp phanh chân một cái ăn ngay hoặc giật nhanh, giật hết cỡ phanh tay là mình toi luôn đấy, xe lúc ấy sẽ mất lái quay đầu tứ lung tung thì có Giời đỡ.

Trường hợp vừa rồi em ''dạy'' các bác là đổ đèo nhé, còn dốc thấp các bác phải tự học. Ở bài trước có một bạn dở hơi không biết bơi nào nói là không dồn đưọc số khi đổ đèo mà chỉ từ 4 lên 5 ? ! Còn dồn về số thấp là vỡ hộp số ?! Bạn là con cái nhà ai, ai bảo bạn như thế, trung tâm nào dạy bạn như thế. Không biết thì trật tự, nghe các anh giảng bài.

Xe máy đang đi 80 vẫn dừng ngay mà không văng đít khi phanh bằng số kết hợp với phanh cơ, phanh đĩa. Ô tô còn ngon lành hơn xe máy nhiều. Bây giờ trung tâm người ta bỏ bài '' xuống dốc dồn số '' và bài '' lùi chữ chi '' nên nhiều bạn mới không biết là đúng thôi. Đi bổ túc thêm đi.

Quên mất , những thao tác em viết ở trên nghe thì có vẻ dài dòng, thực hiện thì rất nhanh, chắc cũng chỉ mất vài giây nếu kỹ năng thao tác đúng. Chúc các bác không bao giào bị mất phanh khi lên dốc xuống đèo.

Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 12 năm trước

Rất đúng khi các bạn thảo luận: khi động cơ còn họat động sẽ trợ lực tay lái, trợ lực phanh, nhưng ko bó cứng phanh (đối với xe có hệ thống ABS) nên kcó chuyện phanh mất hòan tòan tác dụng mà chỉ mất trợ lực mà thôi.

Xe AT thì phức tạp hơn (vì số tự động nên khó can thiệp hơn khi tắt máy). Theo tôi, nếu đang đi ở tốc độ nào thì hộp sô AT sẽ ở vào số tương ứng. Nếu tắt máy, hộp số cũng chuyển theo tốc độ xe (điều này còn tùy theo lọai hộp số AT nữa) nên phanh vẫn có tác dụng tương tự như xe MT.

Bạn Phạm Ngọc Hòa nói: để tiết kiệm xăng, khi xuống dốc thì chuyển qua số 2, 3 để có thể giữ xe kbị trôi quá nhanh và tắt máy. Điều này đúng đối với xe phun xăng điện tử vì hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp sẽ ngừng nhưng xe dùng chế hòa khí vẫn bị hút xăng vào động cơ và hao xăng như đang chạy.

Trên đây là những chia sẻ của tôi, có gì chưa đúng mong các bạn thông cảm.

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 12 năm trước

Tôi xin đưa ra giải thích cơ bản về nguyên lý của phanh như sau: Hệ thống phanh thủy lực có trợ lực chân không trên xe kèm hệ thống ABS.

Theo nguyên lý phanh cơ bản, hệ thống phanh gồm bơm tổng chia làm 2 khoang cấp dầu thủy lực cho bơm con của phanh trước và phanh sau. Bơm tổng được trợ lực bằng hệ thống hút chân không do động cơ thực hiện thông qua cổ hút của máy, nên chỉ cần “trục động cơ quay” là hệ thống trợ lực chân không có hiệu lực. Việc dừng xe tắt máy để đạp thử phanh thì hệ thống phanh khi đó không còn trợ lực nữa (hệ thống ABS sẽ cũng không hoạt động).

Vậy đương nhiên lực đạp trên chân phanh sẽ rất lớn, phanh vẫn hoạt động bình thường nếu như đạp đủ lực phanh, tức lực phanh lúc này sẽ phải tương đương lực phanh của chân khi động cơ hoạt động cộng với lực hút chân không tác động lên cán bơm tổng, lực phanh lúc này có thể là gấp 2 đến 6 lần so với khi có trợ lực tùy từng loại xe thiết kế.

Việc xe vẫn chạy khi để dốc là do các bạn đạp phanh chưa đủ lực mà thôi, các bạn cứ tỳ lưng vào ghế đạp xem nó khác đứng lại, không gãy được chân phanh đâu mà sợ, nhà thiết kế đã tính toán hết rồi.

Vậy làm thế nào để giải quyết tình huống khi xe đổ dèo mà chết máy, việc này càng nguy hiểm nhất là đối với chị em phụ nữ đi xe, vì lực phanh của chị em có hạn, nên tôi đưa ra cách giải quyết như sau:

Thứ nhất xe số tự động, tốt nhất khi phát hiện đang đổ đèo mà chết máy cách tốt nhất là bình tĩnh đánh lái đạp và giữ chân phanh (chỉ đạp một lần mà không nhả chân phanh ra) đến khi xe dừng lại thì thôi, kéo phanh tay, gọi cứu hộ.

Trường hợp thứ hai xe số sàn, cách sử lý cũng như cách thứ nhất, nhưng cũng còn thêm cách sử lý nữa là: Bình tĩnh đánh lái, về số thấp và đạp phanh (không giữ chân côn khi đã chuyển số xong), khi đó xe chạy theo quán tính và được phanh hỗ trợ nhờ động cơ, đồng thời khi đó trục động cơ vẫn quay đồng nghĩa với việc hệ thống trợ lực chân không vẫn còn tác dụng, như vậy phanh vẫn ngon.

Việc gặp sữ cố là ngoài ý muốn, nên tốt hơn hết phải rèn cho mình khả năng bình tĩnh giải quyết sự việc, và chủ ý bảo dưỡng xe tốt theo định kỳ. Trên đây là một vài ý kiến nho nhỏ đóng góp cùng các bạn.

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 12 năm trước

Tôi đã từng gặp trường hợp này rồi, đang đi mà tắt máy thì phanh chân không ăn nữa, đạp phanh lúc đó cứng mà không ăn, xe vẫn trôi theo quán tính. Xe tôi đi là xe Lanos, mà xe này chắc chẳng còn là đời mới gì nữa các Bác nhể.

Nói chung là khi xảy ra sự cố xe trôi dốc mà bị tắt máy, phanh không ăn thì theo Bác gì đó đã từng nói là trước hết phải bình tĩnh, xử lý chính xác và quyết định nhanh, đánh lái xe chếch vào ta-luy dương, kéo phanh tay từ từ đến căng tay để hãm bớt tốc độ, đến mức tốc độ hợp lý thì dồn số về số thấp để phanh số, đôi khi nguy hiểm thì vẫn bắt buộc phải dồn về số thấp khi xe tốc độ còn cao.

Thà vỡ hộp số còn hơn vỡ sọ. Nếu có đủ thời gian thì cố khởi động lại máy, theo em biết thì phải mất khoảng vài giây từ khi máy nổ lại thì hệ thống phanh mới thực sự hiệu quả. Vài ngu ý để góp thêm kinh nghiệm.

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 12 năm trước

Bạn không hiểu nguyên lý trợ lực phanh rồi. Hầu hết đời xe trợ lực phanh bằng hơi. Một số lấy hơi từ cổ hút động cơ hoặc bơm hơi khi động cơ làm việc.

Nếu động cơ không làm việc thì không còn trợ lực phanh. Một số xe hiện đại đời mới lấy hơi từ bơm điện do vậy chỉ cần bật chìa khóa đã có trợ lực.

Nếu không có trợ lực thì bạn phải đạp phanh với lực lơn hơn nhiều thì panh mới có hiệu quả như khi có trợ lực. Hệ thống phanh tay độc lập và không có trợ lực nên bạn thấy sự khác biệt .

Tuy nhiên cũng có một số xe đời mới dùng phanh tay bằng điện

rtỵky
rtỵky
Trả lời 12 năm trước

Tôi cũng mới tậu một em Lacetti SE cũng bị trường hợp như bạn miêu tả, cứ tưởng như vậy là bị lỗi phanh nhưng không phải.

Bãi gửi xe của tôi khi lùi vào rất khó vì vỉa hè cao nên mỗi lần lùi phải côn thật hợp lý rồi đè ga mới lên được có lần côn ra hơn sớm nên chết máy xe cứ từ từ tiến về phía trước đạp phanh mà không có tác dụng càng đạp càng cứng.

Sau tôi tìm hiểu ở một số thợ thì không phải do cấu tạo của phanh trợ lực cùng động cơ nên khi động cơ không hoạt động đồng nghĩa với việc phanh không hoạt động.

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 12 năm trước

Hệ thống phanh ôtô nói chung là đều có bộ phận trợ lực. Đối với xe to (xe tải) thì có thể là phanh dầu trợ lực bằng hơi, tức là khi máy nổ hơi được nén vào bình.

Khi phanh nó giúp cho người lái xe thấy phan hnhẹ nhàng. Còn đối với xe du lịch (xe con 4-29 chố) đều là phanh dầu trợ lực chân không, tức là bộ phận trợ lực có hai khoang một khoang nối với cổ hút của động cư để tạo áp xuất khi đạp phanh sẽ nhẹ nhàng.

Do đó nếu tắt máy thì khi đạp phanh nhát đầu vẫn thấy nhẹ và phanh có tác dụng là vì áp xuất chân không vẫn còn trong buồng trợ lực.

Khi xe không nổ máy muốn đạp phanh có tác dụng thì bạn phải đạp một lực rất lớn thì dầu phanh mới đủ áp lực để hãm xe bởi vì lúc này phanh không còn trợ lực nữa.

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 12 năm trước

Mình là thành viên Off-road Miền Nam trong diễn đàn Xehoivietnam.com,trong một lần giao lưu với anh em miền Bắc,diễn đàn otofun nhân dịp 30/4/2010 tại vùng núi Tây Bắc giáp biên giới nước bạn Lào, sáng 30/4 26 xe off-road của 2 diễn đàn được trang bị tận răng đủ để chiến các cung đường khủng nhất của mọi địa hình vào cung đường Mường Tè, hành trình 27km(8h am 30/04 đến 5h am 1/5/2010) địa hình off-road toàn tập.

Sau gần 20 giờ nhai gần trọn hành trình với đủ mọi địa hình,cứu hộ,hỏng xe...còn khoảng gần 7km nữa thì ra khỏi rừng,xe mình bị chết bơm xăng,tất nhiên máy không hoạt động dẫn đến mất trợ lực lái,mất trợ lực thắng,tất nhiên máy phát xử dụng được một lúc thì mất điện toàn thành phố luôn ...thế là một bạn Jeep Grand Cherokee 4.0 xung phong kéo một bạn Isuzu Trooper 3.2(khoảng cách kéo là 5m,mà bằng cáp mềm mới sợ đó các bạn...!)vượt địa hình đèo dốc,đá cuội,đường trơn trợt mưa rừng...ra khỏi rừng vào lúc 5h sáng ngày hôm sau sau hành trình 27km...

Túm lại mình là người cực kỳ may mắn vì đã được trải nghiệm thực tế việc mất trợ lực thắng,trợ lực lái,mất điện trong địa hình cực kỳ phức tạp lại là 3h sáng...thế thì thế nào cũng có bạn thắc mắc mình xử lý thắng như thế nào trong trường hợp này...thưa các bạn lúc đấy mình thắng bằng số,mà số lôi theo luôn cả 2 cầu nhé các bạn...và thêm một cách thắng nữa là thắng bằng niềm tin. Một lần nữa qua bài này xin cảm ơn các anh em Miền Bắc Otofun và anh em Miền Nam Xehoivietnam.com đã cho mình được những trải nghiệm tuyệt vời như vậy.

Chào Thân Ái