Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

Test nhanh dịch tả lợn châu Phi với que xét nghiệm RingBio

AvatarHoàng Anh Duy -
Lượt xem: 1.290

Tình trạng dịch tả lợn châu Phi hiện nay chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, với tỷ lệ gần 100% tử vong cũng như chưa có vắc xin hay thuốc chữa bệnh triệt để. Việc này đòi hỏi phải có một giải pháp hiệu quả để phòng chống dịch bệnh, ngăn ngừa sự lây lan trong khoảng thời gian sớm nhất.

1. Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng nề

1.1 Thiếu thực phẩm, đẩy mạnh nhập khẩu

Hiện nay theo báo cáo Cục Thú y, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra ở gần 640 huyện thuộc 63 tỉnh, thành phố tính đến ngày 10/9. 5 triệu con đã bị buộc phải tiêu hủy, tương đương gần 280 nghìn tấn thịt lợn, chiếm tới 7% tổng trọng lượng thịt lợn cả nước.

Cho đến nay, đã có khoảng 5 triệu con đã bị tiêu hủy.

Tổng đàn lợn cả nước hiện nay chỉ còn 22,2 triệu con, giảm 18,5 %; trong đó số lợn nái chiếm 3,2 triệu con. Nhưng đáng lo ngại hơn là dù dịch đã lắng xuống một thời gian nhưng sau những ngày mưa bão vừa qua, dịch bệnh đã bùng phát trở lại.

Lũ lụt khiến cho tình trạng dịch bệnh bùng phát trở lại.

Nước ta được đánh giá có số lượng lợn đứng thứ 5 thế giới về việc sản xuất thịt lợn vào năm 2018 nhưng đến năm nay do dịch tả lợn châu Phi lây lan khắp cả nước, lượng thịt lợn bị thiếu hụt trầm trọng nên nước ta phải nhập một lượng lớn thịt lợn để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tính qua 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập gần 11,7 nghìn tấn thịt tương đương 22,1 triệu USD, tăng gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Số lượng thịt lợn nhập khẩu gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

1.2 Nhiều hộ nông dân khó khăn trong chuyển đổi nghề

Do giá thịt lợn giảm mạnh khi dịch bắt đầu bùng phát cùng với lượng lớn thịt bị tiêu hủy đã đẩy nhiều người dân vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất. Nhiều người dựa vào vốn có sẵn hoặc đi vay để chuyển sang mô hình nuôi gà.

Nhiều người dân chuyển sang mô hình nuôi gà ta thả vườn.

Hậu quả là thị trường thịt gà bị dư cung do nhiều người chăn lợn chuyển sang nuôi nên theo trạng thái cung vượt cầu, giá thịt gà rớt thê thảm. Giá cho một cân thịt gà chỉ còn 18 nghìn đồng, thấp hơn tận giá vốn sản xuất khoảng 3 - 5 ngàn đồng. Các loài gia cầm khác như vịt, cút, ngan cũng đang dao động ở mức giá thấp.

Giá thịt gà rớt thê thảm khi lượng cung dư thừa quá nhiều.

2. Học tập kinh nghiệm phòng chống bệnh từ Hà Lan

Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại Hà Lan vào năm 1997 và đã khiến cho nước này phải tiêu hủy lên tới hàng chục triệu con tại hơn 1600 trang trại trên cả nước. Sự kiện này đã để lại nhiều thiệt hại nặng nề về kinh tế và xã hội, nhưng chỉ sau 1 năm dịch này đã được dập tắt và cho đến nay đã hơn 20 năm nhưng chưa hề tái dịch lần nào.

Hà Lan đã từng đối mặt với dịch tả lợn châu Phi.

2.1 Tạo vành đai cách ly an toàn

Theo bà Christianne Bruschke - Trưởng đại diện Cơ quan Thú y Hà Lan đã cho biết là ngay khi có sự xâm nhập của dịch tả lợn châu Phi, đất nước này đã ra lệnh đóng cửa quốc gia trong 3 ngày để thu thập thông tin cũng như ngăn chặn các nguy cơ lây bệnh khác từ bên ngoài vào cũng như đảm bảo không còn các hoạt động giết mổ lợn.

Lập vành đai cách ly an toàn với dịch bệnh.

Họ lập tức thực hiện việc tiêu hủy số lượng lớn đàn lợn tại các trang trại chăn nuôi tại ổ dịch và xung quanh với bán kính 1km nhằm lập nên các vành đai cách ly an toàn dịch bệnh. Khoảng 400 ổ dịch bệnh đã được tiêu hủy và gần 1200 trang trại khác trong vòng đai đã được dọn sạch để đảm bảo việc dịch bệnh không tái phát.

2.2 Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân

Bên cạnh việc tiêu hủy, Hà Lan còn nâng cao ý thức người dân trong việc tự giác phòng chống dịch bệnh. Đất nước này khuyến khích chăn nuôi theo các mô hình hiện đại, phát triển các trang trại thay vì nuôi trồng nhỏ lẻ. Bên cạnh đó chính phủ còn ra chính sách “tiêm chủng để sống” định kỳ đối với toàn bộ các ngành chăn nuôi.

Nuôi lợn theo mô hình trang trại ở Hà Lan.

Những bài học quý báu trên đã chỉ ra nhiều sơ hở hiện nay của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam khi đa số người dân theo mô hình lạc hậu và chưa tự giác phòng chống dịch bệnh nên cho đến khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và bùng phát nhanh chóng khiến cho nhiều người không kịp trở tay dẫn tới tình trạng như hiện nay.

Nhiều người chăn nuôi nước ta chưa chủ động phòng chống dịch bệnh.

3. Test nhanh dịch tả lợn châu Phi với Ring Bio C30021

Trước tình hình cấp bách như vậy, đòi hỏi người dân chủ động hơn trong việc phòng chống dịch bệnh. Nhưng việc này không hề dễ dàng khi mà xét nghiệm một con lợn đã mất tới vài ngày với chi phí là 500 nghìn đồng cho một lần. Giả sử hầu hết hộ chăn nuôi có khoảng 300 con, nếu thử với 10% số lợn đã mất lên tới 15 triệu đồng.

Xét nghiệm dịch tả lợn châu Phi thông thường mất tới vài ngày.

Vậy nên que xét nghiệm nhanh dịch tả lợn châu Phi chính là cứu tinh của nhiều hộ gia đình chăn nuôi. Sản phẩm này với chức năng là test nhanh dịch tả lợn châu Phi trong vòng 10 phút là có kết quả, giá thành lại rẻ, chưa bằng một nửa so với xét nghiệm thông thường.

Que xét nghiệm nhanh dịch tả lợn châu Phi.

2.1 Lựa chọn loại que test nhanh dịch tả lợn châu Phi uy tín

Một số sản phẩm khác trên thị trường đến từ Tây Ban Nha, Đài Loan đã có mặt từ lâu nhưng do sự phát triển đề kháng của virus dịch tả lợn châu Phi nên các loại này không còn hiệu quả như trước. 

Nhiều bộ xét nghiệm cũ đã không còn hiệu quả như trước.

Bộ kit test nhanh dịch tả lợn châu Phi - Ring Bio C30021 là sản phẩm que xét nghiệm duy nhất được Bộ nông nghiệp Trung Quốc (trung tâm dịch bệnh tả lợn châu Phi) công nhận và sử dụng trong công tác chống dịch, là cứu tinh cho các cánh trang trại nuôi lợn.

Bộ kit test xét nghiệm nhanh dịch tả lợn châu Phi - Ring Bio C30021.

2.2 Đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng

Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, bạn nên nắm chắc các thông tin trên tờ hướng dẫn sử dụng để không ảnh hưởng đến độ hiệu quả của sản phẩm. Bộ kit test nhanh dịch tả lợn châu Phi - Ring Bio C30021 có cách sử dụng khá đơn giản theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị mẫu máu tươi hoặc máu được làm lạnh từ 2 - 8°C trong vòng tối đa 4 ngày có chứa chất chống đông.

  • Cho khoảng 20 ml máu vào ô tra rồi đợi 1 phút.

  • Thêm 3 - 4 giọt running buffer rồi đợi 10 phút là có kết quả.

  • Nếu hiện lên 1 đường máu đen và 1 đường màu xanh thì là dương tính với bệnh, có mỗi 1 đường màu xanh thì là âm tính còn nếu không xuất hiện đường nào thì là do mẫu lỗi hoặc chưa lấy đủ lượng máu.

Đọc và làm theo hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả.

4. Địa chỉ cung cấp que xét nghiệm nhanh uy tín

Công ty TNHH Sinh học Nam Sài Gòn – NASAGO BIO chính là địa chỉ uy tín cung cấp que xét nghiệm nhanh Ring Bio C30021 đáng tin cậy nhất. Công ty tự hào khi hợp tác bền vững với nhiều bên đơn vị, các hãng sản xuất sản phẩm sinh học được nhiều người biết đến như Atlantis BioScience, Biowest, Bio FD&C,… trong việc phân phối các thiết bị, hóa chất, nguyên liệu được ứng dụng rộng rãi trong các cuộc nghiên cứu.

Công ty TNHH Sinh học Nam Sài Gòn – NASAGO BIO

Với đội ngũ chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm cùng hỗ trợ đội ngũ chuyên gia có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học nên Nasago luôn tự hào cung cấp những sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng.

Ngoài sản phẩm là que xét nghiệm nhanh – dịch tả lợn Châu Phi – Ring Bio C30021, bạn cũng có thể tham khảo sản phẩm khác tại Nagaso Bio như que thử xét nghiệm nhanh dịch tả lợn Châu Phi. Đây là sản phẩm được thiết kế cho sự tăng trưởng và mở rộng tế bào gốc trung mô ở người. Công cụ này rất hiệu quả trong việc nghiên cứu chuyên sâu.

Bạn có thể tham khảo thông tin trực tiếp tại:

Công ty TNHH Sinh học Nam Sài Gòn

  • Trụ sở: Số 10, Đường D1, Khu phố Thái Bình 2, Phường Long Bình, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
  • VPGD: 89/1/27 Đường Làng Tăng Phú, P. Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP. HCM.
  • email: info@nasago-bio.com/ tam@nasago-bio.com
  • Hotline: 0919 802679
  • ZALO: 0919 802679
  • WHATAPPS: 0919 802679

Bộ kit test nhanh dịch tả lợn châu Phi chính là giải pháp tối ưu cho việc phòng chống dịch bệnh với mức giá phải chăng nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Hãy đến Nagaso Bio để tham khảo và được tư vấn một cách chuyên nghiệp và uy tín nhất.

Theo: Hoàng Anh Duy