Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

So sánh 5 loại ván ép bán chạy nhất! Bảng báo giá ván ép mới nhất

AvatarTrần Thanh Trà -
Lượt xem: 5.244

Ván ép là một trong những loại vật liệu xây dựng thay thế tuyệt vời khi nguyên liệu gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt. Ván ép có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp xây dựng đến nội - ngoại thất. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn độc giả bài viết dưới đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại ván ép phổ biến nhất hiện nay, ưu nhược điểm của chúng và bảng báo giá ván ép mới nhất nhé!

 

1. Tìm hiểu chung về ván ép

1.1. Phân loại 

a. Ván ép gỗ dán

Ván ép gỗ dán

Ván ép gỗ dán

  • Ván ép gỗ dán được làm từ nhiều lớp gỗ mỏng được dán lại với nhau, thường là những loại gỗ tạp ở bên trong lõi còn bề mặt ván thì dùng gỗ có vân đẹp và màu sắc đẹp hơn.
  • Dễ thi công
  • Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên.
  • Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất.

b. Ván ép dăm

Ván ép dăm

Ván ép dăm

  • Ván ép dăm có 2 loại là ván ép dăm thường và ván ép dăm chống ẩm, tùy vào mục đích, môi trường sử dụng mà người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn phù hợp.
  • Ván ép này được sản xuất từ gỗ trồng rừng có độ bền cơ lý cao, diện tích bề mặt rộng, đa dạng về chủng loại.
  • Dễ thi công
  • Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên.
  • Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất.
  • Tính chịu nước kém.

c. Ván ép MFC (Melamine)

Ván ép MFC (Melamine)

Ván ép MFC (Melamine)

Ván ép MFC được làm từ các lớp cốt gỗ (thường là gỗ MDF hoặc là ván dăm), bên ngoài cùng được phủ lên một lớp phim tạo vân gỗ để tạo độ bóng và màu sắc. Hiện nay, hầu hết các đồ nội thất văn phòng và các công trình công cộng đều sử dụng loại ván này. Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng mà ván được sản xuất với độ dày khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất chính là loại dày 17 mm hoặc 18 – 25 mm.

  • Dễ dàng thi công, thích hợp cho các công trình đơn giản, cần kích thước bề mặt gỗ lớn. 
  • Độ chịu nước kém, khi gặp nước thường sẽ bị phồng rộp.

d. Ván ép MDF

Ván ép MDF

Ván ép MDF

Đây là một trong những loại ván ép thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Ván ép MDF được sản xuất từ gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, thường được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng,… Trên thị trường có 3 loại ván MDF là ván ép MDF trơn, ván ép MDF chịu nước ván ép MDF melamine. Thường được sử dụng làm giường ngủ, tủ quần áo, nội thất gia đình, nội thất văn phòng. 

  • Không bị cong vênh, co ngót.
  • Có khổ lớn đồng đều.
  • Giá thành rẻ.
  • Độ chịu ẩm tương đối.

e. Ván ép HDF

Ván ép HDF

Ván ép HDF

  • Có khả năng chịu nước, chịu cháy cao hơn, do đó thường được dùng trong lĩnh vực ván sàn công nghiệp.
  • Tính thẩm mỹ cao với nhiều kiểu mẫu và màu sắc phong phú.
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, thích hợp dùng cho phòng ngủ, văn phòng làm việc, phòng học,...
  • Không bị cong vênh. 

f. Bảng so sánh các loại ván ép trên

Bảng so sánh các loại ván ép

Bảng so sánh các loại ván ép

  Ván ép gỗ dán Ván ép dăm Ván MFC Ván ép MDF Ván ép HDF
Chủng loại
  • đa dạng từ loại thường, loại chịu nước bề mặt phủ phim, phủ keo,...
  • độ dày thông dụng là: 3 mm, 5 mm, 6 mm, 8 mm, 10 mm, 12 mm, 15 mm, 18 mm, 20 mm, 25 mm.
  • đa dạng về chủng loại.
 
  • độ dày thông dụng: 3 mm, 4 mm, 5 mm, 6 mm, 9 mm, 12 mm,15 mm, 17 mm,  18 mm, 20 mm, 25 mm.
  • độ dày thông dụng là 3 mm, 6 mm, 9 mm, 12 mm, 15 mm, 17 mm,  18 mm, 20 mm, 25 mm.
Tính thẩm mỹ
  • Tính thẩm mỹ không cao do bề mặt thường không phẳng nhẵn
 
  • Bề mặt trơn nhẵn, khó bám bụi và rất dễ vệ sinh, lau chùi.
  • Nhiều màu sắc, đem lại sự lựa chọn phù hợp với bất kỳ phong cách thiết kế nội thất nào.
  • bề mặt có độ phẳng mịn cao
 
Độ bền
  • Khả năng chịu nước không cao, thường sẽ bị bong nếu tiếp xúc nhiều với nước.
  • không co ngót, không nứt, ít khi bị mối mọt, khả năng chịu lực cao
  • Tính chịu nước kém
  • có độ bền cơ lý cao, diện tích bề mặt rộng.
  • Chống cong vênh, bong tróc, mục ruỗng tốt.
  • Khả năng chịu ẩm tương đối cao, phù hợp với điều kiện môi trường và khí hậu của Việt Nam.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tương đối tốt
  • Tuổi thọ sử dụng kéo dài, có thể lên tới 15 – 20 năm.
  • không co ngót, không nứt, ít khi bị mối mọt
  • khả năng chịu lực tác động kém do mềm, độ chịu nước không cao
  • rất cứng, chịu nước, không nứt, chịu nhiệt tốt.
Thi công, lắp đặt
  • dễ thi công do kích thước bề mặt lớn, thích hợp cho các công trình đơn giản.
  • Dễ thi công
 
  • dễ thi công, kích thước bề mặt lớn, thích hợp cho các công trình đơn giản.
  • dễ thi công, thích hợp sử dụng cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao, độ bền cao.
Ứng dụng
  • dùng để gia công đồ gỗ nội thất, văn phòng.
  • làm lõi cho các bề mặt veneer
  • dùng để làm ván ép cốp pha, đồ gỗ sử dụng ngoài trời.
   
  • sử dụng phổ biến trong lĩnh vực gia công đồ gỗ nội thất, làm cốt phủ MFC, PVC... hoặc cốt hoàn thiện.
  •  Gia công phần thô đồ nội thất cao cấp, làm cốt ván sàn gỗ công nghiệp,...

Mỗi loại ván ép sẽ có những ưu - nhược điểm. Vì vậy để chọn được loại ván ép phù hợp, các bạn nên căn cứ vào nhu cầu sử dụng, khu vực lắp đặt, điều kiện kinh tế,... để chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

1.2. Ứng dụng của ván ép

a. Xây dựng

Ứng dụng của ván ép trong xây dựng

Ứng dụng của ván ép trong xây dựng

Váp ép được sử dụng làm cốp pha thay thế cho các loại cốp pha truyền thống. Với ứng dụng này, loại ván ép thường được sử dụng là loại có khả năng chịu nước tốt, có thể sử dụng được ngoài trời và tái sử dụng được nhiều lần.

b. Nội – ngoại thất

Ứng dụng của ván ép trong thiết kế nội - ngoại thất

Ứng dụng của ván ép trong thiết kế nội - ngoại thất

Ván ép được sử dụng để làm các vật dụng nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, kệ, vách ngăn... Bởi chúng có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ bền cũng khá tốt nếu được bảo quản và sử dụng đúng cách.

c. Công nghiệp đóng tàu

Ứng dụng của ván ép trong công nghiệp đóng tàu

Ứng dụng của ván ép trong công nghiệp đóng tàu

Ván ép được sử dụng để làm một số chi tiết trên thân tàu bởi nhờ trọng lượng nhẹ và khả năng chịu nước khá tốt.

2. Tại sao ván ép ngày càng được sử dụng phổ biến?

2.1. Trọng lượng nhẹ 

ván ép có trọng lượng nhẹ

Ván ép có trọng lượng nhẹ

So với gỗ tự nhiên, ván ép có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều. Trọng lượng nhẹ giúp cho việc di chuyển, thi công trở nên dễ dàng hơn. Người ta thường dùng ván ép như một loại vật liệu xây dựng để thay thế cho các loại cốp pha bằng kim loại. Điều này khiến cho việc di chuyển, lắp đặt để thi công cho những công trình có độ cao lớn trở nên dễ dàng và đảm bảo an toàn hơn cho công nhân so với cốp pha hoặc kim loại. Hoặc trong lĩnh vực thiết kế nội thất, cửa bằng ván ép cũng có trọng lượng nhẹ hơn nên không gây áp lực cho nền móng của công trình,...

2.2. Không cong vênh, co ngót

Ván ép công nghiệp không bị cong vênh, co ngót

Ván ép công nghiệp không bị cong vênh, co ngót

Do ván ép được làm từ các tấm ván mỏng hoặc các vụn, bột gỗ, sau đó được ép nóng với áp lực cao... nên các sản phẩm làm từ ván ép không bị cong vênh, co ngót giống như các loại gỗ tự nhiên. Điều này giúp đảm bảo hơn tính thẩm mỹ trong quá trình sử dụng.

2.3. Không bị mối mọt

Sử dụng ván ép không lo mối mọt

Sử dụng ván ép không lo mối mọt

Khác với gỗ tự nhiên, ván ép phải trải qua quá trình ép nóng, cộng thêm chứa một số chất hóa học, keo chống nước, chống ẩm... nên các loại ván ép công nghiệp không có nguy cơ bị mối mọt tấn công, đảm bảo hơn về độ bền trong quá trình sử dụng.

2.4. Khả năng chịu nước tương đối ổn

Ván ép có khả năng chịu nước ổn

Ván ép có khả năng chịu nước ổn

khả năng chịu nước của ván ép không cao như gỗ tự nhiên nhưng hiện nay trên thị trường có những dòng ván ép được xuất với công nghệ cao, sử dụng loại keo chống nước và bọc phủ phim ở ngoài nên cũng đảm bảo được độ chịu nước rất tốt.

3. Bảng giá ván ép mới nhất 2019

Bảng giá ván ép mới nhất 2019

Bảng giá ván ép mới nhất 2019 

3.1. Bảng giá ván ép loại thường

Bảng giá ván ép loại thường

Bảng giá ván ép loại thường

Ván ép loại thường là những loại có khả năng chịu nước kém nên chỉ thích hợp sử dụng để trang trí nội thất, tại các khu vực khô ráo như phòng ngủ, phòng khách... và có mức giá thấp hơn so với dòng sản phẩm chịu nước.

Quy cách sản phẩm (mm)

Phân cấp mặt ván

AC

BC

CD

DD

3 X 1220 X 2440

157.000 vnđ

140.000 vnđ

115.000 vnđ

110.000 vnđ

4 X 1220 X 2440

193.000 vnđ

172.000 vnđ

150.000 vnđ

142.000 vnđ

5 X 1220 X 2440

210.000 vnđ

191.000 vnđ

174.000 vnđ

162.000 vnđ

6 X 1220 X 2440

236.000 vnđ

220.000 vnđ

204.000 vnđ

188.000 vnđ

8 X 1220 X 2440

293.000 vnđ

271.000 vnđ

255.000 vnđ

240.000 vnđ

10 X 1220 X 2440

347.000 vnđ

332.000 vnđ

315.000 vnđ

298.000 vnđ

12 X 1220 X 2440

402.000 vnđ

386.000 vnđ

366.000 vnđ

350.000 vnđ

14 X 1220 X 2440

458.000 vnđ

444.000 vnđ

423.000 vnđ

405.000 vnđ

16 X 1220 X 2440

533.000 vnđ

515.000 vnđ

497.000 vnđ

477.000 vnđ

18 X 1220 X 2440

592.000 vnđ

560.000 vnđ

536.000 vnđ

517.000 vnđ

3.2. Bảng giá ván ép chịu nước

Bảng giá ván ép chịu nước

Bảng giá ván ép chịu nước

Ván ép chịu nước là những sản phẩm có khả nằn chịu nước tốt, thường là có lõi xanh, có thể sử dụng được ở điều kiện ngoài trời và trong nhà. 

Quy cách sản phẩm (mm)

Đơn giá VNĐ/ tấm

1220 X 2440 mm

1000 X 2000 mm

4

182.000 vnđ

152.000 vnđ

5

235.00 vnđ

210.000 vnđ

6

272.000 vnđ

220.000 vnđ

8

327.000 vnđ

246.000 vnđ

10

404.000 vnđ

307.000 vnđ

12

454.000 vnđ

340.000 vnđ

14

538.000 vnđ

430.000 vnđ

16

632.00 vnđ

483.000 vnđ

18

688.000 vnđ

515.000 vnđ

20

770.000 vnđ

595.000 vnđ

Phủ Keo Phenol 1 mặt

38.000 vnđ

32.000 vnđ

Phủ Keo Phenol 2 mặt

76.000 vnđ

64.000 vnđ

Cả hai bảng giá trên đều chưa bao gồm phí VAT và chi phí vận chuyển và mức giá trên sẽ có sự chênh lệch tuỳ thuộc vào từng thời điểm, khu vực, cơ sở phân phối,...  

Trên đây là một số thông tin quan trọng về sản phẩm ván ép. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể có thêm nhiều gợi ý và cái nhìn trực quan nhất về dòng sản phẩm trên. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Theo: Trần Thanh Trà