Ba Kích Tím Khô Sapa

350.000

246/8/9 Tầm Vu, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ, Vietnam

Ba kích tím còn có tên gọi khác: Ba kích (Bản Thảo Đồ Kinh), Bất điêu thảo (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Ba cức, Diệp liễu thảo, Đan điền lâm vũ, Lão thử thích căn,..., Dây ruột gà (Việt Nam)..., tên khoa học Morinda officinalis How, là cây loại thảo, leo bằng thân quấn, sống lâu năm, mọc hoang ở ven rừng, trên đồi rậm. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, quả hình cầu, khi chín mầu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh.

Vị thuốc Ba kích tím là rễ củ của cây. Củ Ba kích tím có thể đào quanh năm, nhưng thường được lấy vào mùa thu, đông. Sau khi đào về, rửa sạch đất cát, cắt thành từng đoạn ngắn, được phơi hoặc sấy khô. Rễ cây có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong.Vỏ ngoài mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc, bên trong là thịt mầu hồng hoặc tím.

Tác dụng dược lý theo y học hiện đại: Tăng sức dẻo dai; Tăng sức đề kháng; Đối với người già hoặc những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và một số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ quan như giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba kích dài ngày cho thấy có hiệu quả.; Chống viêm; Đối với nam giới có hoạt động sinh lý yếu Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp ; Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon.; Nước sắc Ba kích có tác dụng làm hạ huyết áp.

Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền: Rễ Ba kích vị ngọt, cay, hơi ấm không độc Vào kinh Tỳ, Tâm, Can và Thận. Tác dụng: Bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường cân cốt, khứ phong thấp. Chủ trị: Trị thận hư, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tảo tiết, lãnh cảm, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp, thần kinh suy nhược, mất ngủ, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, (Trung dược đại từ điển, Bản kinh), đầu mặt bị trúng phong, ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít (Bản thảo cầu nguyên) Liều dùng: 6-12g dạng thuốc thang, có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, làm thành hoàn, tán thành bột... Kiêng kỵ: Những người bệnh tướng hỏa quá thịnh, âm hư hỏa vượng, âm hư, tiết tinh (do hỏa động), tiểu tiện không thông, đại tiện táo bón, tiểu đỏ, miệng đắng, mắt mờ, mắt đau, bứt rứt, khát nước kiêng dùng. Tác dụng chủ yếu của ba kích thiên là cường gân cốt, bổ thận ích tinh, ôn thận tráng dương. Chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, chóng mặt, tiêu chảy, gân xương mềm yếu. Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng tình dục đối với những người yếu và sinh hoạt tình dục ít. Ba kích nấu thịt trai : Ba kích thiên 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn cùng với cơm. Món ăn có công dụng điềuđiều trị liệt dương, giúp bổ thận tráng dương. Rượu ba kích: Ba kích đã bỏ lõi 40g, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho vào 1 lít rượu trắng đó ngâm trong vòng 7 ngày có thể dùng được. Những người bị liệt dương, thiểu năng tình dục nên ngâm và sử dụng loại rượu thuốc này. Ba kích thiên hầm ngưu tiên (dương vật bò): Ngưu tiên 1 cái, ba kích thiên 10g, gia vị, nước đủ dùng. Ba kích cho vào túi vải, buộc kín cho vào nồi cùng với ngưu tiên, đổ nước hầm tới khi ngưu tiên chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn liên tục trong vòng 1 tháng. Món ăn có công dụng bổ thận tráng dương.Ba kích tím có vị cay, ngọt, tính hơi ôn, không độc, một loại dược liệu quý có nhiều công dụng như bổ thần kinh, bổ gân cốt, khử phong thấp, giảm xơ cứng động mạch, tăng cường khả năng sinh lý nam giới... Do vậy, ba kích dùng để trị dương ủy, phong thấp cước khí, gân cốt yếu, mềm, lưng gối mỏi đau.

Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, Ba kích tím có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba kích tím có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực.

Đối với cơ thể những người tuổi già, bệnh nhân biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và 1 số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba kích tím có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt

Có thể nói, Ba kích tím là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Nhiều nơi, người ta còn đào củ Ba kích tím về nấu với thịt gà, ăn để bồi bổ sức khỏe. Trong Đông y hiện đại, ba kích được xếp vào nhóm thuốc bổ dương. Tuy nhiên, cần chú ý, những người âm hư, hỏa thịnh, đại tiện táo bón không được dùng.

Ba kích tím ngâm rượu: Dùng 100g rễ Ba kích tím (bỏ lõi), 40g thục địa, 30g kỷ tử, 10g bổ cốt chi, 20g cam cúc hoa, ngâm với 2 lít rượu trắng (loại tốt) trong ít nhất một tháng. Hằng ngày, có thể uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén khoảng 20 - 30 ml, bồi bổ sức khỏe.

* Tùy cơ địa mỗi người mà thảo dược sẽ mang lại hiệu quả khác nhau.


Số lượng100
Xuất xứHàng công ty

Bình luận

HẾT HẠN

0710 384 0101
Mã số : 14900022
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 24/07/2019
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn