Bán Dừa Cạn Trị Ung Thư Máu, Cao Huyết Áp

90.000

1157 Lê Đức Thọ , F13, Gò Vấp



Dừa cạn có bán tại cửa hàng Đức Thịnh giá 90.000đ / kg

sdt: 0912 858 167

Cây dừa cạn còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar.Tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don: Vinca rosea L; Lachinera rosea Reich.Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.

 dua-can-nen-300x300 Công dụng chữa bệnh của cây hoa dừa cạn 1. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây dừa cạn thường mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Inđônêxya, Philippin, Châu Phi, Châu Úc, Braxin… Tại Châu Âu và Châu Mỹ ở những vùng nóng cũng trồng quanh năm, nhưng ở những vùng lạnh cây được trồng hàng năm vì không chịu được lạnh.

Ở Việt Nam gặp nhiều nhất ở tại các tỉnh gần biển, nhưng khắp nơi đều trồng được, trước đây chỉ được trồng làm cảnh, gần đây đã được trồng để thu hoạch lấy cây, lá và rễ chế thuốc.

2. Công dụng và liều dùng

 Chưa thấy tài liệu cổ của YHCTDT đề cập đến cây này. Theo kinh nghiệm sử dụng trong y học dân tộc của một số nước khác có cây này mọc hoang dại, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun, chữa sốt. Thân và lá có tính chất săn da (astringent), lọc máu (dépuratif), dùng chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa đái đường.

 Kinh nghiệm dùng dừa cạn chữa bệnh đái đường được ghi nhận ở Ấn Độ, Châu Úc, nam Châu Phi quần đảo Antilles nhưng chứng minh bằng thực tế khoa học thì chưa có. Những thí nghiệm trên thỏ (gây đường huyết thực nghiệm) và trên chuột (diabète alloxan) cho những kết luận không rõ. Và như trên đã nói, chính nhờ thực nghiệm trên chuột mà các nhà khoa học Canada đã phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách được từ dừa cạn và dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleuucoblastin và 3 ancaloit khác cũng có tác dụng chống u là leurosin leurocristin và leurosidin. Ngoài ra người ta còn phát hiện tác dụng tẩy giun khá mạnh, tác dụng lợi tiểu của catharanthin, vindolinin và vindolidin, nhưng ajmalicin lại có tác dụng ngược lại. Những thí nghiệm dùng trên người bệnh được bắt đầu vào những năm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác. Tuy nhiên còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dầu vậy, nhưng vì hiện nay chưa có loại thuốc nào khác tốt hơn, nên nhu cầu về dừa cạn vẫn cứ tăng lên. Cũng vì mục đích dùng chữa các khối u cho nên khi mua dừa cạn, người ta đặc biệt chú tới hàm lượng ancaloit toàn phần, trong số ancaloit toàn phần ấy có bao nhiêu hàm lượng vincaleucoblastin.

  Ở nước ta, nhân dân còn dùng dưới dạng thuốc sắc làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp, tiểu đường. Ngày dùng 10 – 16g.

Dừa cạn, trong nhân dân ta đã dùng để chữa các bệnh về nội tiết như đái tháo đường, thông tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện có máu, ít nước tiểu và trong bế kinh. Rễ và lá dùng rất tốt trong hạ huyết áp, nếu cần ta cho thêm cây hoa đại (bông sứ), cỏ mần trầu và lá lạc tiên mỗi thứ khoản 20g sắc nước uống liên tục trong nhiều tháng liền đối với huyết áp cao ở giai đoạn 1 dù có nguyên nhân hay không có nguyên nhân vẫn rất tốt. Có nơi dùng cây dừa cạn khô 20g dạng sắc nước uống để chữa những khối u nhỏ trong cơ thể, thời gian qua ở nhiều cơ sở điều trị đã chiết xuất vinblastin và vincristin là thuốc lựa chọn thứ 1 trong điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn, là thuốc chọn thứ 2 trong điều trị bệnh Hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô tế bào, có vảy ở đầu và cổ, ung thư biểu mô tế bào thận và còn là một trong những thuốc lựa chọn thứ 3 để điều trị u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư vòm họng và ung thư dạng nấm da. Nó còn dùng để điều trị bệnh sacôm lympho, sacôm bạch huyết bào, bệnh sacôm chảy máu Kaposi, sacôm tế bào lưỡi. Đặc biệt nó không có sự kháng chéo giữa vinblastin với các loại thuốc chống ung thư khác.

3. Một số bài thuốc có dùng dừa can.

- Nhân dân ta đã có bài thuốc chữa bạch cầu cấp: ( bệnh máu trắng) bằng cách sắc uống thân và lá cây dừa cạn ( khoảng 15 gam thân lá khô/ngày). Trên thị trường, thuốc Vinblastin ( còn có tên Velban) là thành phẩm độc bảng A thường đóng ống 5-10 mg chế phẩm đông khô kèm theo 1 ống dung môi. Vinblastin có tác dụng ức chế sự sinh sản của các tế bào ung thư, ít ảnh hưởng đến hồng cầu và tiểu cầu.

- Tăng huyết áp: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng và 20g lá dâu, sắc lấy nước, chia uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Cách khác, lấy 6g hoa dừa cạn, 10g nụ hoa hoè (hoặc 10g cúc hoa), hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Uống thay nước trà mỗi ngày.

- Ung thư máu, viêm đại tràng: lấy từ 15 – 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, sắc, chia từ 2 – 3 lần uống trong ngày.

- Mất ngủ: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, 12g lá vông nem, 12g hạt muồng sao đen, sắc uống trước khi đi ngủ.

- Rong kinh: lấy từ 20 – 30g dừa cạn sao vàng (toàn cây có cả hoa và rễ), sắc lấy nước, uống liên tục từ 3 – 5 ngày.

Nguồn : Gs Ts Đỗ Tất Lợi

Cây dại thành dược liệu

Dừa cạn chỉ cần cắm xuống đất là nhanh chóng sinh sôi, nên vẫn bị coi là loại cây dại “cứng đầu”. Chúng chịu được khô hạn và tình trạng thiếu dinh dưỡng, ra hoa quanh năm nên được một số người dân Việt Nam mang về làm cây cảnh “rẻ tiền”.

Tuy nhiên, theo Đông y và kinh nghiệm dân gian, dừa cạn có tính có tính mát, vị đắng, tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, trị viêm, hạ huyết áp. Vì vậy chúng được phơi hãm trà để điều trị chứng huyết áp cao, bệnh mạch vành.




dua-can (1).jpg 

Còn với khoa học hiện đại, từ năm 1952, y học đã phát hiện ra dược tính của dừa cạn. Xuất phát từ việc bác sĩ Clark Noble ở Canada đã nhận được một gói chuyển phát nhanh loại cây này do một người dân gửi tới với lời giới thiệu “dân địa phương đã dùng chúng trị bệnh tiểu đường” nên ông đã đưa vào phân tích. Kết quả khá bất ngờ, thay vì tác dụng hạ đường huyết trong máu, ông lại phát hiện ra hoạt tính trị bệnh ung thư bạch cầu của loại cây này. Dừa cạn đã được đưa vào bệnh viện thử nghiệm và trở thành cây dược liệu chính thức theo y khoa hiện đại.

Cây quý cũng có độc

- Khi dùng dừa cạn làm thuốc nên chọn loại hoa trắng vì hoạt chất của chúng cao hơn cây hoa đỏ, hồng.

- Thành phần vincristin có tác dụng với bệnh nhân ung nhưng chúng lại là thành phần gây hại cho thai nhi, ức chế hệ thần kinh. Vì vậy dừa cạn là cây dược liệu có độc, tránh dùng cho phụ nữ có thai, người huyết áp thấp.

- Bạn có thể lấy toàn thân cây phơi khô, nấu nước hoặc hãm thành trà để trị cao huyết áp. Tuy nhiên không nên dùng quá 50g mỗi ngày.

Dừa cạn được xem là đặc sản của vùng đất Madagascar với giá trị dược tính cao nhất thế giới. Hiện nay hàng năm người dân Madagascar xuất khẩu đến ngàn tấn dừa cạn phơi khô ra nước ngoài để làm dược liệu. Công ty Dược liệu Trung ương Việt Nam II cũng đã xuất khẩu cây này từ thập niên 1990. Thị trường dược phẩm Mỹ, Pháp, Nhật, Việt Nam… có nhiều loại thuốc được bào chế từ dừa cạn như thuốc trị cao huyết áp, ung thư (máu, tinh hoàn, dạ con)…

Ngày càng quý

Kết quả phân tích của bác sĩ Clark, chiết xuất dừa cạn giàu alkaloid (gồm các loại: vinblastin, vincristin, tetrahydroalstonin, pirinin, vindolin, catharanthin, vindolinin, ajmalicin….).

Trong đó thành phần vincristin, vinblastin khi tách chiết thành dạng thuốc tiêm sẽ có tác dụng lớn trong ức chế tế bào hoặc sự phân bào. Cho nên chúng hạn chế được việc hình thành bạch cầu thừa ở bệnh nhân ung thư máu.

Đặc biệt đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp gì điều trị bệnh bạch cầu tốt hơn nên chiết xuất dừa cạn càng trở nên quý với bệnh nhân ung thư máu.

Tuy nhiên không phải cứ dùng trà dừa cạn thì chữa được ung thư, bởi một liều tiêm vincristin, vinblastin có hàm lượng rất cao, việc dùng các thành phần này cũng dễ bị ngộ độc nên cần có sự hướng dẫn của bác sỹ điều trị.

Hoạt chất trong dừa cạn phụ thuộc vào nơi trồng và thu hái. Giống trồng ở Việt Nam được đánh giá là thảo được tốt tương đương dừa cạn ở Madagascar, chứa khoảng 0,1-0,2% alkaloid toàn phần. Tỷ lệ alkaloid trong rễ (0,7-2,4%) cao hơn trong thân (0,46%) và lá (0,37-1,15%). Các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… cũng đang ra sức bào chế thuốc từ loại cây này


Bình luận

HẾT HẠN

0912 858 167
Mã số : 11248617
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 10/11/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn