Giấy Chứng Nhận An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Trọn Gói

1.000

926/1B Quốc Lộ 1, Kp6, P. Thạnh Xuân, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Min

Giấy chứng nhận An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm trọn gói 

Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là chủ đề được khách hàng quan tâm hàng đầu. Việc bảo đảm vệ sinh nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm  trở thành điều kiện thiết yếu đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Hãy cùng Bầu Trời Mới tìm hiểu ngay về cách đăng ký cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào và thực hiện ra sao dưới bài viết sau đây nhé !


1. Các cơ sở sau đây KHÔNG thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.


Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp bởi các cơ quan chức năng khác nhau tùy theo từng loại sản phẩm khác nhau.

 Bộ Công thương

Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với các sản phẩm như: Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bánh, mứt, kẹo, bột và tinh bột….

Cụ thể nhóm sản phẩm do Bộ Công thương quản lý:

  • Bia;
  • Rượu, cồn và đồ uống có cồn;
  • Nước giải khát;
  • Sữa chế biến;
  • Dầu thực vật;
  • Mứt, bánh, kẹo;
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứ đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.



Bộ Nông Nghiệp

Sở Nông Nghiệp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vsattp đối với các sản phẩm như:

  • Ngũ cốc;
  • Thịt và các sản phẩm từ thịt;
  • Thủy sản và các sản phầm từ thủy sản;
  • Rau, củ , quả và các sản phẩm từ rau, củ, quả;
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng;
  • Sữa tươi nguyên liệu;
  • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong;
  • Sản phẩm biến đổi gen;
  • Muối, gia vị, đường;
  • Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, , điều và các nông sản thực phẩm;
  • Dụng cụ, vật dụng bao gói và  đứng đựng thực phẩm.

 Bộ y tế

Cục An toàn thực phẩm quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
  • Phụ gia thực phẩm hỗ hợp có công dụng mới;
  • Phụ gia thực phẩm không thuốc danh mục chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ y tế quy định

3. Các cơ quan có quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo các cấp chính quyền đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ được phân chia như sau:

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ cấp cho các trường hợp gồm: Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp;

Các cơ quan thuộc UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho các loại hình sau: Dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn/ngày; Bếp ăn tập thể ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động;

Với những cơ quan như UBND phường, xã, thị trấn thì cấp giấy chứng nhận cho dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.

Cách thực hiện:
Hồ sơ nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

4. Quy trình làm việc của công ty Bầu Trời Mới như sau:

Chọn Bầu Trời Mới để sử dụng dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi sẽ:

Bước 1: Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.

Bước 2: Tư vấn miễn phí cho khách hàng về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy phép an toàn thực phẩm của khách hàng. Cụ thể gồm:

+ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện ATTP do khách hàng đề xuất.

+ Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng và các thủ tục cần làm để có thể được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

+ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

+ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng

Bước 4: Tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ để sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất nhóm thực phẩm hoặc một thực phẩm đặc thù, các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải, kho chứa, điều kiện về trần, tường, nền,…

Bước 5: Tư vấn và kết hợp với khách hàng để hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi việc chế biến, sổ lưu mẫu,…

Bước 6: Giới thiệu các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm để được nhận giấy chứng nhận tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 7: Tư vấn về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 8: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP cho khách hàng.

Bước 9: Đại diện khách hàng lên nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 10: Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định.

Bước 11: Theo dõi Hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.

Bước 12: Đại diện khách hàng đi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại cấp giấy chứng nhận (nếu có).


5. Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị gồm: 

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;.

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.


6. Quy trình cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Khách hàng cần nắm được quy trình cấp giấy phép trong bài chia sẻ hướng dẫn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để biết được cách thức thực hiện. Quy trình gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày;

Bước 3:  Đoàn thẩm định thực để thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở, kết quả của việc thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không Đạt”;

Bước 4: Nếu kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt” thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong vòng 07 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.

Lưu ý: Thời hạn của Giấy chứng nhận: 03 năm kể từ ngày cấp.


7. Thời gian và quy trình thực hiện: 25-30 ngày làm việc


Rất hân hạnh phục vụ Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn trực tiếp

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ BẦU TRỜI MỚI
Địa chỉ: 926/1B , Quốc Lộ 1, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Tp.HCM
Điện thoại: 033 792 1134 - 0931 770 169

Email: tuvangiayphepbautroimoi@gmail.com

Website: tuvangiayphepbautroimoi.com


Tags: Làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói, sơ chế, chiết rót sản phẩm tại Hồ Chí Minh giá rẻ nhấtCác giấy tờ cần thiết để kinh doanh và sản xuất cà phêGiấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất cà phê xin ở đâu ?Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh ăn uốngDịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm quận Phú NhuậnĐăng ký xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm uy tín nhanh chóng


Bình luận

HẾT HẠN

0337 921 134
Mã số : 16002506
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 19/07/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn