Có phải trẻ ở tuổi tiểu học rất hay hờn dỗi, cáu giận?

Mi nhà em năm nay lên lớp 2, qua năm đầu tiên của “Đại học chữ to” bé được khám phá rất nhiều điều mới mẻ. Từ việc học chữ, đánh vần đến các thói quen người lớn hơn như ngồi học thật nghiêm túc, giơ tay phát biểu hay trực nhật lớp. Ấy vậy mà vẫn còn một tính cách làm bé Mi chẳng “lớn” chút nào, đó là con rất hay cáu gắt, giận dỗi.


Mùa hè này Mi được mẹ cho đi học vẽ nhà văn hóa quận, Mi thích lắm! Ngay trước buổi học, con đã nằng nặc đòi mẹ chở đi chọn mua hộp chì màu đẹp “xịn” nhất cho lớp vẽ này. Mà tụi con nít cứ mỗi lần vào nhà sách là y như lạc vào thế giới thần tiên vậy. Bé Mi cũng thế, hết chạy đến chỗ này lại lon ton sang ngay chỗ kia.
“Mẹ ơi mua cho con gấu bông nhé!”; “Mẹ ơi, cái thước kẻ này đẹp quá, con muốn mua!”; “Mẹ ơi…” Ô, vậy lý do chính để mẹ con ta đến nhà sách là gì nhỉ? Mi ngẫm nghĩ một hồi rồi đôi mắt rực sáng lên: “Là để mua gấu bông, thước đẹp và hộp chì màu ạ!”.

Em không phải khó khăn gì với con, nhưng chỉ vì ở nhà bé đã có quá nhiều búp bê, gấu bông, dụng cụ học tập cũng không thiếu mà còn là đồ mới nữa; mặt khác, em cũng muốn rèn cho bé tính tiết kiệm, không được lãng phí dù với món đồ nhỏ nhất nên đã từ chối không mua những gì con muốn.

Nhưng đáp lại em là thái độ vùng vằng, hờn dỗi của con. Ban đầu em nói nhỏ nhẹ, tay con vẫn giữ khư khư con gấu bông nhất định không để lại trên khay đồ. Đến khi giọng em nghiêm lại, đét một phát vào mông thì bé ngồi vật xuống sàn khóc lóc, giãy nảy lên. Thật lúc đó em cũng ngại lắm, chẳng biết làm sao. Cứ kéo tay, thốc Mi dậy là con lại giằng xuống, khóc còn lớn hơn. Điên quá em lại tét vào mông vài cái rồi quát lớn với con “Không mua sắm gì nữa! Đi về!”. Thế là không chỉ Mi mà cả mẹ cũng “phát khùng” luôn.

Còn nữa ạ, mỗi khi tập viết mà gặp chữ nào khó quá, con bé cũng hay bực bội quăng bút lên bàn rồi chạy ra ôm iPad của bố chém trái cây. Chơi với mấy bạn trong xóm thì rất hay đành hay, giận hờn các bạn nếu không được làm công chúa. Với tính cách này, con có khá ít bạn, hầu hết toàn ở nhà chơi búp bê, đồ hàng.
Tuy rằng em không phải lo lắng nhiều về viêc nguy hiểm như vui chơi ngoài trời, nhưng lại không an tâm đến tính hướng ngoại cũng như phát triển thể chất cho con nếu không được hoạt động nhiều.

Các mẹ xem, có cách nào, trò chơi an toàn nào rèn cho con lẫn mẹ kiểm soát cảm xúc, hạn chế cáu giận không thì hay quá! Em cám ơn mọi người nhiều.

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 9 năm trước

Bạn phải ra điều kiện khi đi siêu thị là chỉ được mua 1 món đồ thôi,và cũng đừng chiều con quá như vậy. Khi bạn đáp ứng yêu sách của trẻ rồi thì lần sau trẻ thấy tiếp tục được là sẽ yêu sách tiếp, nếu bạn không đáp ứng yêu cầu là dở bài ăn vạ ngay. Tóm lại không nên chiều con quá mức,mọi thứ cần có điẻm dừng và trẻ cần phải biết việc này

pq
pq
Trả lời 9 năm trước

Đó có phải do chiều con quá ngay từ nhỏ không chị? Theo em thấy người lớn không nên đáp ứng tất cả nhu cầu và đòi hỏi của trẻ dẫn đến thói quen đòi hỏi và nhõng nhẽo hờn dỗi để đạt được những đòi hỏi ấy. Con lớn rồi em nghĩ chị có thể dành thời gian giải thích cho con trong từng trường hợp cho con hiểu cái nào thì ĐƯỢC và cái nào KHÔNG ĐƯỢC và lí do đúng nhất là gì. Những khi nào hành động đòi hỏi của con mà câu trả lời của bố mẹ là Không thì chị nên kiên quyết, đừng vì con hờn dỗi và cáu mà bố mẹ lại xuống nước nghe theo, chiều con. Thái độ dứt khoát của bố mẹ khi con có hành động chưa đúng quan trọng vô cùng, để con dần nhận thấy việc cáu giận vứt đồ đạc là sai, là không nên và không có tác dụng làm bố mẹ thay đổi ý kiến về đòi hỏi vô cớ thì dần dần con sẽ tự giảm dần và có thể là không làm trò như thế với bố mẹ nữa

Cun_Keo
Cun_Keo
Trả lời 9 năm trước

Em được học tâm lí trẻ Tiểu học thì có biết trẻ độ tuổi này có nhu cầu thể hiện bản thân rất cao, muốn được khen, muốn mình là nhất... và nhiều khi bộc lộ ra là tính ích kỉ. Quá trình giáo dục nhà trường sẽ giúp các con thay đổi nhiều giữa đầu- cuối Tiểu học nên chị đừng lo quá ạ. Cùng với nhà trường có các quy định thì ở gia đình chị cũng đưa bé vào khuôn khổ dần ạ, khuyến khích bé chơi cùng bạn ( bày cho bé các trò chơi nhóm, tập thể), mua đồ dùng học tập vừa đủ ( không chiều bé, mua quá nhiều đồ cho bé vì như thế bé ko biết quý trọng chúng, còn khiến bé có suy nghĩ mình hơn bạn bè - tâm lí ganh đua của trẻ ); có thể ý kiến với cô giáo chủ nhiệm khuyến khích các con dùng 1 loại đồ dùng học tập và biết chia sẻ đồ dùng cho nhau ( trẻ TH rất tin yêu và nghe lời cô giáo, còn hơn bố mẹ luôn ạ); dạy con biết quý trọng đồng phục, tranh thủ lúc kể chuyện cho con để dạy bé lí lẽ... thật hạn chế quát nạt trẻ ạ ( hoặc trong gia đình, để bố là người nghiêm khắc với bé, mẹ là người nhẹ nhàng, lắng nghe bé)
Riêng với tình huống bé chán nản với việc học,, chị có thể cho con nghỉ một lát rồi rủ bẻ chơi trò chơi viết chữ với mình, cùng bé học, khen bé những lúc bé viết đúng, đẹp " Ồ, con viết đẹp như chữ này thì cô giáo chấm con điểm 10 đấy"... Bé rất thích được khen ạ
Vài chia sẻ của em, mong là giúp ích cho chị ạ.

CÂU HỎI LIÊN QUAN