Làm thế nào để thành nha kinh doanh giỏi-

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đủ thông minh, có đủ nhân cách và có đủ khéo léo để trở thành một nhà kinh doanh giỏi? Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty đã và đang kinh doanh hoạt động, mỗi công ty đòi hỏi ông chủ của mình tập trung vào nhiều kỹ năng khác nhau.

Một vài công ty có nhiều nhân viên từ các hiệp hội giảm biên chế, người trước đây của CEOs và CFOs,…Các công ty khác thì qủa quyết rằng họ không thích những ứng cử viên có quá nhiều kinh nghiệm. Vài công ty thì muốn có ứng cử viên được đào tạo một cách chuyên môn về tiếp thị và bán hàng, trong khi một số công ty khác lại cần những người chưa có nhiều kinh nghiệm để sau đó họ có thể đào tạo lại theo cách của họ.

Khó hiểu ư? Sẽ chẳng gì là ngạc nhiên vì chắc rằng bạn còn gặp rất nhiều trường hợp tương tự! Nhưng có một vài điểm mấu chốt mà bạn nên nhận biết để đưa ra quyết định cụ thể nếu như việc kinh doanh đó đem lại công việc cho bạn. Bạn có bỏ lỡ cơ hội trở thành ông chủ kinh doanh không? Hãy lưu ý các điều sau:

Tạo dựng mối quan hệ

Một nhà kinh doanh giỏi cần có những mối quan hệ tốt. Nghe có vẻ hiển nhiên, đúng không? Hãy suy nghĩ kỹ về điều này. Với công việc hiện tại và cả những công việc trong quá khứ, bạn có thật sự thích làm việc với mọi người?

Một nhà kinh doanh sẽ cần phải điều khiển các nhân viên của mình và đồng thời có thể giữ họ lại bên mình. Điều quan trọng là đầu tiên là bạn cần phải xây dựng được sự mong muốn, lòng trung thành và niềm tin tưởng theo một chiều hướng khả quan từ khách hàng của bạn. Trong nhiều trường hợp, vai trò của người chủ kinh doanh sẽ là nhịp cầu tạo nên các mối liên hệ trong xã hội khi tham gia vào các tổ chức hành chính và tạo ra các mắt xích liên hệ với nhiều nhóm người.

Nếu bạn thực sự là người có tinh thần trách nhiệm và đoàn kết trong môi trường làm việc tập thể, điều đó thật đáng tự hào vì bạn đã sỡ hữu một trong những tài sản có giá trị để nắm giữ được việc kinh doanh thành công rồi.

Theo đúng nguyên tắc
Nhiều người nghĩ rằng để trở thành ông chủ, bạn phải là một người thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Quá trình này sẽ được cho là đúng với những ai từng bước có thể đảm đương và đối diện với thử thách.

Điều đó không đúng hoàn toàn trong kinh doanh. Nếu một ai đó đã thực sự vào việc, kiểm tra tiến trình và xác minh hệ thống công việc, người thông minh sẽ chú ý và theo dõi hệ thống đó. Người này sẽ thực sự đạt được những điều mình muốn.

Những ai biết cách lắng nghe và học hỏi từ người khác sẽ tối thiểu hóa được những sai lầm, cạm bẫy trong các mối quan hệ kinh doanh và người này sẽ đạt được thành công sớm. Đây là điều cốt lõi trong kinh doanh.

Luôn sẵn sàng hỏi để được giúp đỡ

Cũng tương tự như vậy, một nhà kinh doanh giỏi là người luôn sẵn lòng giúp đỡ và ủng hộ đối tác của mình. Ở hầu hết các công ty kinh doanh, có nhiều nhóm người sẽ chịu trách nhiệm huấn luyện bạn theo từng hướng kinh doanh. Luôn có người để bạn hỏi khi bạn gặp phải một vấn đề nào đó. Sẽ có người đến và hướng dẫn cho bạn cách tiến hành.

Điều này sẽ tuỳ thuộc vào cách bạn học theo sự hướng dẫn và làm theo những lời khuyên mà thôi. Khi bạn thành công thì kéo theo công việc kinh doanh của bạn cũng đã thành công rồi đấy.

Làm bất cứ việc gì
Sẽ không có sự thay thế nào cho những công việc khó khăn mà bạn đang đối đầu, đặc biệt là trong suốt năm đầu tiên. Một nhà kinh doanh thành công là người sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thực hiện công việc. Họ sẽ hướng dẫn cho nhân viên của họ bằng các ví dụ. Họ bỏ ra bất cứ thời gian cần thiết nào miễn sao công việc được thực hiện một cách tốt đẹp hơn.

Nếu như bạn thực sự biết rằng điều gì mang đến thành công cũng như hiểu được động cơ gì đã thúc đẩy thành công của bạn, bạn đã có những bước ngoặt trong kinh doanh rồi đó.

Tối thiểu hóa những rủi ro
Trong một khoảng thời gian đầu, khi tự mình bắt đầu kinh doanh bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro khá lớn. Mua một giấy phép kinh doanh sẽ giảm thiểu được rủi ro. Thực tế, nhà kinh doanh thành công tiêu biểu cho việc chống đối sự rủi ro. Họ muốn tối thiểu rủi ro của họ đến mức có thể chấp nhận được và do đó họ chọn hệ thống kinh doanh mạnh có tiếng tăm.

Nếu như bạn là một người can đảm và muốn đối đầu với những rủi ro táo bạo, kinh doanh có lẽ không dành cho bạn. Nếu bạn là người cẩn thận và nghiên cứu thấu đáo việc bạn kinh doanh với mục đích gì, kinh doanh sẽ đem đến thắng lợi mỹ mãn cho bạn.

Bạn có được bao nhiêu năng lực đây? Không giống như sự điều tra trên tạp chí liên quan đến sức khỏe, bạn không được mắc sai lầm mà vẫn trong tình trạng tốt. Bạn cần phải hội tụ tất cả các đặc tính ở trên để tự mình trở thành ứng cử viên sáng giá trong kinh doanh.
Một nhiệm vụ mà bạn nhất thiết phải cân nhắc là công việc kinh doanh của bạn và số tiền bỏ ra cũng chính là tiền của bạn. Bạn sẽ muốn luôn thuận lợi để được thành công. Do đó trước khi bạn bắt đầu nghiên cứu vào lĩnh vực kinh doanh nào, hãy tự định giá tài sản mình đang có và liệu chúng có phù hợp với cơ hội kinh doanh đó hay không.

Quả thật, không có gì thú vị hơn là tự mình hướng con tàu theo con đường riêng của chính mình, và phải cố gắng tránh những va chạm trong suốt chuyến hành trình.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Để trở thành nhân viên kinh doanh,bạn cần phát triển những kỹ năng sau:

+Kỹ năng tìm kiếm thông tin để phát triển đúng thị trường (lưu ý bao gồm tìm hiểu về thị trường và thông tin từ các công ty đối thủ).

+Kỹ năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ.

+Kỹ năng thuyết phục.

Ngoài những kỹ năng căn bản trên, bạn phải lưu ý việc tìm hiểu rõ sản phẩm của công ty mình từ nguồn gốc, thành phần, công dụng, những ưu điểm của sản phẩm mình trên thị trường so với sản phẩm của đối thủ khác.

Không bao giờ nói xấu đối thủ là một kinh nghiệm quý báu mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Việc tìm hiểu những điểm chưa mạnh của đối thủ so với sản phẩm công ty mình chỉ là cách để bạn lưu ý nhấn mạnh những điểm nổi trội ấy khi trao đổi và thuyết phục khách hàng.

Cho dù sản phẩm bạn đang kinh doanh là gì cũng đều cần đếnsự pháttriển mối quan hệ vớikhách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, do đó bạn cần sự kiên nhẫn và khôn ngoan, tìm đúng người có quyền quyết định để thời gian bạn bán được sản phẩm rút ngắn hơn.

Bên cạnh đó, tránhlàm phiền khách hàng bằng cách “đeo bám”họ vào bất kỳ lúc nào bạn “chộp” được họ. Thay vàođó, hãy khéo léo nhắc họ nhớ đến thương hiệu sản phẩm và uy tín của bạn, đến khi cần tự họ sẽ nhớ để liên lạc lại với bạn.

Chúc bạn thành một nhân viên kinh doanh giỏi!

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Để trở thành nhân viên kinh doanh,bạn cần phát triển những kỹ năng sau:

+Kỹ năng tìm kiếm thông tin để phát triển đúng thị trường (lưu ý bao gồm tìm hiểu về thị trường và thông tin từ các công ty đối thủ).

+Kỹ năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ.

+Kỹ năng thuyết phục.

Ngoài những kỹ năng căn bản trên, bạn phải lưu ý việc tìm hiểu rõ sản phẩm của công ty mình từ nguồn gốc, thành phần, công dụng, những ưu điểm của sản phẩm mình trên thị trường so với sản phẩm của đối thủ khác.

Không bao giờ nói xấu đối thủ là một kinh nghiệm quý báu mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Việc tìm hiểu những điểm chưa mạnh của đối thủ so với sản phẩm công ty mình chỉ là cách để bạn lưu ý nhấn mạnh những điểm nổi trội ấy khi trao đổi và thuyết phục khách hàng.

Cho dù sản phẩm bạn đang kinh doanh là gì cũng đều cần đếnsự pháttriển mối quan hệ vớikhách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, do đó bạn cần sự kiên nhẫn và khôn ngoan, tìm đúng người có quyền quyết định để thời gian bạn bán được sản phẩm rút ngắn hơn.

Bên cạnh đó, tránhlàm phiền khách hàng bằng cách “đeo bám”họ vào bất kỳ lúc nào bạn “chộp” được họ. Thay vàođó, hãy khéo léo nhắc họ nhớ đến thương hiệu sản phẩm và uy tín của bạn, đến khi cần tự họ sẽ nhớ để liên lạc lại với bạn.

Chúc bạn thành một nhân viên kinh doanh giỏi!