Nguyên nhân khiến bạn luôn thấy lạnh vào mùa đông?

Nguyễn Thị Hà
Nguyễn Thị Hà
Trả lời 11 năm trước

Thiếu ngủ, cơ thể thiếu sắt… có thể gây ảnh hưởng tới vùng kiểm soát thân nhiệt của cơ thể, khiến bạn luôn có cảm giác lạnh vào mùa đông.

1. Tuyến giáp suy giảm hoạt động

Tuyến giáp kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể, bởi vậy, khi hoạt động của nó suy giảm, bạn sẽ cảm thấy lạnh hơn bình thường.

Theo Tiến sĩ Jacob Teitelbaum, tác giả cuốnFrom Fatigued to Fantastic!: “Các xét nghiệm máu thường không chẩn đoán được tình trạng suy giảm hoạt động tuyến giáp ở một nửa số bệnh nhân”. Bởi vậy, nếu xét nghiệm máu cho kết quả hoàn toàn bình thường nhưng bạn vẫn cảm thấy tình trạng không có gì tiến triển, hãy báo lại với bác sĩ. Bạn có thể sẽ được điều trị bằng thuốc trị bệnh tuyến giáp.

2. Thiếu sắt

Sắt rất cần thiết trong việc vận chuyển oxy vào các tế bào để tạo năng lượng, vì thế, hàm lượng sắt trong cơ thể thấp có thể giải thích tại sao bạn luôn cảm thấy lạnh.

Nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ năng lượng do hàm lượng sắt thấp, “bộ ổn nhiệt” trong cơ thể sẽ bị kẹt và không thể điều chỉnh thân nhiệt lên đủ độ cao cần thiết để giữ ấm cơ thể”- Teitelbaum nhận định.

Bạn nên tiến hành xét nghiệm ferritin trong máu. Nồng độ ferritin của bạn cần đạt trên 60 để đảm bảo bạn có đủ lượng sắt cần thiết.

Để tăng cường hàm lượng sắt cho cơ thể, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đỏ (gia súc được nuôi bằng cỏ), gan, hàu, cũng như dùng thêm các loại thuốc bổ chứa sắt.

3. Thiếu ngủ

Không nghỉ ngơi đầy đủ có thể gây ức chế hệ thần kinh, từ đó ảnh hưởng tới khả năng điều chỉnh thân nhiệt của não bộ.

Để xác định thời gian nghỉ ngơi cần thiết cho cơ thể, bạn hãy ghi lại quãng thời gian từ lúc đi ngủ cho tới khi thức dậy mà không cần đặt chuông báo thức hoặc cần người đánh thức vào thứ Bảy.

4. Tuần hoàn máu kém

Nếu bàn tay của bạn bị đau nhức hoặc ngứa ran mỗi khi bạn ra ngoài trời một lúc lâu, bạn có thể đã mắc bệnh Raynaud.

Bệnh xuất hiện khi các mạch máu và động mạch nhỏ cung ấp máu tới da thắt lại, kìm hãm máu tuần hoàn tới tứ chi”- Teitelbaum cho biết.

Một dấu hiệu khác để nhận biết bệnh này là các ngón tay chuyển sang màu trắng nhợt khi bạn hơ tay gần lò sưởi. Bổ sung ma-giê có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng.

5. Nhiễm nấm men

Nhiễm nấm men có thể cản trở hoạt động của “vùng dưới đồi”, một cấu trúc trong não bộ tham gia kiểm soát thân nhiệt của cơ thể” – Teitelbaum nhận định.

Để ngăn chặn sự phát triển của bệnh, theo Teitelbaum, nên dùng probiotics và bỏ đói những “kẻ phá rối” bằng cách hấp thụ không quá 100 calorie hoặc 25g đường mỗi ngày.

6. Khủng hoảng năng lượng

Cảm giác lo lắng xuất hiện trong cuộc sống là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, những tác động mạnh như ly dị hoặc mất việc làm có thể tạo nhiều áp lực hơn lên “vùng dưới đồi” trong não bộ.

Thậm chí những nhân tố gây stress ở mức độ nhẹ hơn nhưng trong dài hạn (như làm công việc với áp lực cao trong khi đang nuôi dậy con cái) cũng có thể làm suy yếu tất cả các chức năng cơ thể khác mà “vùng dưới đồi” kiểm soát như tuyến giáp hoặc hệ thống thần kinh điều chỉnh thân nhiệt.

Các chuyên gia tin rằng tinh thần vui vẻ, thoải mái sẽ ảnh hưởng tích cực tới năng lượng thể chất, bởi vậy, bạn hãy nâng năng lượng tinh thần của mình bằng cách tập “suy nghĩ như một đứa trẻ”, đó là: “Chú tâm tới những gì khiến mình cảm thấy thoải mái và nói không với bất cứ điều gì mình không thích”.

7. Bạn quá gầy

Cá voi có thể bơi lội ở vùng biển Bắc cực là nhờ cơ thể chúng chứa rất nhiều mỡ”- Teitelbaum cho biết.

Tương tự như vậy, quá gầy và thiếu mỡ sẽ khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với cái lạnh. Để cơ thể luôn được ấm áp, bạn cần đảm bảo chỉ số khối cơ thể của mình không thấp hơn 18,5.