Có nên tự tập Yoga tại nhà ko?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước

Tự tập yoga tại nhà




Cái hay của yoga là khi đã nắm vững các động tác, người tập có thể thực hiện nó ở bất kỳ đâu, dù là ở nhà hay trong phòng làm việc nơi công sở. Dưới đây là một vài lời khuyên nếu bạn chọn tập yoga tại nhà.


Tập theo giờ nhất định và trong một môi trường nhất định

- Trước khi tự tập ở nhà, hãy tham gia một vài khoá học yoga để được hướng dẫn tập đúng cách. Bạn nên nhớ, yoga là con dao hai lưỡi. Tập không đúng cách, bạn chỉ đau đớn và mệt mỏi thêm. Nói chung, không nên tự mày mò tập theo sách bởi những thuật ngữ yoga không hề dễ hiểu.

- Tập đều theo một giờ nhất định và trong một môi trường nhất định. Cấm chỉ định với việc tùy tiện, hôm nay phòng khách mai sang tập ở phòng ngủ, hôm nay hứng lên buổi sáng, mai cụt hứng nửa đêm mới tập.

- Không cần phải mặc quần áo tập yoga chuyên nghiệp. Trang phục đơn giản nhất với bạn là áo ba lỗ, hoặc sơ mi rộng, quần pijama rộng và chân trần, thậm chí nếu chẳng có ai trong phòng, bạn có thể diện trang phục tự nhiên của Edam và Eva.

- Đảm bảo nhiệt độ trong phòng ở mức dễ chịu. Ánh sáng nhẹ và âm nhạc thư giãn sẽ tạo cho bạn một không gian lý tưởng. Rất nhiều người thắp nến thơm để tăng cường sự thư thái cho các giác quan.

- Phòng tập phải đảm bảo đủ rộng để bạn không giang tay thì vỡ cốc mà giơ chân thì đụng trần. Cần tuyệt đối tắt tivi, điện thoại hoặc đóng cửa phòng để hạn chế tối đa những tác động của ngoại cảnh.

- Cần có các trang thiết bị tập như chiếu dính chuyên nghiệp, hoặc tấm lót để có thể thực hiện các động tác doãi sâu. Luôn chú ý bảo vệ lưng, cổ và đầu gối bằng cách đặt một cái chăn hoặc gối dưới đầu gối khi tập.

- Ăn một chút đồ ăn nhẹ khoảng một tiếng trước giờ tập yoga để có thể có đủ năng lượng cần thiết.

- Yoga không yêu cầu bạn phải tập đủ mọi tư thế. Hãy để cơ thể hướng dẫn bạn. Luôn để ý những xúc cảm cũng như sức khỏe của cơ thể để điều chỉnh bài tập và đừng bao giờ bắt nó tập quá sức.

- Trước khi bắt đầu mỗi bài tập, nên vận động nhẹ nhàng tối thiểu 10 phút để vòng tuần hoàn máu khởi động, khớp, dây chằng và các khối cơ mềm ra tránh tổn thương cho các cơ quan khi thực hiện các động tác. Không gắng sức tập ngay các động tác khó và đỏi hỏi độ dẻo, sức bền. Những tư thế khó chỉ dễ thực hiện khi bạn đã vững các tư thế đơn giản.

- Bài tập của các nhánh yoga khó như Ashtanga, Bikram chỉ nên thực hiện khi có sự giám sát của các chuyên gia. Tương tự, không nên thực hiện các tư thế đảo ngược (chống đầu xuống đất, tỳ vai xuống đất) ở nhà vì nó rất dễ khiến cho người tập bị tổn thương khi tập sai cách.

- Sau khi tập, nhớ uống nhiều nước.


Sau khi tập bạn nhớ uống nhiều nước

Học thở trong Yoga

Trong các thuật ngữ yoga thì "pranayama" có nghĩa là môn khoa học kiểm soát hơi thở. Khi hơi thở được kiểm soát tốt, trí não sẽ minh mẫn, các cơ bắp được thư giãn và phát triển. Kỹ thuật thở trong yoga được chia ra thành bốn giai đoạn:

- Puraka: hiểu một cách đơn giản là hít vào hay còn gọi là nạp khí. Quá trình này được thực hiện nhẹ nhàng và liên tục.

- Abhyantara Kumbhaka: chỉ việc ngừng nạp khí và giữ luồng khí lại trong hai lá phổi. Ở giai đoạn này các cơ bắp được thả lỏng, và không thực hiện bất kỳ động tác nào.

- Rechake: thở ra hay xả khí, được thực hiện nhẹ nhàng và liên tục tương tự giai đoạn nạp khí. Việc xả khí chỉ bắt đầu khi các cơ bắp của cơ thể đã hoàn toàn được thả lỏng, tới được điểm thở.

- Bahya Kumbhaka: nghỉ sau khi thở, là giai đoạn cuối cùng trong kỹ thuật thở yoga. Việc dừng thở này thường được kéo dài, nó hoàn thiện chu trình thở và kết thúc như một điểm nghỉ, chuẩn bị cho một vòng thở mới.

Lê Hồng Cường
Lê Hồng Cường
Trả lời 11 năm trước

Việc tập yoga sai phương pháp có thể gây trầm cảm, bệnh thần kinh..., thậm chí có thể làm chết người. Những người chưa trưởng thành cũng không phải là đối tượng thích hợp của yoga.

Ông Nguyễn Thế Trường, nhà yoga số 1 Việt Nam, cho biết, mỗi người phải căn cứ vào mục đích, thể trạng, tuổi tác, giới tính, tính cách và điều kiện để chọn cho mình cách tập thích hợp. Một phương pháp có thể lợi với người này nhưng hại với người kia. Việc rèn luyện yoga phải dựa trên 3 yếu tố chính là luyện thở, tập tư thế và luyện trí. Các nguyên tắc rèn luyện đều phải tuân thủ đúng nên cần nhìn vào bản thân mà lựa chọn chứ không phải theo ý thích nhất thời hay ý muốn của người khác.

Tiến sĩ Phạm Thúc Hạnh, khoa Y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội, cho biết, ngay các văn bản cổ xưa của yoga đã nói rằng môn này không thể đạt hiệu quả đối với những người phàm tục, lười biếng. Tập yoga không phải là một trò chơi ở phòng khách hay một trào lưu nhất thời. Quá trình thực hành đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng trong cả đời người. Yoga đòi hỏi cao về luyện trí, hướng con người đến cái thiện nên không thích hợp cho những người hay bất mãn, quá cứng rắn.

Trẻ em có nên tập yoga không? Theo tiến sĩ Hạnh, một đứa trẻ phát triển đòi hỏi phải luôn hoạt động, trèo leo, chạy nhảy và các phương pháp thể dục cho trẻ cần có trò chơi, ganh đua. Vì thế, yoga không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi. Còn ông Trường cho rằng người chưa trưởng thành chỉ nên tập thở và cách ăn uống vệ sinh để giữ gìn sức khỏe.

Ông Trường cho biết, tập luyện để đạt được các thế mạnh của yoga không phải dễ dàng. Phải trải qua 3 giai đoạn: rèn luyện sức khỏe, làm chủ bản thân; thích ứng với môi trường, rèn luyện chân ngã; hòa đồng với vũ trụ. Nhiều người luyện cả đời cũng không hoàn thiện được giai đoạn 1. Cùng ý kiến này, tiến sĩ Hạnh cho biết những người đạt được quyền năng tối thượng của yoga đều phải từ bỏ cả cuộc sống đời thường để tu hành và thực tế không mấy người đạt được mức đó. Vì vậy, chỉ nên tập yoga với mục đích rèn luyện sức khỏe chứ không nên đi sâu khai thác những bí ẩn của môn này.

Trong yoga, yếu tố quan trọng nhất đưa đến thành công chính là tập thở và tập trí. Trong tập tư thế, việc vận động sai chỉ có hại tới cơ bắp và sẽ được phục hồi. Nhưng trong luyện thở, luyện trí, việc tập sai sẽ ảnh hưởng đến tiềm thức, hệ thống thần kinh và dẫn đến những tác hại khôn lường như trầm cảm, ám ảnh, tẩu hỏa nhập ma, bệnh thần kinh... Nếu tác động sâu vào trong tiềm thức (tức là đã tìm được chìa khóa của bản thân) nhưng không thoát ra được (không mở được cửa) thì người tập sẽ chết. Vì vậy, rất cần chọn thầy khi tập luyện yoga.

Theo tiến sĩ Hạnh, cấu tạo cơ thể và trí lực mỗi con người mỗi khác; do đó các tư thế cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người. Chẳng hạn, tư thế cây nến không tthích hợp với người bị đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao.

Theo Khoa Học & Đời Sống