Bà bầu ăn gì để thai khỏe mạnh?

Mr.ANH
Mr.ANH
Trả lời 12 năm trước

trả lời bởi : http://raovatonline.vn

Bạn hãy sử dụng nhiều loại trái cây và rau củ tươi hoặc hấp trong chế độ ăn của bạn. Ngoài ra, hãy chọn những loại thực phẩm làm hoàn toàn từ hạt và không được chế biến quá nhiều. Khi đến siêu thị, bạn hãy tìm kiếm những loại thực phẩm mà trên bao bì của chúng ghi là “ít chất béo”, “ít calori” và đừng quên đọc những chất dinh dưỡng ghi trên đó.
Tốt nhất, bạn hãy ăn nhiều bữa nhỏ (kể cả ăn qua loa) trong một ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn/ngày. Xin nhớ, bạn ăn gì quan trọng hơn nhiều so với việc bạn ăn bao nhiêu (tuy nhiên bạn cần nhận tiêu thụ đủ số lượng calori cần thiết). Ngoài ra, hãy cố ăn những thực phẩm giàu chất đạm, chất sắt và canxi, tất cả phải đáp ứng đủ nhu cầu của bạn và con bạn, giúp cho bào thai phát triển tốt.
Những vitamin và chất khoáng sẽ giúp cơ thể bạn sử dụng năng lượng do thực phẩm cung cấp. Chúng còn giúp bạn sửa chữa và duy trì mô và tế bào. Việc bổ sung vitamin và chất khoáng hàng ngày sẽ bảo đảm rằng bạn nhận đủ lượng các dưỡng chất trong quá trình mang thai.
Nhìn chung, bạn sẽ muốn tìm một loại thực phẩm chứa những chất dinh dưỡng nào đó nhiều hơn (thí dụ như folic acid và sắt), nhưng có thể bạn sẽ không nhận đủ số lượng những chất dinh dưỡng khác (đặc biệt là vitamin A) và như thế có thể sẽ gây hại cho con bạn nếu bạn nhận quá nhiều.
Đây là một trong những lý do mà những thuốc bổ sung cho phụ nữ mang thai lại chứa một phần vitamin A dưới hình thức beta-carotene, một dưỡng chất mà bạn có được từ trái cây và rau củ biến thành vitamin A trong cơ thể bạn.
Không giống loại vitamin A từ những sản phẩm động vật, loại được biết là gây ra khuyết điểm khi trẻ chào đời nếu bạn dùng liều lượng cao trước khi thụ thai hoặc trong giai đoạn mang thai, beta-carotene không có độc khi ở liều lượng cao.
Ngoài ra, có thể bạn cần dùng thuốc bổ sung omega-3. Loại này giúp cải thiện sức khỏe cho tim bạn , ngừa bệnh ung thư, làm giảm chứng tăng huyết áp và làm bớt đau do triệu chứng của bệnh luphus cũng như những bệnh về sự miễn dịch khác. Nó còn giúp ích cho con bạn. Một số công trình nghiên cứu khẳng định rằng axit béo omega-3 giúp cải thiện sự phát triển của mắt và não của bào thai và em bé. Nếu dùng thêm phần bổ sung omega-3 có thể giúp bạn thoát khỏi sự phiền muộn.
Nếu đang có chế độ ăn cân bằng tốt trước khi mang thai, có khả năng bạn sẽ không cần phải thay đổi nhiều. Nhưng một vài thay đổi nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn để bảo đảm rằng con bạn nhận đủ tất cả các vitamin, chất khoáng và calori cần thiết.
Cần chắc rằng bạn đang ăn thức ăn trong 5 nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe: những sản phẩm làm từ hạt, rau củ, trái cây, những thức ăn chứa chất đạm, sữa và những sản phẩm làm từ sữa.
Nhờ việc ăn uống có lợi cho sức khỏe, bạn có thể giúp con bạn chào đời một cách mạnh khỏe. Tuy nhiên, khi đã mang thai, không phải là lúc bạn ăn uống bình thường như hàng ngày nữa. Bạn cần có chế độ ăn dinh dưỡng hơn để cải thiện sự phát triển não của bào thai, làm giảm biến chứng của thai (nếu có) và khi chào đời trẻ sẽ có đủ trọng lượng cần thiết.
Ngoài ra, việc ăn uống có lợi cho sức khỏe sẽ giúp ích cho bạn cũng như con bạn. Nó sẽ làm giảm biến chứng trong giai đoạn mang thai của người mẹ, thí dụ như bệnh thiếu máu, chứng kinh giật, ốm nghén (nôn oẹ vào buổi sáng), mệt mỏi và táo bón.
Chế độ ăn có lợi cho sức khỏe còn giúp làm dịu đi sự cáu gắt và bảo đảm sự phục hồi nhanh sau khi bạn sinh con. Dưới đây là đôi nét về những chất và số lượng mà bạn cần dung nạp:
3. Những phần ăn hàng ngày
Khi mang thai, bạn cần 4 đến 6 phần nhỏ thức ăn làm từ bơ sữa/ngày (1 phần nhỏ tương đương 250ml sữa hoặc 2 lát vuông phó mát). Ngoài ra, bạn cần tiêu thụ thêm 6 đến 11 phần nhỏ thức ăn làm từ ngũ cốc (1 phần nhỏ tương đương 1 lát bánh mì hoặc 227g mì ống) với 3 đến 4 phần nhỏ thức ăn chứa chất đạm (1 phần nhỏ bằng 2 muỗng canh bơ đậu phộng, 1 đến 2 quả trứng hoặc 85g thịt). Mỗi ngày, bạn cần tiêu thụ 4 phần nhỏ trái cây và 5 phần nhỏ rau củ (1 phần nhỏ là 1 quả trái cây hoặc rau củ có kích cỡ trung bình, 125ml nước ép 100% hoặc 227g xà lách).

Khi bận việc gấp, bạn có thể dùng vài loại thức ăn nhanh như sau:
- Một chén xúp ít Natri (hoặc 250ml) với một ổ bánh mì nhỏ làm hoàn toàn từ hạt.
- Bánh mì dẹp (làm từ lúa mì) kẹp thịt gà tây với nhiều rau.
- Granola ít chất béo với một vài quả trái cây và sữa chua không chất béo đặt ở trên.
- Một chén trái cây trộn xà lách.
- Khoai tây nướng lò (hoặc lò viba) với một lớp phó mát ít chất béo, bông cải xanh hoặc kem chua ít chất béo (sour cream) đặt ở trên.
- Bánh nướng xốp (muffin) ít chất béo và một vài quả trái cây.