Động đất tại Hà Nội... nếu Hà Nội xảy ra động đất thực sự thì sẽ ra sao??? Động đất cấp mấy thì sẽ xảy ra thảm hoạ ????..

Nếu động đất tại Hà Nội thì sao?


Cơn dư chấn lúc 18h55p tối qua đã khiến nhiều người sống tại các chung cư cao tầng hoảng loạn và giờ này nhiều gia đình vẫn chưa dám trở về nhà hoặc đang lo lắng về mối hiểm hoạ mà không thể biết được khi nào đã xảy ra.
Câu hỏi đặt ra là nếu Hà Nội xảy ra động đất thực sự thì sẽ ra sao??? Động đất cấp mấy thì sẽ xảy ra thảm hoạ ????.... 
1. Với các chung cư cao tầng tại Hà Nội hiện đang được thiết kế tối thiểu chịu được động đất cấp 7 vết nứt lớn, có nghĩa là cho phép công trình có thể hình thành các vết nứt lớn hoặc hư hỏng cục bộ. Khả năng đổ vỡ, phá hoại sụp đổ với các công trình cao tầng là gần như không có vì vậy những người đang sinh sống tại các công trình cao tầng có thể hoàn toàn yên tâm tránh tâm lý thái quá gây hoảng loạn chung.
Điều đặc biệt là đối với những công trình >30 tầng thì những người sống trên tầng càng cao sẽ được cảm nhận cảm giác càng mạnh ( chuyển vị đỉnh mái một công trình 30 tầng khi chịu đến động đất cấp 7 vào khoảng ~ 20cm về một phía) nhưng tuyệt nhiên vẫn an toàn.

2. Một điều đáng nghi ngại nhất là không phải với các công trình cao tầng mà là các công trình thấp tầng vì hiện tại >90% số công trình dạng này trên địa bàn toàn miền Bắc ( trừ Điện Biên và Lai Châu) không hề được thiết kế và cấu tạo kháng chấn động đất, vì vậy đây mới là nguy cơ thực sự tiềm ẩn. Rất vui là động đất mạnh chưa xảy ra tại Hà Nội và hy vọng là nó sẽ không xảy ra.

3. Phải xác định và chuẩn bị trước tâm lý cảm giác mạnh tại các chung cư và toà nhà cao tầng vì động đất có thể xảy ra bất cứ khi nào và là điều khó có thể đoán định trước.

Một vài lạm bàn nhỏ. Hy vọng người dân Thủ đô và các vùng phụ cận sớm ổn định tâm lý, yên tâm sống - làm việc và anh em trên yên tâm trading.

vietnam
vietnam
Trả lời 13 năm trước

Cơn dư chấn động đất đi qua Hà Nội,một sốngườinhanh chân sơ tán người thân đến địa điểm an toàn hơn. Còn những người khác, dù ở nhà nhưng không dám ngủ vì lo động đất bất ngờ tái diễn.

Choáng váng vì động đất bất ngờ

“Khoảng hơn 21h, khi tôi đang làm việc trong phòng thấy bàn làm việc rung rung tưởng mình hoa mắt đứng dậy nhưng không phải. Ở ngoài phòng khách, nước trong bể cá tạo thành sóng trào cả ra ngoài. Đúng lúc đó, nhà đang bật kênh VOV giao thông nên nghe thông báo tôi mới biết đó là động đất. Dư chấn chỉ trong vòng 7-10s rung động nhẹ. Mọi người lập tức hò nhau chạy ra khỏi phòng xuống dưới đất” – Anh T. Thành, chủ căn hộ 404 tầng 4 nhà B6 – Khu đô thị mới Mỹ Đình 1 kể.

Theo anh Thành, nếu bình thường thì mọi chuyện không đến nỗi khiến anh và gia đình hoảng sợ đến thế. Tuy nhiên, do suốt ngày nghe báo đài nói về động đất, cùng với sự kiện kinh hoàng tại Nhật Bản khiến cho người dân “chột dạ” khi chính nơi mình ở cũng bị động đất. Điều đó là cho cả khu chung cư nháo nhào, chẳng ai đủ kiên nhẫn chờ thang máy, tất cả cùng hò nhau chạy xuống sân bằng cầu thang bộ.

Hàng trăm người, lớn bé, già trẻ tranh nhau chạy, trên tay không quên vác theo những đồ quan trọng. Đám trẻ con được bố mẹ bế sơ tán khẩn xuống dưới chân tòa nhà cũng hoảng sợ kêu khóc gây nhốn nháo cả khu đô thị.


Ảnh minh họa

1h sáng 25/3, nhiều gia đình sống tại các chung cư cao tầng vẫn thức vì sợ động đất tái diễn


Trẻ em đứng lâu dưới trời lạnh chỉ mặc manh áo mỏng nên co ro vì rét. Nhiều người không chịu được lạnh tập trung tại sảnh tầng một nghe ban quản lý toà nhà phổ biến một số thông tin, cách thức ứng phó khi xảy ra sự cố. Sảnh tầng một rất đông nhưng hầu hết mọi người không ai dám về nhà. Một số gia đình chạy vội, cửa chưa khoá chỉ kịp cắt cử người lên khoá cửa rồi lại chạy xuống, đề phòng có biến động gì là có thể chạy ngay ra ngoài.

Không chỉ ở khu đô thị mới Mỹ Đình, trận động đất diễn ra bất ngờ với diện rộng đã khiến hàng loạt cư dân sống trong các chung cư cao tầng ở Hà Nội như: Trung Yên, Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình, Định Công, Linh Đàm, Bạch Mai, Minh Khai, Quỳnh Mai, Trung Tự, Liễu Giai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Bách Khoa, Nguyễn An Ninh, Ấu Triệu,... được phen hoảng hồn.

“Khi đang sử dụng máy vi tính chợt thấy cảm giác choáng váng, cả nhà rung chuyển, đồ dạc lắc lư. Nhìn lên chiếc đèn chùm ở trên trần thấy nó đung đưa mà phát hoảng, cứ tưởng như nó sắp rôi đến nơi rồi. Sau khoảng 10 giây, tình hình đã ổn định trở lại nhưng cảm giác choáng váng còn kéo dài sau gần 1h đồng hồ. Không biết tình trạng này còn diễn ra không nữa, chứ nếu không thì tôi chết vì sợ mất” - Chị V.B. Thuỳ, chủ căn hộ 406 nhà N06b1 Khu đô thị Dịch Vọng mới - Cầu Giấy chia sẻ với phóng viên.

Thức trắngđêmvì sợ…chạy không kịp

Theo thông tin mới nhất, đây là một cơn động đất mạnh 7 độ richter tại khu vực đông bắc Myanma, giữa biên giới Thái Lan - Lào (Khu vực tam giác vàng), cách Hà Nội khoảng 700km. Được biết tâm chấn của trận động đất này có độ sâu khác thường, khoảng 230km, nêncơn động đất nàycó lẽ khógây phá hủy nhà cửa. Hiện chưa có thông tinthiệt hại sau vụđộngđất này.

Tiến sỹ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách (Viện Vật lý Địa cầu, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), dư chấn tại Hà Nội đo được vào khoảng 3-4 độ richter. Cơn dư chấn này khiến hầu hết các địa bàn tại Hà Nội (kể cả khu vực huyện Phú Xuyên) cũng cảm nhận được sự rung lắc.

Ảnh minh họa

Ngủ không được, cũng chẳng có viện gì làm, anh Thành phải online cả đêm chờ đến giờ đi làm.


Tuy nhiên, dù chỉ là dư chấn và chưa để lại thiệt hại nào nhưng trong thời điểm hiện nay nó trở thành nỗi ám ảnh của không ít người dân Thủ đô. Bởi họ không biết dư chấn có tiếp tục xảy ra nữa không? Liệu rằng nó có thể trở thành một thảm hoạ hay không? Trước khi được trả lời những câu hỏi ấy, người dân Thủ đô, đặc biệt là người dân sống ở các chung cư cao tầng đành cố gắng thức trắng đêm để…chạy nhanh còn kịp.

“Bây giờ tuy đã hơn 24h rồi, nhưng tôi vẫn phải xách đồ chuyển sang nhà bạn ở. Nếu ở nhà mà xảy ra trận nữa thì chẳng biết làm sao, thôi tốt nhất tạm lánh 1 đêm cho lành anh ạ. Tuy nhà bạn tôi chỉ là nhà mái bằng, nhưng trong thời điểm này thì nó là nơi lý tưởng để lánh nạn, ở đó cũng đỡ buồn hơn là cứ ngồi nhà 1 mình và…sợ” - Chị V.B. Thuỳ vừa khệ nệ xách túi đồ ra xe taxi vừa nói với phóng viên.

Trong khi đó, anh T.Thành thì điềm tĩnh hơn. Sau cơn dư chấn, anh vẫn ung dung ở nhà và ngồi online đọc báo. Anh Thành cho rằng, cơn dư chấn sẽ không thể có cường độ cao bằng tâm chấn, do đó sự ảnh hưởng chỉ gây cảm giác chóng mặt, hoa mắt. Tuy nhiên, không phải anh liều mạng, mà cũng vì do…không có chỗ nào để chạy đi lánh nạn nên đành ở nhà, bạn bè anh phần lớn đều ở chung cư như anh nên chạy sang đó cũng bằng hoà, ở nhà còn hơn.

Giống như anh Thành, nhiều hộ gia đình vẫn quyết định ở lại nhà thay vì phải sơ tán đi nơi khác thấp hơn nhà mình. Tất nhiên, ở nhà không có nghĩa là yên tâm ngủ ngon, hầu hết đều cố gắng thức để có thể chủ động ứng phó với tình huống bất ngờ.


Nhiều chuyên gia bày tỏ quan ngại về khả năng chống động đất của nhiều công trình ở Hà Nội và TPHCM, nhất là dạng nhà dân tự xây, chung cư mini, chung cư cũ. Thêm vào đó, việc doanh nghiệp tự thẩm định kỹ thuật công trình cũng tiềm ẩn nguy cơ.


Người Hà Nội nháo nhào vì động đất
Động đất mạnh 7,0 độ richter tại Thái Lan

Công trình mới: Chịu được động đất đến cấp 8

TS.Nguyễn Sinh Minh, Viện trưởng Viện KHCN và Kinh tế xây dựng, cho hay, tiêu chuẩn xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành năm 2006 đã đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với công trình nằm trong vùng động đất phải thiết kế kháng chấn.

Cũng theo ông Minh, Hà Nội hiện đang nằm trong vùng động đất trung bình cấp 8, nhưng trong vùng có những nơi cấp 7, cấp 6, có nơi nằm giữa cấp 8 và 9 (theo thang MSK-64). Còn tại TPHCM, theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP, ông Lê Hoàng Châu, các chuyên gia tính toán nếu có động đất lớn thì khả năng chỉ đến 5,5 độ richter.

Chống động đất tại VN: Lo cho chung cư
Người dân chung cư ở Hà Nội hoảng loạn vì dư chấn động đất đêm 24/3

TS. Nguyễn Trung Hòa, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), cho biết thêm, hiện Hà Nội đã có bản đồ phân vùng động đất đến từng phường, để các công trình xây dựng dễ dàng thiết kế theo quy chuẩn. Sở Xây dựng là đơn vị thẩm định thiết kế cơ sở cũng như kiểm tra việc tuân thủ các quy định của luật pháp về thiết kế công trình.

Người thiết kế có nghĩa vụ tuân thủ các quy định trên, nhất là các công trình có nguy cơ gây thảm họa lớn khi xảy ra động đất như chung cư cao tầng, trung tâm thương mại… Do vậy, với những toà nhà cao tầng mới xây sẽ không đáng ngại.

Theo đại diện sở Xây dựng Hà Nội, những công trình do sở thẩm định đã tính toán mức chống động đất đến cấp 8, thông thường là cấp 7. Với những toà tháp cao, ví như Keangnam, thì do Bộ Xây dựng thẩm định kỹ thuật.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc sở Xây dựng TPHCM cũng khẳng định, các công trình xây dựng ở TPHCM đều được thiết kế chịu động đất cấp 7 (Thang MSK-64 gồm 12 cấp áp dụng trong xây dựng, được quy đổi từ độ richter trong chuyên ngành vật lý). Riêng tòa nhà Bitexco cao 68 tầng được chủ đầu tư thiết kế với khả năng chịu được động đất cấp 8.

Theo thang MSK, ở cấp 7 sẽ xảy ra hiện tượng hư hại nhà cửa; Đa số người dân sợ hãi, nhiều người khó đứng vững, nứt lớp vữa, tường bị rạn nứt, và cấp 8: Phá hoại nhà cửa; Tường nhà bị nứt lớn, mái hiên và ống khói bị rơi.

Đồng quan điểm với ông Hiệp, ông Nguyễn Văn Đực -Phó Giám đốc Cty địa ốc Đất Lành cho biết, các chung cư cao tầng mới xây ở TPHCM hoàn toàn có thể đứng vững trước động đất, một số hư hỏng như người dân phản ánh là do công tác hoàn thiện chứ không do kết cấu bê tông cốt thép của tòa nhà.

Lo ngại chung cư cũ, nhà dân

Tuy nhiên, điều lo ngại hiện nay, theo sở Xây dựng Hà Nội, gần như không có sự kiểm soát về chất lượng và kỹ thuật đối với nhà dân tự xây. Dạng công trình nhỏ như chung cư mini ở Hà Nội cũng rất đáng lo ngại, vì cơ quan cấp phép chỉ thẩm định xem công trình có phù hợp quy hoạch hay không, còn chất lượng thế nào do chủ đầu tư tự quyết định…

Các chung cư cũ, theo TS Nguyễn Trung Hòa, cũng chưa được kiểm soát gắt gao. Nhiều chung cư cũ ở Hà Nội xây từ những năm 60- 70, rất cũ, lại bị cải tạo làm méo mó đi nhiều, nên nếu xảy ra động đất nguy cơ sập rất cao.

Phó Giám đốc Cty địa ốc Đất Lành Nguyễn Văn Đực cũng bày tỏ lo ngại đối với các tòa nhà ở TPHCM xây dựng từ thời chế độ cũ. Theo ông này, có nhiều nhà dân, khách sạn cao tầng… được cơi nới từ phần móng cũ, không được gia cố, rất nguy hiểm.

"Tôi đã từng đi kiểm định một công trình có phần móng thiếu tới 90% so với tiêu chuẩn. Chỉ cần một vài rung chuyển cũng có thể gây ra nguy hiểm, chưa cần tới động đất" - ông Đực nói.

Vẫn còn chủ quan

Mặc dù đã có quy chuẩn xây dựng, song theo ông Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), nhiều người còn chủ quan đối với hiện tượng động đất, nên khi thẩm định thiết kế cơ sở đối với công trình cao tầng về độ kháng chấn chỉ mang tính hình thức… UBND TP Hà Nội cũng cho rằng, do động đất ít xảy ra ở thủ đô, nếu có thì mức độ nhỏ, chưa gây thiệt hại nên các tổ chức, cá nhân còn tư tưởng chủ quan.

Sau khi ở Nhật Bản xảy ra trận động đất kinh hoàng vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch cảnh báo, triển khai phòng tránh và khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn.

Theo đó, lãnh đạo TP yêu cầu, khi xây dựng các công trình công cộng, cao tầng và công trình quan trọng, chủ đầu tư phải tính đến yếu tố động đất; các đơn vị phải rà soát, thống kê khu nhà yếu, không đảm bảo để có phương án xử lý kịp thời;

Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn TP lập kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng tránh động đất trên địa bàn; các quận, huyện, thị xã và sở ban ngành cần thành lập ban chỉ huy phòng tránh và khắc phục hậu quả động đất…

Còn theo ông Lê Hoàng Châu, sau trận động đất xảy ra ở Nhật Bản, Chính phủ nên dành nhiều sự quan tâm hơn nữa tới vấn đề này. Cần thiết phải xây dựng các trạm quan trắc để đưa ra những cảnh báo kịp thời về động đất. "Thiên nhiên rất khó lường, mọi sự cẩn trọng sẽ góp phần giảm bớt thiệt hại khi thiên tai xảy ra" - ông Châu nói.

(Theo Tiền Phong)