Cách dùng máy giặt?

toi duoc tang may giat panasonic NA-F60G2N, nhung tôi ko biết de xà phòng vào nơi nào vì bị mất sách hướng dẫn???Mong huong dan, cam on
rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

Những lưu ý khi sử dụng máy giặt

Sau khi choquần áovào máy giặt, chị Hương (Khâm Thiên, Hà Nội) cẩn thận lấy khăn lau khô nước trên bảng điều khiển rồi ấn nút, nhưng chị vẫn giật bắn người vì điện giật. Hóa ra, lúc di chuyển, chồng chị cắm phích không đúng chiều.

Theo anh Trần Đức, chủ một cửa hàng trên phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội), trường hợp nhưgia đìnhchị Hương không phải là hiếm gặp. Với nguồn điện 220V hiện nay, ở một số khu vực sử dụng điện hai pha, có một pha (thường gọi là pha nguội) là dây tiếp đất sẵn. Do vậy, khi cắm lại điện cho đồ dùng, người sử dụng có khi vô tình đảo cực phích cắm điện. Cực dẫn dòng điện bị rò cắm không đúng vào dây nguội đã được tiếp đất thì sẽ xảy ra hiện tượng mát điện.

Ngoài ra cũng theo anh, hiện tượng sờ vàomáy giặtbị giật có thể do người sử dụng đặt máy không đúng chỗ. Đặt máy tại nơi ẩm ướt, không bằng phẳng cũng có thể dẫn đến hiện tượng bị giật.

Để tránh những sự cố như trên, người tiêu dùng cần tuân thủ một số nguyên tắc: không lắp máy giặt trong phòng tắm hoặc những nơi ẩm thấp, hay bị hắt mưa hay có ánh nắng mặt trời soi trực tiếp. Vị trí đặt máy không thích hợp sẽ làm giảm tuổi thọ của máy, thậm chí bạn có thể bị điện giật. Bạn cũng không nên để máy trong bếp vì các chất dầu mỡ, mặn bám vào vỏ máy sẽ làm gỉ vỏ máy.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý lắp đường dây cấp điện, đường cấp nước thải càng gần máy càng tốt. Để đảm bảo an toàn, trướcổ cắmvào máy bạn nên lắp automat loại 2 pha. Mỗi khi giặt hay giặt xong chỉ cần tắt, bật automat vừa tiện lợi vừa an toàn vì người sử dụng không phải cầm vào dây điện cắm. Khi không sử dụng máy, bạn nên rút phích cắm điện, để các vi mạch điều khiển không bị hư hỏng do phải ngâm điện trong thời gian dài.

Một số gia đình có thói quen giặt trước bằng tay rồi mới cho vào máy để giặt, khi đó cần chú ý tránh để nước rơi từ quần áo vào mạch điều khiển gây chạm mạch, hư hỏng làm sai lệch chức năng. Khi cho quần áo vào nên dàn đều tránh để lệch một góc.

Cha mẹ cũng cần lưu ý nhắc trẻ, khi máy đang hoạt động không chơi đùa bên máy, không cho tay vào thùng giặt hoặc thò tay vào đáy máy, các bộ phận khác để tránh những tai nạn không đáng có.

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước

Máy giặt là một thiết bị gia dụng trợ giúp rất nhiều trong công việc nội trợ. Để sử dụng một cách có hiệu quả và bảo quản tốt máy giặt cần phải lưu ý một số điều sau đây:

- Nếu giặt quần áo dạng sợi tổng hợp hay hàng tơ, lông nên giặt khoảng 2-4 phút; quần áo bình thường giặt 6-8 phút; nếu quần áo quá bẩn thì giặt từ 10-12 phút. Sau đó chuyển sang chế độ xả. Rút ngắn thời gian sử dụng hợp lý ngoài việc tiết kiệm điện, nước còn kéo dài tuổi thọ của cả quần áo và máy.

- Nếu quần áo quá bẩn nên ngâm nước khoảng 20 phút bên ngoài, chà sạch các cổ áo sau đó cho vào máy. Tỷ lệ trọng lượng của nước và quần áo là 20:1 là ở chế độ tiết kiệm. Nên dùng bột giặt ít bọt nhưng có năng lực tẩy rửa cao khi giặt bằng máy. Điều này làm cho khi xả được mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.

- Tùy theo loại quần áo mà chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như Jean, kaki... mới dùng chế độ giặt mạnh.

Muốn tiết kiệm điện, nước rút ngắn thời gian giặt và quần áo được giặt sạch, sau lần giặt đầu tiên nên lấy ra vắt cho hết nước bẩn đi rồi hãy giặt tiếp (vì ở các chế độ xả máy không tự vắt được, điều này làm các chất bẩn khó thoát ra hết bên ngoài).

- Nếu phải giặt bằng nước ấm, nhiệt độ thích hợp nhất dùng cho máy giặt là 40 độ C. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt vào quần áo và lôi kéo chất bẩn ra ngoài. Nếu nước nóng quá, sẽ làm quần áo bị biến hình, nhăn nhúm, mất tính đàn hồi.

- Quần áo dính nhiều xăng, dầu không được cho vào máy giặt. Quần áo đã dùng xăng để tẩy cũng không được giặt bằng máy, vì rất có thể gây ra cháy, hư máy hay làm hỏng các quần áo khác.

- Các loại quần áo như len, thun mỏng dễ giãn, dạ... không nên giặt bằng máy vì các loại này không chịu được ma sát, giằng kéo. Tương tự như vậy các loại vải cao cấp cũng không nên giặt bằng máy, có thể làm quần áo bị sờn, bạc do ma sát mạnh.

- Phải kê máy giặt thật vững chắc, trên một mặt phẳng, bốn chân phải tiếp đất không cập kênh. Nước trong thùng giặt phải có đủ để máy không rung. Cần chú ý ở chế độ vắt kiệt, quần áo bên trong dễ bị lệch tâm làm cho khi quay máy bị rung, dễ làm hỏng máy giặt.

- Máy giặt không nên để nơi ẩm ướt dễ bị rò rỉ điện. Để tránh dòng điện rò, nên cắm vào ổ cắm có nối đất.

- Nên đặt máy ở nơi thông gió, thoáng khí.

- Không được xoay ngược bộ phận định giờ.

- Sau khi dùng xong, nên lau sạch các vết bẩn trong và ngoài máy giặt. Điều này có lợi làm cho máy được bảo quản tốt và tránh vi khuẩn sinh sôi. Cũng nên nhớ treo ống xả nước lênđ ể ngăn không cho chuột chạy vào máy.

- Không nên đặt máy trong nhà bếp, vì hơi nước, hơi dầu mỡ, hơi mặn... bám vào máy dễ làm ẩm, gỉ... máy giặt.

- Định kỳ một năm một lần tháo bánh sóng làm vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn bám lâu ngày.

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có biện pháp tra dầu mỡ vào những chi tiết quy định như các ổ trục của bộ phận chuyển động.

- Thời gian sử dụng máy giặt không nên kéo dài (tránh giặt liên tục hết mẻ này đến mẻ khác). Khi sử dụng máy giặt không nên bỏ đi, hay đi ngủ. Cần chú ý để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ phải lập tức dừng ngay việc giặt lại để kiểm tra.

Theo Tips

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 13 năm trước

Máy giặt rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng cách và hiệu quả đồng thời không làm thiệt hại kinh tế cho chủ nhân.

Sử dụng máy giặt sai cách: Thói quen phổ biến

“Quá tải” hay “quá ít” đều có hại

Nếu lượng quần áo “quá tải” trong một lần giặt, sẽ gây ra những vấn đề không chỉ cho máy giặt mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả giặt. Quần áo sẽ chuyển động thành một khối, không thể khuấy hoặc lắc mạnh theo guồng quay của dòng nước, và bột giặt sẽ không thể lưu thông một cách hoàn hảo. Theo đó, quần áo sẽ không thể giặt sạch hoàn toàn. Thậm chí các vết dơ còn giữ nguyên khiến chủ nhân rất khó chịu.

Máy giặt rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng cách

Tuy nhiên, quá ít quần áo có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là quá tải vì quần áo có thể sẽ dồn về một phía của lồng giặt, làm cho lồng giặt mất cân đối, gây nên những cú lắc mạnh, va đập trong khi vắt và sấy.

Vì thế, tốt nhất là căn đúng khối lượng quần áo cho một lần giặt tương đương với qui định trọng lượng máy giặt. (thông thường mức quần áo khô khi bỏ vào có thể ước lượng khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt).

Tất cả đổ chung một mẻ

Bạn nên sớm thay đổi thói quen này. Mỗi loại quần áo, tùy theo chất liệu vải thường đòi hỏi một chế độ giặt khác nhau. Với các loại vải cao cấp, nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường (cotton, sợi tổng hợp) chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như jean mới dùng chế độ giặt mạnh.

Trước khi giặt quần áo, bạn cần phân loại những thứ cần giặt thành từng nhóm, để có thể chọn chế độ giặt phù hợp.

Dùng bột giặt tay cho giặt máy

Rất nhiều người thực hiện thói quen xấu này mà không biết rằng công thức của bột giặt tay và bột giặt dành cho máy hoàn toàn khác nhau. Bạn cần biết rằng, bột giặt sử dụng cho máy có công thức riêng, ít bọt hơn nhưng năng lực tẩy rửa cao hơn, làm cho quần áo xả được mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.

Độ òa tan của bột giặt sử dụng cho máy cũng tốt hơn, nhằm tránh để lại các vết xà phòng vằn vện trên quần áo sau khi giặt. Ngoài ra, nếu sử dụng bột giặt tay, công thức quá nhiều bọt của loại bột giặt này thường ảnh hưởng đến hoạt động và độ bền của máy. Khi bọt quá nhiều sẽ tràn qua lồng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy và mô tơ nên máy dễ hư hỏng.

Chọn mực nước, thời gian giặt “tuỳ hứng”

Bạn không nên lúc nào cũng chọn thời gian giặt và mực nước tối đa với hi vọng cách này làm quần áo sạch hơn. Thực tế là nếu bạn chọn một mực nước và thời gian giặt quá dư thì không chỉ tốn thêm nước, thêm điện mà còn làm chất lượng áo quần giảm xuống, nhanh bị sờn hỏng.

Tuy nhiên, nếu bạn chọn mực nước quá thấp hay thời gian giặt quá ngắn thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của máy cũng như chất lượng giặt. Cách tốt nhất là bạn nên chọn mực nước và thời gian giặt phù hợp với lượng quần áo cần giặt của mình.

Mở máy giặt, và… đi ngủ!

Các chuyên gia máy giặt khuyên rằng trong quá trình giặt, bạn vẫn cần để mắt đến hoạt động của máy để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ phải lập tức dừng ngay việc giặt lại.

Đặc biệt, nên chú ý đến lượng nước cấp cho máy. Nguồn nước cung cấp quá yếu sẽ làm cho máy dễ hư hỏng. Nước quá yếu cũng là nguyên nhân khiến cho áo quần sau khi giặt máy còn dính các vệt bột giặt.

Nước yếu sẽ không thể làm cho bột giặt trong ngăn đựng của máy chảy ra ngoài hết mà vẫn còn bị đặc quánh lại ở hai bên thành ngăn. Lượng bột giặt này lại được đưa vào quần áo trong quá trình xả trước khi sấy nên quần áo không thể xả sạch được.

Để khắc phục, bạn nên chú ý vệ sinh ngăn đựng xà phòng trước và sau khi giặt quần áo, tăng áp lực nước cấp cho máy bằng bơm tăng áp.