Do mang giày bít lâu nên e bị tê chân , nhưng bị tê cả 3 ngày trời , vậy e phải làm như thế nào để hết tê ?

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Để em nhặt nhạnh tổng hợp các bác tham khảo nhé:
Nguyên nhân:
-Thiếu ôxy đến cơ:do thiếu máu, do vận động quá lâu và cường độ cao ở người vận động quá tải, do ngồi xổm lâu chèn ép mạch máu ở khoeo làm cho máu không xuống dưới chân được, tay cũng tương tự...
-Do thiếu nước và điện giải: Do tập thể dục lâu, ra mồ hôi , cơ thể mất muối mất nước không bù kịp thời 9 mất Natri, Kali) trong các bệnh gây rối loại chuyển hóa nước và điện giải (nhất làrối loạn chuyển hóa Canxi), tiểu đường, hạ đường huyết...
-Do thần kinh thực vật (có vai trò trong chuyển hóa nước và điện giải): một số bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh...
Phòng:
Có bác sĩ cho rằng để phòng tránh chuột rút, có thể uống nhiều nước, ăn đủ muối khoáng; cung cấp các chất này thường xuyên sau khi ra mồ hôi. Trước khi bơi lội hay hoạt động thể thao, các bác sĩ đề nghị khởi động để điều hòa tuần hoàn máu, tránh tiếp xúc với nước lạnh đột ngột để giảm nguy cơ máu khó tuần hoàn, ăn uống đủ dinh dưỡng (đủ calo) để giữ ấm cơ thể.Ngoài ra nên tập thể dục rèn luyện, nghỉ ngoai cân bằng thường xuyên.
Ở người già, thường bị loãng xương, cannxi trong máu sẽ được dùng để bù vào tái tạo xương nên cũng có thể bị chuột rút, nên bổ sung cannxi. Ở người già, cảm giác khát cũng giảm đi, vì vậy nhiều khi thiếu nước mà không biết.
Cũng cần chú ý đến việc đi giày sao cho vừa vặn và thích hợp. Những người nào thường mang xăng đan hoặc giày ba ta đế phẳng và mềm khi đi b, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết. Chính điều đó cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân.
Chữa trị:
Chuột rút do thiếu ôxy có thể được chữa bằng việc hít thở sâu, và làm giãn cơ. Chuột rút do thiếu nước và muối ăn có thể chữa bằng việc giãn cơ, uống thêm nước và ăn thêm muối.
Chuột rút cơ bắp cũng được chữa bằng cách xoa bóp nhẹ lên chỗ bị đau, giãn cơ và chườm nóng hoặc chườm lạnh. Việc chườm nóng làm tăng tuần hoàn máu và làm cơ đàn hồi hơn, tuy nhiên một số người cảm thấy việc chườm nóng làm đau hơn là chườm đá. Sau khi đỡ đau cũng có thể vận động nhẹ tăng dần để máu lưu thông tốt hơn.
(Lúc bị đau hơi thở bị rối loạn, lúc anh em ta nhổ nước bọt và xoa bóp thì sẽ chú ý hơn vào việc nhổ nước bọt hơn là việc đau, giải quyết khâu tâm lí nên thở tốt hơn, cơ chỗ bị đau có phản xạ co lại, khi chú ý đi vấn để khác thì nó cũng sẽ giãn ra. Theo em thì nguyên lí của việc nhổ nước bọt là như thế)
Chuột rút do kinh nguyệt có thể được chữa bằng uống các thuốc loại ibuprofen, tập thể dục giãn cơ hoặc tắm bồn nước nóng. Nếu các biện pháp trên không giúp giảm đau, đây có thể không phải chuột rút mà là các bệnh khác và có thể khám phụ khoa.
Một số cách xoa bóp:
- Nếu chuột rút ở bắp chân thì kéo chân ra, đồng thời ấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng. Nếu rút ở đùi, nhờ người khác dùng một tay đỡ gót chân để làm cho đầu gối của mình căng thẳng, còn một tay ấn đầu gối xuống dưới. Sau đó xoa bóp vùng bị chuột rút.
- Nếu chuột rút ở bàn chân thì cầm đầu bàn chân kéo nhẹ rồi đứng dậy và đứng thẳng người một lúc nhưng không cho gót chạm đất.
-Có thể dùng dầu hoặc cồn long não xoa bóp vùng bị chuột rút, đồng thời bắt cơ bắp làm việc nhẹ nhàng đến khi hết chuột rút. Tắm nước nóng cũng tốt, giúp các cơ giãn ra, lấy lại tính đàn hồi.
- Chuột rút bàn tay (ít xảy ra) có thể gặp ở những người phải sử dụng bàn tay với động tác lặp đi lặp lại trong một thời gian dài (các nhà văn, người chơi đàn vĩ cầm...). Hãy kéo nhẹ các ngón, rồi xoa bóp bàn tay.
Chuột rút chân lúc ngủ đêm
Chuột rút chân lúc ngủ đêm là sự co cơ có thể xảy ra ở cơ bắp chân, cơ bàn chân trong lúc ngủ hay nằm nghỉ. Triệu chứng có thể là cẳng chân duỗi đơ với các ngón chân quắp xuống. Chuột rút kiểu này có thể xảy thoáng qua trong vài giây hoặc vài phút và sự đau kéo dài một lúc sau đó. Chuột rút kiểu này hay xảy ra với người lớn tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai.
Kiểu chuột rút này vẫn chưa rõ nguyên nhân. Có thể lý do là thiếu một số khoáng chất (magiê, kali, canxi và natri), thiếu nước hoặc nằm bất động lâu quá. Các nguyên nhân hiếm gặp hơn có thể gây ra bởi tác dụng phụ của thuốc men.
Để phòng chuột rút, cần xem mình có yếu tố nào trong nguyên nhân kể trên hay không để tránh. Việc thiếu các chất khoáng có thể xác định được bằng cách thử máu. Uống sữa hằng ngày hoặc bổ sung một hay hai viên canxi mỗi ngày (nhớ uống nhiều nước khi uống canxi) cũng là điều tốt ở người lớn tuổi vì họ hay bị loãng xương. Ở người già, cảm giác khát nước thường giảm đi, do đó, cơ thể có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.
Những người ít vận động có thể phòng ngừa chứng chuột rút ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ ít phút vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chứng này tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu, mất ngủ.
Các bài tập đơn giản làm căng bắp chuối cũng có thể có ích. Một trong những cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một mét, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữ ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lặp lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần trong các tuần tiếp theo. Thường xuyên chườm noán chỗ bị chuột rút nhất là trước và sau khi vận động.
Khi đã bị chuột rút, hãy lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút, rồi sau đó nâng cao chân lên. Đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá.
Nếu các biện pháp trên chưa đủ hiệu quả, một số thuốc có thể giúp ích. Thuốc thường được dùng nhất là Quinine (thường được dùng trị sốt rét). Kinh nghiệm cho thấy tốt nhất là dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Nguyễn Kim Nguyên
Nguyễn Kim Nguyên
Trả lời 10 năm trước

Nhưng mình k bị chuột rút bạn ơi ! Mình bị tê !