Bạn đã biết cách dùng và bảo quản máy đầm cóc?

Máy đầm cóc là loại máy có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản nên được rất nhiều nhà thầu xây dựng lựa chọn để đầm nền, móng khi thi công. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về cách dùng và cách bảo quản máy đầm cóc nhé.

Đặc tính

Máy có cấu tạo và khá đơn giản, với thiết kế nhỏ gọn, rất dễ dàng trong việc di chuyển với một công suất lớn, có hiệu suất ổn định và giúp tiết kiệm nhiên liệu.

Kể cả khi hoạt động trên nền đất khô và nền ướt đều sẽ mang lại hiệu quả cao.

Có khả năng đầm và nén các loại nền, đất, móng, sàn của công trình ở một mức độ chặt nhất định.Nhờ thiết kế nhỏ gọn nên máy có thể làm việc được ở những nơi mà máy đầm lớn hay xe lu không tới được. Khả năng nén chặt được đánh giá là ngang bằng với 1 chiếc xe lu hay 1 máy đầm cỡ lớn.

Thích hợp với các loại công trình dân dụng và công trình quy mô vừa, nhỏ như đường giao thông nông thôn,  đường ống nước, nền móng…

Cách sử dụng máy đầm cóc

Máy đầm cóc thường dùng có 2 loại, 1 loại là dùng điện và một loại là dùng xăng. Cách sử dụng 2 loại máy đầm này không khác nhau quá nhiều. Sau đây là các bước sử dụng:

Bước 1: kiểm tra trước khi vận hành

Máy đầm cóc dùng động cơ đốt trong, nên cần mở máy để kiểm tra lượng xăng còn dư lại và để có thể tính toán bổ sung thêm nếu cần.

Với máy đầm cóc dùng điện thì chúng ta cần phải kiểm tra độ ổn định của đường điện, kiểm tra dây nối để tránh dây bị hở hoặc bị rò điện sẽ rất không an toàn trong quá tình sử dụng. Nguồn điện chạy máy phải là điện 3 pha.

Bên cạnh đó bạn, bạn cũng cần kiểm tra lại các thiết bị bên trong máy, nên mở và chạy thử máy để phát hiện các đặc điểm bất bình thường.

Bước 2: vận hành máy

2 loại máy đầm trên đều được vận hành giống nhau. Sau khi đã hoàn tất việc kiểm tra và thử máy,hãy kéo dây khởi động để động cơ của máy chạy.

Nhớ tăng ga từ từ,  không được tăng ga đột ngột vì sẽ làm giật máy, mất kiểm soát và về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ máy.

Khi máy đã chạy ổn định rồi thì tiến hành đầm nền. Người sử dụng máy đầm cóc cần cầm chắc và làm chủ tay lái để có thể điều khiển máy theo ý muốn và tránh trường hợp máy bị giật nổ, mất kiểm soát.

Đầm đều và lần lượt trên khắp mặt sàn, không nên đầm tập trung một sẽ  gây lồi lõm, mất thẩm mỹ.

Cách bảo quản hiệu quả

Nhớ vệ sinh, lau chùi máy cẩn thận, sạch sẽ, thường xuyên sau khi dùng. Đặc biệt, nhớ làm sạch mặt đầm tiếp xúc với nền.

Tra dầu mỡ định kỳ cho những vị trí cần phải bảo quản bằng dầu mỡ trên máy như là lò xo chân máy, côn văng. Lau sạch lớp dầu cũ rồi hẵn tiến hành tra dầu mới.

Bảo quản máy khi không dùng ở môi trường khô ráo, tránh ẩm ướt sẽ làm máy han gỉ và chóng hỏng. Nên dùng tấm lót để đặt máy ở trên, tránhđể mặt đầm trực tiếp trên nền đất.

Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích về máy đầm cóc.

Chưa có câu trả lời nào