Cẩn thận khi mua laptop cũ

Đánh thẳng vào tâm lý cần mua laptop đã qua sử dụng với giá rẻ, nhiều hình thức gian lận đã giăng bẫy những sinh viên cả tin

Thông thường laptop sẽ có giá cao hơn máy tính để bàn do yếu tố công nghệ chế tạo. Nhiều bạn sinh viên đều hiểu điều này nhưng khi chọn mua laptop cũ với hầu bao hạn chế, các bạn thường tìm đến những mẫu rao laptop cũ, giá rẻ đầy rủi ro.

Sinh viên chọn laptop thay máy tính để bàn nhờ tính di động cao

Thay cấu hình

Mức giá trung bình cho một PC cũ hiện nay gồm màn hình LCD 15 inch, bộ vi xử lý Pentium 4 1.8 GHz, bộ nhớ RAM 512, ổ cứng 40 GB khoảng 2 triệu rưỡi. Cấu hình máy như vậy có thể đáp ứng tốt nhu cầu duyệt web, văn phòng cơ bản phục vụ học tập cho sinh viên nhưng không được sinh viên ưa chuộng. “Máy tính để bàn cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích nên mình thiên về laptop hơn. Ngoài ra, mỗi lần chuyển phòng trọ hay nghỉ hè về nhà, laptop có lợi thế hơn hẳn” - Anh Duy, sinh viên Học viện NIIT, chia sẻ.

Hầu hết sinh viên đều có suy nghĩ tương tự Duy. Thế nhưng với 2 triệu rưỡi thì tại các cửa hàng ở TPHCM, rất khó để mua được một chiếc laptop có cấu hình đủ dùng. Do đó, giải pháp lên mạng tìm kiếm laptop giá rẻ được nhiều sinh viên áp dụng. Có bạn mua được hàng tốt với giá rẻ nhưng cũng không ít bạn ngậm ngùi vì “tiền mất tật mang”.

Anh Tấn - sinh viên Trường Đại học Thể dục Thể thao, quận Thủ Đức – cho biết: “Cách đây gần tháng có người bạn chung dãy phòng trọ mua qua mạng chiếc laptop Dell cũ với giá 3 triệu đồng. Cấu hình máy được giới thiệu là Pentium 4... Kiểm tra tại chỗ, máy chạy ổn định và đúng cấu hình. Khi về dùng được ba ngày thì máy hay bị treo, kiểm tra mới biết máy có cấu hình “ảo”, thực chất chỉ là Pentium 3! Liên lạc người bán thì ò... í... e...!”.

Còn Phúc, sinh viên Trường Đại học Hoa Sen, bực tức vì bị lừa khá tinh vi. Phúc chọn mua laptop IBM X31 tại một cửa hàng trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 – TPHCM với mức giá 4 triệu đồng. Đây là mức giá phù hợp nhưng khi kiểm tra cấu hình thực tế trên website chính hãng, anh biết máy đã bị thay thế bộ nhớ RAM và ổ cứng có mức dung lượng thấp hơn. Việc tráo hàng như vậy giúp cửa hàng kiếm thêm vài trăm ngàn đồng chênh lệch.

“Bẫy” công nghệ cao

Trường hợp người bạn của anh Tấn là không hiếm. Họ là đối tượng mà bọn lừa đảo nhắm đến với tiêu chí “laptop giá rẻ, cấu hình tốt cho sinh viên”! Hiện nay, việc làm cấu hình “ảo” cho laptop là không khó. Có thể dễ dàng thực hiện qua phần mềm, can thiệp thẳng vào Regitry trong Windows để thay đổi thông số cấu hình máy. Ngoài ra, chúng còn khóa các phím chức năng vào BIOS trên máy nhằm hướng sự kiểm tra cấu hình phần cứng thông qua lệnh “dxdiag” phổ biến trong Windows - nơi chúng đã giăng sẵn bẫy.

Cấu tạo laptop phức tạp nên khó nhận biết máy có bị sửa hay không

Nhiều sinh viên khi mua laptop cũ qua mạng thường rất chủ quan với một ít kiến thức sử dụng máy của mình. “Các lệnh kiểm tra cấu hình laptop hay thông qua phần mềm chuyên dụng như CPU-Z, Everest... đều có thể bị đánh lừa bởi những tiểu xảo làm giả cấu hình laptop hiện nay. Cách kiểm tra cấu hình laptop đáng tin nhất là vào thẳng BIOS xem trực tiếp. Đối với một số mẫu laptop khóa BIOS thì nên tham khảo cấu hình máy trước khi mua là yên tâm nhất” - Anh Hoài, kỹ thuật viên, tư vấn.

Đối với sinh viên không rành máy tính, nhất là các bạn nữ thì lại dễ mắc “bẫy” hơn ở ngoại hình của laptop. Nhiều mẫu laptop được sản xuất cách đây ít nhất cũng 5 năm, đã sử dụng ở nước ngoài rồi thanh lý sang Việt Nam nhưng khi rao bán thì vẫn mới 98%! Đó là các laptop đã được thay vỏ (sản xuất tại Trung Quốc) nhằm tăng sự thu hút khi lựa chọn của sinh viên trong khi phần cứng máy đã sửa chữa nhiều.

Ngoài ra, nhiều sinh viên thấy giao diện hệ điều hành Windows 7 mới nhất dễ lầm laptop có cấu hình “đỉnh” mà bán rẻ vội mua ngay. Phân tích kỹ sẽ thấy Windows 7 muốn chạy mượt mà cần có cấu hình mạnh hơn các laptop cũ mà cấu hình phổ biến là Pentium 4. Giao diện bóng bẩy của Windows 7 trên nền Windows XP có được là do các phần mềm tạo giao diện “hô biến”.

Những điều lưu ý

Mua ban laptop cu cần nhiều kỹ năng, kinh nghiệm hơn khi mua máy tính để bàn. Tốt nhất bạn nên tìm người rành kỹ thuật đi cùng. Ngoài ra, một số thao tác kiểm tra máy sẽ giúp ích cho bạn:

1. Kiểm tra tất cả các phím bấm, cổng kết nối, ổ quang...

2. Cách kiểm tra cấu hình laptop đáng tin nhất là vào thẳng BIOS xem trực tiếp và đối chiếu với cấu hình trên website chính hãng.

3. Kiểm tra vỏ máy. Nếu có nứt, vỡ... có thể máy đã bị rơi, rớt.

4. Kiểm tra màn hình LCD (điểm chết, bầm...). Gập đóng, mở màn hình nhiều lần để kiểm tra cáp kết nối.

Nguồn: http://dienmaysaigon.com.vn
Chưa có câu trả lời nào