Trả góp laptop có đáng tin ko ?

Trả góp laptop có đáng tin ko,lám sao để biết mình mua máy mới brandnew? mua máy trả góp ở đâu là yên tâm đây??
thuy linh
thuy linh
Trả lời 14 năm trước

Hiện nay việc bán trả góp laptop đã trở nên rất phổ biến, có tới hàng trăm điểm bán trên toàn quốc với các điều kiện khác nhau nên câu hỏi của bạn tuy ngắn nhưng để trả lời rõ ràng, thỏa đáng tôi nghĩ cũng khó vậy bạn vui lòng vào các trang web liên quan tham khảo giá, cấu hình máy, chọn phương thức trả góp sao cho phù hợp với điều kiện của bạn là được. Bạn gõ vào Google từ khóa: Trả góp laptop.

Tiện đây mời bạn xem bài "Ký sự mua laptop trả góp ở Thế Giới Di Động" tuy là tin cũ và nay 2010 có thể họ (nơi bán trả góp) đã cải tiến phương thức nhưng dù gì đó cũng có thể là các thông tin hữu ích giúp bạn trong quá trình tìm mua laptop trả góp. Thân chào.

***


Dạo này đi qua mấy cửa hàng Thế Giới Di Động đều thấy treo quảng cáo “Búng tay có ngay laptop”, một chương trình hỗ trợ người dùng mua trả góp laptop của Thế Giới Di Động và sực nhớ đến enty F***KING TGDD ngày trước post bên blog Yahoo! 360. Do đó, hôm nay viết lại cái entry này, dĩ nhiên với lời lẽ “lịch sự” hơn, xem như một trải nghiệm đáng nhớ.

Ký sự mua laptop

Ngày 20.3.2008: Tôi có dạo qua một số website để tìm hiểu các chương trình trả góp laptop với ý định sắm một chiếc nhằm phục vụ cho công việc và học tập trong thời gian tới. Trong quá trình tìm kiếm, tôi có bắt gặp chương trình “Búng tay có ngay laptop” được giới thiệu trên website của Thế Giới Di Động. Nội dung của chương trình trả góp này cho phép người vay vốn mua laptop với 0% lãi xuất và máy mà tôi chọn là chiếc Acer TrateMate 4520 với giá hơn 12 triệu.

Ngày 21.3.2008: Tuy địa chỉ các địa điểm phỏng vấn trên web đã ghi rõ bao gồm 5 địa điểm ở khắp TP.HCM, nhưng để an toàn, tôi vẫn gọi điện thoại đến số 1900 561 292 để hỏi rõ chi tiết. Và nhân viên trực tổng đài này đã hướng dẫn tôi đến siêu thị Thế Giới Di Động tại 182 Nguyễn Thị Minh Khai hoặc 708 Nguyễn Trãi để làm thủ tục, hồ sơ…

Trưa hôm đó, tôi cùng mẹ lên 182 Nguyễn Thị Minh Khai (từ nhà lên đây khoảng 30′) để làm thủ tục. Tuy nhiên, nhân viên tại đây đã từ chối với lý do không có nhân viên và chỉ tôi qua 708 Nguyễn Trãi.

Mất thêm 30′ nữa để chạy từ Nguyễn Thị Minh Khai sang 708 Nguyễn Trãi. Tại đây vừa vào là thấy bàn làm việc của SG VietFinance (SGVF – quỹ tín dụng, hỗ trợ chương trình trả góp này) được vây quanh bởi khá đông người muốn mua hàng. Như thông tin ghi trên web, tôi đến bàn và nộp hồ sơ bao gồm Hộ khẩu và CMND.

Tuy nhiên, sau khi chờ đợi 30′ thì nhân viên SGVF đã từ chối hồ sơ của tôi và yêu cầu tôi phải lấy giấy thêm giấy đăng ký của SGVF và yêu cầu xác nhận tại phường. Tôi phải mất thêm 15′ nữa để lấy được 1 mảnh giấy duy nhất vì phải đợi cô nhân viên làm xong mớ hồ sơ nọ trước khi được ra về trong nỗi bực dọc.

Ngày 22.3.2008: Chuẩn bị xong toàn bộ giấy tờ, chiều 22.3.2008 lúc 14h tôi lại cùng mẹ lên Thế Giới Di Động 708 Nguyễn Trãi với ý nghĩ “búng tay có ngay laptop” như quảng cáo. Thế nhưng, cái tôi nhận được thì hoàn toàn trái ngược.

Đầu tiên, nhân viên nam của SGVF cho biết: “Chương trình “Búng tay có ngay laptop” đến ngày 29.3.2008 mới bắt đầu (?!). Tuy nhiên, vẫn có thể mua laptop trả góp với điều kiện có lãi, mỗi tháng khoảng 200.000đ“. Khoảng 30′ sau, một người khác cũng hỏi về chương trình này và nhân viên ấy lại trả lời: “Hiện tại dòng máy này đang bị lỗi phần mềm, phải đợi chuyên gia từ Pháp sang sửa, nên chưa thể bán được” (?!). Do bản tính nôn nóng, nên tôi quyết định chấp nhận hình thức trả lãi này và tìm chọn một con laptop khác dĩ nhiên với cấu hình cao hơn cái Acer Tratemate 4520 định mua ban đầu. Sẵn có máy tại đây, tôi vào web của Thế Giới Di Động để tra cứu và chọn cho mình IBM Lenovo (không nhớ series) với giá 16 triệu.

Sau 2 tiếng chờ đợi, mớ hồ sơ của tôi cũng được nhân viên nữ của SGVF ngó ngàng tới. Câu đầu tiên chị ấy hỏi là: “Anh đã sang 182 Nguyễn Thị Minh Khai chọn máy chưa?“, tôi trả lời: “Em chọn trên web TGDĐ rồi” và đưa series máy cho chị ấy. Chị ấy nhấc điện thoại rồi gọi sang TGDĐ Minh Khai để hỏi xem còn hàng không, sau đó quay sang tôi lắc đầu: “Hết hàng rồi anh ơi!” và không quên nhắc thêm: “Anh chịu khó sang Minh Khai chọn máy rồi quay lại đây nha” rồi dẹp mớ hồ sơ của tôi sang một bên để tiếp tục người khác.

Dĩ nhiên, chẳng đời nào tôi lại bỏ thêm 30′ để chạy ngược lại 182 Nguyễn Thị Minh Khai. Trong đầu vẫn nghĩ đơn giản: “Web để làm gì mà không tra nhờ?“. Lần này để chắc ăn, tôi chọn 1 lúc 2 em IBM Lenovo ở gần đó, một em 17 triệu và 1 em 14 triệu rồi quay trở lại bàn hồ sơ với một niềm tin mãnh liệt. Như thường lệ, chị ấy lại gọi sang TGDĐ Minh Khai kiểm tra và lại quay sang tôi lắc đầu: “Hết hàng rồi anh ơi!“.

Hơi bực mình, nhưng cũng ráng quay qua máy kiếm thêm, lần này là con Acer khoảng 15 triệu. Oái ăm thay, một lần nữa chị ấy lại gọi điện kiểm tra và lại thông báo: “Hết hàng rồi anh ơi!“.

Ức chế! Một phần vì cái trò “hết hàng” của ả, một phần vì cả 2 nhân viên này đều làm việc hết sức lề mề. Nên tôi hỏi luôn số điện điện thoại TGDĐ Minh Khai để khỏi trực tiếp cho tiện. Lần này là họ nhà Dell: Vostro 1400 và Inspiron Red 1420. Tuy nhiên, lần cuối này cũng không khá hơn bao nhiêu, câu trả lời vẫn quen thuộc: “Hết hàng rồi anh!“. Điên tiết, tôi quát qua điện thoại: “Mấy anh làm ăn kiểu gì hỏi đến cứ hết hàng trong khi website vẫn đầy đủ là sao?” thì anh ấy lịch sự: “Website chỉ dùng để tham khảo thôi, có gì anh đến 182 Nguyễn Thị Minh Khai chọn trực tiếp nhé“.

Đến đây thì đồng hồ đã điểm 17h30, tương đương với việc mất cả một buổi chiều gần 4 tiếng kẹt trong cái vòng luẩn quẩn này và không làm được bất cứ một cái gì cả. Bỏ về, lòng tự hứa không bao giờ trở lại siêu thị di động được gọi là lớn nhất TP. HCM này lần nào nữa.

Phong cách làm việc và tổ chức thiếu chuyên nghiệp

1. Thiếu chuyên nghiệp thấy rõ nhất là sự bất nhất giữa thông tin trên website và sự thật, thể hiện ở các điểm sau:

  • Địa điểm làm hồ sơ: Trên web là 5 điểm nhưng thực tế chỉ có 1 điểm là 708 Nguyễn Trãi.
  • Thủ tục làm hồ sơ: Trên web chỉ yêu cầu Hộ khẩu và CMND, hoàn toàn không đề cập gì đến giấy đăng ký của SGVF có xác nhận của phường. Vậy nhỡ người nào từ Đồng Nai lên mua thì sao?
  • Thời gian tiến hành chương trình: Theo nhân viên thì đến 29.3.2008 mới bắt đầu nhưng từ 20.3.2008 đã xuất hiện quảng cáo trên web, ngoài ra không hề đề cập đến thời gian nào khác.
  • Dữ liệu: Trên web mặc dù có hình ảnh, giá cả, bình luận và hiện trạng (còn hàng/hết hàng) đầy đủ, nhưng thực tế gọi đến là báo hết hàng (hay không có hàng?).

2. Cái thiếu chuyên nghiệp thứ hai và cũng rất lố bịch là tổ chức gian hàng bán máy ở một nơi (182 Nguyễn thị Minh Khai) trong khi làm thủ tục lại ở một nơi khác (708 Nguyễn Trãi). Như vậy, để mua được laptop, người mua phải đánh ít nhất 2 vòng thành phố để lựa chọn và làm thủ tục (?!)

3. Thiếu chuyên nghiệp trong tổ chức nhân sự. Dễ thấy từ hôm 20.3.2008 là số người tham gia và chương trình này là rất đông. Tuy nhiên, SGVF & TGDĐ lại chỉ bố trí 2 người để làm toàn bộ công việc trên (nhân viên nam duyệt, nhân viên nữ phỏng vấn). Hậu quả là người mua phải chờ ít nhất 3 tiếng để có được cái mình muốn trong khi quảng cáo là “búng tay có ngay laptop” (?!). Chưa kể, anh chàng nhân viên nam khi được hỏi còn nổ: “Dàn máy này vài chục nghìn USD nên không thể trang bị nhiều được” (?!) trong khi chị nữ thì có tốc độ gõ phím thuộc loại tập sự, lần đầu tiếp xúc với máy vi tính.

4. Phong cách làm việc quan liêu. Ngày đầu đến và đợi 15′ chỉ để lấy một mảnh giấy duy nhất bởi vì nhân viên cứ: “Đợi làm xong hồ sơ này đã!”. Còn ngày hôm sau thì giữa một đống người chờ chực, mà nhân viên nam vẫn can đảm “giải đáp thắc mắc về tin học” qua điện thoại cho một chị nào đó cùng công ty.

Tình hình là cách đây mấy hôm, cô bạn mình cũng bị “củ hành” khi đến Thế Giới Di Động để làm cái này. Do đó, bạn nào có ý định đến với siêu thị di động lớn nhất TP. HCM này thì hãy suy sét cẩn thận nhé.

(vuphuong87.wor dpress.com)
fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 14 năm trước

Hệ thống TGDD làm ăn tệ thật.
Mình khuyên bạn chủ thớt nên để dành tiền rồi hẵng mua, kiểu bán trả góp ở VN giờ chưa hoàn thiện đâu. Mua trả góp giờ lãi rất cao, máy tính chất lượng kém mới mang ra bán trả góp.
Bạn cứ tích kiệm tiền hoặc thiếu thì vay mượn bạn bè mua tiền tươi thóc thật vẫn kinh tế nhất.
Mình bỏ tiền ra mình được quyền chọn lựa, chứ cái kiểu trả góp toàn bị bán hàng nó hành lại thôi.
Em nghèo em mua đồ rẻ tiền em dùng trước, như mình hồi xưa chưa có tiền mua máy xịn thì mua máy đểu dùng cho nó thành thạo rồi có tiền mua máy xịn dùng sau. BG bạn cứ mua máy rẻ tiền dùng trước để đáp ứng công việc đã, khi nào có tiền đổi máy xin hơn sau.
Chúc bạn mua được laptop ưng ý.

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 14 năm trước

Không nói đến chuyện thủ tục rườm rà và mất rất nhiều thời gian kèm theo n chuyện bực mình, mình đi mua máy mà cứ như là đi ăn xin thì cái quan trọng nhất bạn cần tham khảo, đây là chuyện nội bộ của 1 chương trình bán hàng trả góp của 1 cty khá uy tín. Toàn bộ hàng được đưa lên bán trả góp là những mặt hàng như người ta nói là refurbished, tức là các máy trưng bày, máy trả lại vì 1 lỗi nào đó và đã bảo hành, tử tế hơn là máy lỗi mốt hay tồn kho với thời gian bảo hành chỉ còn lại 1 nửa hay 1/3. Tiêu thụ được những mặt hàng đó đã là thành công của cty, nhưng khốn nạn hơn, lợi dụng vào việc trả góp và giảm giá mù mờ và đánh vào tâm lý ham rẻ và ko hiểu biết về thị trường cũng như quyền lợi của bản thân của 1 bộ phận khách hàng, phần lớn máy được tâng giá lên mặt bằng cao hơn rồi đem ra bán (cũng giống như các mặt hàng giảm giá... nhiều % trước khi giảm giá đã tâng giá lên từ 20 - 30%).
Nói thực là người làm KD ở Việt Nam đặt chữ tiền lên chứ tín, còn người tiêu dùng VN thì ham lợi nên cứ nhắm mắt cắm đầu vào mua mà ko suy nghĩ...

djshg
djshg
Trả lời 14 năm trước

Bán cứ đưa ra mức tiền bạn có, nhu cầu sử dụng các bạn trong HHVN sẽ tư vấn cho bạn chọn được 1 cái lap ưng ý.
Đừng nóng vội, mua được cái ưng ý rất khó, phải xem kỹ,
theo kinh nhiệm của mình bạn nên bỏ 1 đến 2 tuần tìm kiếm thông tin trong diễn đàn, nhìn nhận và đánh giá theo tiêu chí của bạn, xem xem được và mất ntn?
Mình :
1. Số tiền mình có thể bỏ ra mua máy: Cái này là cái dễ nhất và cũng là cái khó nhất. (Thời điểm hiện tại : 15.000.000 trở lên là ok nhất)
2. Cấu hình máy để mình chọn lựa hợp với giá tiền đã có: Thương hiệu, cấu hình, mẫu mã, độ bền xem đã phù hợp với tiêu chí bạn đưa ra chưa.
3. Lựa chọn nơi bán: Chế độ bảo hành, nguồn gốc xuất xứ (uy tín của cửa hàng rất quan trọng), nơi bảo hành ở đâu?
4. Đi mua bạn nên rủ 1 người nào đó có kinh nghiệm để đi cùng, vì người này sẽ tìm được những sai sót của máy
5. Yêu cầu người bán đưa ra được những yêu cầu cụ thể của mình đã chuẩn bị sẵn ở nhà.

Mình bỏ tiền ra mình phải được chọn lựa kỹ càng (thường phải kiểm tra phần cứng của máy xem đã đúng và đủ chưa?), khi đã cầm máy về là khó có cơ hội mà yêu cầu họ nữa.

Thời gian đầu: bạn nên làm chủ chiếc máy, tìm hiểu về máy hoạt động ntn? Cách sử dụng cài đặt, ... diễn đàn sẽ giúp đỡ bạn.
Cuối cùng: nên backup dữ liệu, mình thường mua 1 chiếc đĩa boots mới nhất về và làm 1 file ghost cho máy, vừa đỡ tốn thời gian vừa an tâm sử dụng.

Chúc các bạn mua được máy tính ưng ý.