Môi khô do đâu?

Nếu môi bạn đang gặp phải tình trạng khô rát, bong tróc nặng nề trong cả năm thì có lẽ phạm phải một số thói quen sai lầm trong cuộc sống hằng ngày. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại một số lý do khiến môi bạn khô dù đã sử dụng son dưỡng.

Thừa vitamin A
Image result for Thừa vitamin A

Theo quy định, mỗi ngày bạn chỉ nên cung cấp đủ 25000 IU vitamin A cho cơ thể. Nếu bạn đang dùng quá nhiều các thực phẩm như gan, cà rốt, bí đỏ, khoai lang,... hoặc đang uống thuốc để bổ sung khoáng chất thì nên dừng lại ngay. Vì việc tiêu thụ quá nhiều dẫn đến thừa vitamin A sẽ làm môi bạn khô đấy.

Không chống nắng cho môi

Image result for Không chống nắng cho môi

Ngoài việc bôi kem chống nắng cho mặt khi ra ngoài đường thì bạn cũng nên dùng các loại son có chỉ số chống nắng mỗi khi ra ngoài để bảo vệ đôi môi một cách tốt nhất. Hoặc có thể thoa một lớp kem chống nắng lên môi cũng được. Ngoài ra việc giữ ẩm cho đôi môi cũng là cách để môi căng mọng, hồng hào trrong những ngày đông lạnh giá đó.

Kiểm tra lại kem đánh răng đang sử dụng

Image result for Kiểm tra lại kem đánh răng đang sử dụng

Có lẽ không bạn nào ngờ tới kem đánh răng cũng khiến môi khô ráp. Có một loại kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate. Thành phần này có thể gây kích ứng khiến môi khô và nứt nẻ. Do đó, hãy kiểm tra lại kem đánh răng của mình nếu có thành phần trên thì bạn hãy đổi sang loại khác để hạn chế tình trạng môi bong tróc nhé.

Uống ít nước

Image result for Uống ít nước

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày không chỉ giúp da đẹp hơn, hồng hào hơn mà môi cũng thế. Vì môi không có các tuyến dầu như da nên khi không uống đủ nước thì môi sẽ dễ bị khô, nứt, bong tróc và chảy máu.

Liếm môi thường xuyên

Nếu bạn đang có thói quen này thì bạn cần phải bỏ ngay. Vì việc liếm môi sẽ không khiến môi bạn thêm ẩm đâu. Thậm chí còn khiến môi bạn khô hơn lúc ban đầu.

Dấu hiệu của bệnh

Nếu đã thử qua mọi phương pháp để chữa khô môi mà vẫn không khỏi thì có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó. Cụ thể, với bệnh tuyến giáp, vẩy nến thì môi bạn sẽ khô và bong tróc nhiều hơn lúc bình thường. Với bệnh Perleche, viêm môi góc cạnh hoặc đái tháo đường thì da xung quanh miệng cũng sẽ bị khô. Vì vậy điều bạn nên làm ngay lúc này là đến bệnh viện và kiểm tra ngay để có các phương pháp chữa trị kịp thời.

Trên đây là 6 lý do khiến môi bạn bị khô không chỉ vào mùa đông. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

Chưa có câu trả lời nào