Có nên mua xe máy điện ko?

Xăng tăng giá, em định mua xe máy điện để thay cho xe máy chạy xăng, nhưng mà không biết có nên mua hay không, có những lợi hại gì khi sử dụng xe máy điện. Các mẹ nào dùng rồi hoặc định dùng hoặc có kinh nghiệm gì về sử dụng xe máy điện thì tư vấn cho em với nhé. Cảm ơn các mẹ nhiều nhiều.

duong hoang hai
duong hoang hai
Trả lời 13 năm trước

không nên mua xe may điện đâu bạn nhé. xe điện mắc lam .không đi xa được. sử dụng một thời gian thì yếu .mau hết năng lượng lắm ở ngoài thì ít sửa loại xe này dễ dắt bộ lắm lắm .... .mình cũng từng chạy nên cũng am hiểu chút . vạy sao bạn không mua 1 chiếc xe máy cũ về sửa lại thì lợi hơn , không thì mua xe mới ban nhé .

Cao Hoàng Minh
Cao Hoàng Minh
Trả lời 12 năm trước

Theo mình thì nên mua chứ, mình mua cho mẹ mình 1 chiếc giống như xe atila đi 2 năm rùi vẫn ngon ơ. Đi tiết kiệm mà nhẹ nhàng về nhà mình toàn lấy nó đi chứ ít khi di đi xe máy.Mình khuyên bạn nên mua 1 cái nêu bạn là dân văn phòng hoặc sinh viên. Hôm trước mình có đi qua 275 Lương Thế Vinh - Hà Nội thấy ở đó có bán mấy mẫu xe đẹp lắm giá cả cũng hợp lý, các bạn nên qua đó xem thử để được tư vấn cụ thể.

Chúc bạn mua đc chiếc xe ưng ý.

hoangbinhpc
hoangbinhpc
Trả lời 12 năm trước

Xe máy điện giá cao, khấu hao gần như xe xăng vì tiền thay acquy khá tốn. xe dùng 4 bình acquy

Xe đạp điện giá mềm hơn, ít tốn điện hơn hết điện lại đạp được nhưng hình thức ko đẹp lắm, vận tốc thấp khả năng kèm thồ hàng cũng kém, khấu hao nhỏ

Nếu tính về kinh tế thì xe đạp điện là ok nhất. Vẫn nên giữ ngựa sắt ở lại để phục vụ đi đường xa hoặc việc đột suất.

rtỵky
rtỵky
Trả lời 12 năm trước

So với xe gắn máy, sử dụng xe đạp điện đơn giản hơn vì không cần đăng ký, cũng không cần đội mũ bảo hiểm, tốc độ xe không cao...
Tuy nhiên, đi xe đạp điện cũng có hạn chế như xe hay trục trặc và mau hết điện.

Về cấu tạo, xe đạp điện cũng có các chức năng tương tự xe máy như còi, đèn xi-nhan, đèn pha, đèn cốp, công tắc khóa yên xe, thắng trước và sau, khoang để đồ rộng rãi... Thậm chí còn có chống nghiêng, chống đứng. Sườn xe được làm bằng khung sắt, phuộc trước, phuộc sau đều có lò xo giảm xóc. Xe sử dụng bánh mâm, bánh căm; sử dụng nhiều loại vỏ xe, có ruột xe và bơm hơi...

Đặc biệt nhất là xe đạp điện không có động cơ như xe máy mà chỉ sử dụng bình điện, môtơ và dây cua-roa hoặc dây xích để kéo bánh xe hoạt động. Thông thường môtơ được đặt trên thân xe, truyền tải với bánh xe bằng xích sắt hoặc bằng dây cua-roa. Tuy nhiên, một số xe điện có môtơ được đặt trực tiếp trong đùm bánh xe sau để kéo trực tiếp vào bánh xe. Một số xe có hình dáng thon còn được lắp đặt thêm bộ phận đạp giống như xe đạp để khắc phục sự cố khi bình điện hết điện, môtơ bị hư... Thời gian sạc bình điện khoảng bốn giờ, bình điện sạc đầy có thể hoạt động được 100 km.

Theo một số chuyên gia, xe đạp điện dễ trục trặc nhất ở bộ phận bình điện. Cụ thể, bình điện không cầm hơi, sạc điện không vô hoặc có hiện tượng báo sạc bình đã đầy nhưng thực chất không có nhiều điện nên khi chạy được vài km là phải đạp! Đối với xe có môtơ phát lực kéo trực tiếp được gắn vào đùm xe có bộ phận ngắt điện tự động, khi dừng xe máy sẽ tự động ngưng hoạt động. Đối với xe có bộ phát lực gắn ở trục giữa không có bộ phận ngắt điện tự động nên dễ trục trặc.

Khi chọn mua xe nên kiểm tra bình ắcquy xem có chổi than hay không. Bạn đề nghị mở nắp xem bình bên trong, nếu có chổi than sẽ thể hiện bằng hai dây điện có màu đỏ và đen nên ít bị trục trặc. Nhưng nhược điểm lớn của loại có chổi than là tốn nhiều điện. Đối với loại bình điện không có chổi than thì tốn ít điện năng nhưng dễ bị hư hỏng, chi phí sửa chữa cao. Ngoài ra, nên chú ý đến bộ phận che chắn bụi, nước. Nếu không kín thì bụi, nước sẽ xâm nhập vào bộ phận phát lực kéo, bình điện, sẽ dẫn đến hỏng hóc.

Cũng có loại xe đạp điện giống xe máy nhưng hàng không nhiều, giá đắt, gần 10 triệu đồng/chiếc. Các loại xe này có bánh mập (giống xe địa hình), vành bằng gang đúc loại nhỏ, được phụ nữ và người già ưa dùng. Loại này bình ắcquy được thiết kế ở bên trong, không lộ ra ngoài hoặc được lắp ngay dưới yên, rất thuận tiện khi sạc điện hay tháo ra, lắp vào.

Khi mua xe cũng nên quan sát và hỏi rõ thông tin về hệ thống điện, ắcquy, vị trí đặt môtơ và mạch điều khiển. Vị trí động cơ cũng khá quan trọng vì khi trời mưa hoặc bị ngập, nước vào trong động cơ dễ làm hỏng xe. Bộ điều tốc để thấp dưới gầm xe khi ngập nước cũng dễ bị hư.

Trong xe đạp điện, bộ phận hay hỏng nhất là ắcquy. Nếu dòng phóng ra của ắcquy luôn giữ ở mức bằng 1/10 dung lượng đã nạp thì ắcquy sẽ có độ bền cao. Do vậy, trong quá trình sử dụng không nên đi hết ắcquy, không nên để ắcquy cạn kiệt mới nạp ắcquy.

Không nên đi xe khi điện ắcquy thấp hơn giới hạn cho phép. Nạp điện hàng ngày, kể cả không chạy cũng phải nạp điện, nếu để lâu không nạp điện dễ hỏng ắcquy. Nếu ắcquy đã sử dụng không để quá ba tháng, ắcquy chưa sử dụng không để quá sáu tháng. Nếu hỏng một ắcquy bên trong sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hai ắcquy còn lại, lúc đó có thể sẽ phải thay cả ba ắcquy (giá thay ắcquy khoảng 700.000-800.000 đồng/bình).

Nếu xe phải lên dốc, chở nặng thì nên tắt động cơ và... đạp. Hoặc nên đạp lấy đà trước khi bật động cơ để giúp máy của xe bền hơn.

trần anh đức
trần anh đức
Trả lời 12 năm trước

Nếu bạn dư giả tiền bạc muốn sắm một chiếc để đi lượn cùng bạn bè chơi cho vui thì mua. Với ưu điểm tiết kiệm, xe máy, xe đạp điện đang lên cơn sốt khi xăng tăng giá. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng thì việc sửa chữa, thay thế những phụ kiện của dòng sản phẩm này còn quá tiền xăng.

Xe điện chạy được dưới trời mưa

Chưa bao giờ, thị trường xe đạp, xe máy điện lại được mùa như thời điểm hiện nay. La liệt ở các phố Bà Triệu, Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội), Võ Thị Sáu (TP HCM), sản phẩm được nhập từ Nhật (hàng đã qua sử dụng), Trung Quốc và hàng trong nước sản xuất được bày bán với giá từ 5-7 triệu đồng/xe đạp điện; từ 8-13 triệu đồng/xe máy điện, tuỳ theo từng loại sản phẩm.

Đối với dòng xe đạp, hầu hết các sản phẩm đều được gắn đèn pha chạy đêm, đèn xi nhan, đồng hồ báo điện năng, giỏ đựng đồng hồ, hộp phụ tùng. Đối với sản phẩm xe máy điện, thị trường hiện đang sốt với dòng sản phẩm nhái y chang xe tay ga cả về trọng lượng lẫn kích thước.

Theo anh Phạm Thành Nam Trân, nhân viên Công ty Cổ phần Quốc tế Minh Việt (TP HCM), nhà phân phối sản phẩm trên cho biết: hầu hết sản phẩm tung ra đều bán hết ngay bởi ưu điểm của dòng xe máy điện này là có thể chạy được dưới trời mưa. Tuy nhiên, nhân viên này cũng khuyến cáo để an toàn, chỉ chạy trên đường nếu nước ngập tới nửa bánh xe mà thôi.

“Ngựa sắt” dễ lâm bệnh vì chở quá tải

Anh Trương Duy Đại, Phó Giám đốc xưởng sửa chữa cơ khí Phương Nam cho biết: Bộ phận hay bị hỏng nhất của dòng xe máy, xe đạp điện là ắc quy, nếu luôn lâm vào tình trạng cạn kiệt thì phụ kiện này sẽ rất chóng hỏng hoặc để quá lâu không nạp điện, ắc quy cũng sẽ hỏng.

Vì vậy, thay vì để hết ắc quy, mọi người nên nạp điện hàng ngày. Thông thường ở xe đạp, xe máy điện đều có từ 3-4 ắc quy. Khi một trong số này bị hỏng cần phải thay ngay, nếu không các ắc quy còn lại sẽ bị hỏng theo.

Đi xe máy điện nên đội MBH

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ phòng chống thương vong châu Á vẫn khuyến cáo người dân nên đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tính mạng. Vì với vận tốc tối đa của xe máy điện là 40km, khi xảy ra tai nạn vẫn có thể gây chấn thương sọ não.

Vì đang là mùa mưa nên khi mua xe đạp, xe máy điện, người tiêu dùng nên lưu ý đến vị trí đặt động cơ, mô tơ và mạch điều khiển. Bởi nếu những bộ phận này đặt dưới gầm xe hoặc quá thấp khi trời mưa ngập nước, dễ bị hỏng hoặc chập điện. Nhưng nếu động điện cơ được gắn ở bánh xe, ưu điểm là có lợi hơn về lực nhưng khi va chạm dễ ảnh hưởng đến động cơ.

Vì vậy, nên tuỳ vào địa hình để lựa chọn. Nếu đi trong thành phố, nước ngập úng nên chọn loại xe có động cơ đặt trong hộp giảm tốc dưới yên xe. Mặc dù xe máy điện hiện nay rất thời trang, nhưng người tiêu dùng cũng lưu ý khi sử dụng dòng sản phẩm này phải luôn xạc điện đầy đủ hoặc mang sơ cua ắc quy bên ngoài vì nếu hết điện ngang đường, người đi xe chỉ còn nước xuống dắt bộ vì “ngựa sắt” không thiết kế có bàn đạp như xe đạp điện.

Một trong những sai lầm của người tiêu dùng hiện nay, là không sử dụng đúng trọng tải được khuyến cáo đối với xe đạp, xe máy điện. Do đó, ắc quy dễ bị vênh bản cực do phải chịu lực quá tải dẫn đến chập điện, xe không chạy được.

Giải thích tình trạng trên, anh Đại cho rằng một chiếc xe thông thường có tải trọng 100kg, chỉ có thể chạy đúng tốc độ của nó là 30-40km/giờ và được chở tối đa 60kg. Nếu một người nặng đủ 60kg mà chở thêm một người lớn nữa thì chắc chắn dẫn đến tình trạng điện bị om và dễ cháy hoặc làm giảm độ bền của xe do bị quá tải.

Tương tự, khi lên dốc quá cao cũng không nên chạy bằng điện tránh tình trạng quá tải mà nên tắt điện và đạp lên dốc (đối với xe đạp điện).

3S Graphic Design
3S Graphic Design
Trả lời 12 năm trước

Em nghĩ nếu mua để đi lại gần như đi chợ, đi học thì cũng nên mua, đỡ tốn xăng mà lại sang, Em cũng đang dự định mua, nhưng cũng phải chuẩn bị xem nơi bán bình điện :D

Nguyen Nga
Nguyen Nga
Trả lời 6 năm trước
Mình thấy xe máy điện của dkbike giá rẻ, đẹp, như ng ko biết bao lâu thì thấy acquy