Chọn mua xe ô tô đã qua sử dụng, ai có kinh nghiệm tư vấn cho em?

E mua xe qua sử dụng tầm 300 triệu.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Việc tìm mua và sở hữu cho mình một chiếc ô tô cũ với số tiền vừa phải đã trở thành lựa chọn hợp lý, nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn và thuế tiêu thụ đặc biệt mới sẽ được áp dụng vào ngày 1/4 tới.

Để có thể mua được một chiếc xe đã qua sử dụng có chất lượng tốt, đáp ứng một số yêu cầu như: an toàn, tiện nghi, thời trang, tốc độ… nên chú ý tiến hành hai bước theo trình tự: kiểm tra và lái thử xe

Kiểm tra phần động cơ xe: có thể nghe động cơ vận hành êm và bảo đảm không có tiếng gõ hoặc rè trong động cơ, đạp mạnh ga để nghe động cơ có hú hay không, ngắt côn và thả nhẹ để xem xe có di chuyển không, nếu xe di chuyển chậm và có tiếng gầm máy thì nên kiểm tra lại.

Kiểm tra các thiết bị điện như: đèn xe, gạt nước, còi … xem những thiết bị trên còn vận hành tôt không. Kiểm tra thân xe và các khe cửa xem coi xe có bị chắp vá hay sơn lại không vì nếu có thì màu sơn luôn có điểm khác nhau. Những chỗ chắp vá sẽ có biểu hiện khác thường như không khít, khe hở không đều nhau…
Nếu biết chọn, bạn có thể mua được những chiếc xe có chất lượng còn tốt với giá hợp lý

Nội thất cần kiểm tra máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống sưởi của xe, cửa số trời (nếu có), các chức năng điều khiển của ghế bằng cách vận hành tất cả các phím điều khiển ghế để kiểm tra. Kiểm tra đồng hồ hiển thị, các nút điều chỉnh bên trong. Với hệ thống âm thanh sẽ kiểm tra bằng cách cho thử vài chiếc đĩa vào thử nghiệm và điều khiển xe qua một số chướng ngại vật để kiểm tra tính ổn định của hệ thống âm thanh. Bạn cũng có thể kiểm tra các tấm đệm cao su trong xe để biết được mức độ đi nhiều hay ít của xe nếu miếng đệm còn mới và đối chiếu với số km thấp thì xe ít sử dụng nhưng nếu tấm đệm cũ mà số km trên xe cao tức là chủ xe đã thay tấm đệm khác.

Khoang hành lý cũng là một điểm đáng chú ý, bạn có thể dùng các giác quan của mình kiểm tra khoang hành lý bằng cách quan sát và ngửi bên trong khoang nếu phát hiện có mùi ẩm mốc hoặc các dấu rỉ nước tức là khoang hành lý có dấu hiệu thấm nước. Sau khi kiểm tra khoang hành lý bạn nên tiến hành kiểm tra xem bánh sơ cua còn tốt không bằng cách lấy ra ngoài và xem các đường gai của bánh, phải đảm bảo trên xe có đủ đồ nghề thay bánh khi gặp sự cố trên đường.

Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, bạn cũng nến kiểm tra thật kỹ bình ắc quy bằng cách dùng giẻ sạch lau kỹ, sau đó mở nút kiểm tra dung dich a-xít bên trong bình còn nhiều hay ít. Lượng dung dịch thấp có thể chẳng cho thấy gì nhiều, nhưng cũng có thể là bình ắc quy đã làm việc quá mức. Két nước cũng có thể là nguyên nhân làm xe bạn phải nằm đường. Dung dịch làm mát phải có màuxanh đục không được có màu khác, nếu trên nắp bình chứa dung dịch làm mát có màu trắng đục hoặc màu rỉ sét thì có thể bình chứa bị rò rỉ.

Phần gầm xe là phần chiếm đa số sự quan tâm khi các bạn mua xe cũ, chỉ cần một chiếc đèn pin, một tấm bạt bạn có thể nằm dưới gầm xe và nhận xét như: nếu thấy có nhớt máy rò rỉ thì đó là dấu hiệu không tốt. Không nên quá bận tâm những vết nước nhỏ dưới gầm xe vì có thể đó là hơi nước thoát ra từ hệ thống máy lạnh trên xe. Một chiếc xe được bảo dưỡng định kỳ thì chất lượng gầm và bệ có thể đạt 8-10 năm mà chưa phải sửa chữa gì. Trong đó, nếu không được chăm sóc thường xuyên thì chỉ 3-4 năm là có vấn đề.

Ngoài việc kiểm tra những hệ thống trên chúng ta cũng không nên bỏ qua các chi tiết như thắng xe, thắng tay, dây cu-roa, vô lăng … những chi tiết trên đều là những chi tiết nhỏ những để biết được người chủ trước có giữ gìn xe cẩn thận hay xe đã có va chạm gì chưa thì việc kiểm tra sẽ không thừa.

Sau khi đã kiểm tra bên ngoài thân xe và một số chi tiết nội thất, nếu được, bạn có thể lái thử và cảm nhận lúc xe vận hành trên nhiều loại đường như trơn trượt, gồ ghề, đường đông xe để kiểm tra lốp xe có còn tốt và độ nhạy của tay lái, côn có ổn định không.

Sau khi tất cả đã được kiểm tra hoàn chỉnh thì giá cả cũng là phần đáng quan tâm. Tùy vào thương hiệu hay chất lượng mà giá của xe đã qua sử dụng khác nhau. Với cách tính thông thường, giá xe đã qua sử dụng sẽ được khấu hao theo từng năm. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, giá xe thường không theo chuẩn này. Đã có không ít chủ xe còn được lời khibán lại xe cũ. Để chắc chắn, bạn cần hỏi những người hiểu biết và tự mình tìm hiểu thêm trên thị trường.

Những điều không nên

- Tuyệt đối không nên mua những chiếc xe đã bị tai nạn nghiêm trọng hay thiên tai.

- Hạn chế mua xe chạy taxi hay dịch vụ vì đây là những chiếc xe bị sử dụng hết mức mà lại không được chăm chút, bảo dưỡng thường xuyên.

- Không nên mua những xe đã quá cũ nếu bạn có khả năng tốt về tài chính và không phải là người biết sửa chữa. Ngay cả những chiếc xe được giữ cẩn thận, sau 15-20 năm thì nguy cơ trục trặc vẫn rất cao.

- Không nên quá tin vào số ki lô mét hiển thị trên đồng hồ công tơ mét. Với những thủ thuật hiện nay, bất kỳ chiếc xe nào cũng có thể điều chỉnh được con số này cho dù đó là những công nghệ được xem là khó xâm phạm như Mercedes hay Ford.

Một số điều nên làm

- Chọn mua những chiếc xe có “lai lịch” rõ ràng, tốt nhất là mua từ chính chủ xe đang sử dụng muốn bán. Điều này giúp bạn phần nào an tâm hơn về chất lượng xe và tiết kiệm được chi phí hơn khi mua xe từ “cò” hay “lái”.

- Nhờ hay thuê một người thợ có tay nghề giỏivà một vài người bạn cùng đi xem xe. Tuy nhiên, không nên đi quá nhiều.

- Tự mình cầm lái để thử các tính năng, tốc độ cũng như trên các đoạn đường khác nhau.

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

Mua xe cũ có nhiều điểm lợi nhưng cũng có không ít rủi ro. Làm thế nào để giảm thiểu các nguy cơ và chọn cho mình chiếc xe giá rẻ và ưng ý nhất.

Khi quyết định mua lại một chiếc ôtô đã qua sử dụng, bạn cần biết rằng bên cạnh những lợi thế hấp dẫn như giá rẻ, thuế GTGT và phí bảo hiểm tương đối thấp, thì những nhược điểm như không còn bảo hành hoặc hay có hỏng hóc, sự cố có thể làm “tổn thương” đến túi tiền cũng như cảm giác thoải mái của bạn.

Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu những nguy cơ kể trên và mua được một chiếc xe vừa ý:

1. Chọn những chiếc xe còn bảo hành

Hầu hết các dòng xe hiện nay đều có thời gian bảo hành ít nhất là 3 năm hoặc 50.000km (máy vàhệ thốngdẫn động thường có thời gian bảo hành lâu hơn). Điều này có nghĩa là nếu bạn mua một chiếc xe được sử dụng chưa quá 3 năm, bạn sẽ không phải lo lắng về phí bảo hành sửa chữa trong vòng ít nhất một năm. Tuy nhiên, bạn nên chắc chắn rằng phiếu bảo hành xe vẫn còn hợp lệ khi chiếc xe được chuyển giao quyền sở hữu.

2. Kiểm tra kỹ chiếc xe mà bạn muốn mua

Ngay cả khi hãng sản xuất hoặc dòng xe đó nổi tiếng về chất lượng và độ tin cậy thì bạn cũng không thể chắc chắn rằng chiếc xe mà bạn muốn mua vẫn còn tốt. Vì vậy, hãy nhờ một người thứ ba có kinh nghiệm, một thợ máy chẳng hạn, kiểm tra chiếc xe một cách cẩn thận trước khi quyết định có mua hay không và với mức giá bao nhiêu.

3. Đề nghị được xem phiếu bảo dưỡng xe

Phiếu bảo dưỡng xe, nếu có, thường là một dấu hiệu tốt vì nó cho thấy chiếc xe được chăm sóc cẩn thận, và quan trọng hơn là bằng chứng cho thấy chiếc xe không có dấu hiệu hỏng hóc hay thay đổi nghiêm trọng nào.

Nếu không có phiếu bảo dưỡng thì bạn nên cẩn trọng. Điều này không có nghĩa là chiếc xe không tốt, nhưng bạn cũng nên tự hỏi tại sao người bán không giữ lại một bằng chứng quan trọng chứng tỏ rằng chiếc xe đã được bảo trì và gìn giữ một cách kỹ càng. Trong trường hợp này, bạn lại càng nên nhờ một người thợ máy đáng tin cậy để kiểm tra toàn bộ chiếc xe một lần nữa trước khi quyết định mua xe.

4. Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của chiếc xe

Bằng cách ghi lại mã số VIN (Vehicle Identification Number, hay còn gọi là Số khung, số máy). Tất cả các xe khi gặp tai nạn, lụt lội, đổi biển, đổi chủ hoặc đưa đi đăng kiểm đều được ghi vào bản ghi báo cáo tiểu sử của chiếc xe. Những hỏng hóc nặng hay các đợt thu hồi đều được nhà sản xuất ghi theo số VIN. Nói chung, số VIN là "chứng minh thư" của một chiếc xe sau khi xuất xưởng. Các cơ quan như cảnh sát, bảo hiểm, đăng kiểm sẽ ghi tình trạng của chiếc xe theo số VIN chứ không theo biển số.