Bảo vệ con khỏi ho mùa thu đông?

Lương Mai Chi
Lương Mai Chi
Trả lời 11 năm trước

Trẻ bị ho là triệu chứng thường thấy nhất khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Đặc biệt là vào mùa thu đông, thời tiết thay đổi thất thường, lúc lạnh lúc nóng. Thời tiết khắc nghiệt, độ ẩm hanh khô là nguyên nhân chính khiến cho trẻ dễ bị lạnh, viêm họng và ho khù khụ hoặc dai dẳng.

Tuy nhiên, ho là triệu chứng rất phổ biến của trẻ và các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi trẻ bị ho, mà có thể tìm cách chữa dứt cơn ho và phòng chống ho cho con trong suốt mùa thu đông lạnh, khô hanh này. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ, từ đó có thể phòng ho cho bé, cũng có thể tránh cho trẻ phải dùng đến kháng sinh gây hại cho bé.

Trẻ bị ho mùa thu đông do 2 nguyên nhân:

Thứ nhất, trẻ bị ho do nguyên nhân tác động từ bên ngoài như yếu tố môi trường, khí hậu, nhiệt độ. trẻ bị ho do phong hàn, phong nhiệt hoặc các triệu chứng ho khác có thể được điều trị bằng nhiều bài thuốc khác nhau.


Thứ hai, trẻ bị ho do tổn thương bên trong. Thường thấy là khi trẻ bị viêm họng, sổ mũi hay các nhiễm khuẩn đường hô hấp khác cũng rất dễ dẫn đến ho.


Thông thường, khi trẻ bị ho, cha mẹ hay dùng các loại thuốc ho dạng siro, dạng cốm. Dù dùng loại thuốc ho nào, kể cả thuốc ho thảo dược cũng cần lưu ý, cho bé dùng đúng với liều lượng đã chỉ định. Hoặc, cha mẹ dùng sản phẩm nào phòng ho cho con thì có thể dùng giảm liều lượng, hoặc giảm thời gian dùng nhưng không nên tăng liều dùng quá chỉ định bởi vì việc tăng liều lượng tùy tiện hoàn toàn không có lợi cho việc chữa trị cũng như sức khỏe của bé.

Phòng ngừa trẻ bị ho mùa thu đông

Mùa thu đông là mùa bùng phát các chứng ho ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý đến việc phòng ngừa cho bé từ thói quen sinh hoạt, môi trường, bữa ăn cho bé.

Luôn giữ ấm cho trẻ ở mỗi thời tiết khác nhau. Ngoài ra, cần lưu ý giữ cho trẻ tránh xa môi trường nhiều khói, bụi, ô nhiễm. Nếu đưa trẻ đi chơi xa về, nên rửa tay chân, mặt sạch sẽ cho trẻ.

Luôn tắm cho trẻ bằng nước ấm phù hợp với nhiệt độ cơ thể bé và nhiệt độ bên ngoài môi trường. Mặt khác, cha mẹ có thể cho thêm một ít tinh dầu húng chanh (hoặc có thể dùng ít muối cùng với chanh tươi) hòa vào nước cho bé tắm cũng có thể gián tiếp phòng tránh viêm đường hô hấp.

Cần lưu ý việc điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày, tăng cường các thực phẩm dưỡng phổi để phòng ngừa chứng ho. Nên cho trẻ thường xuyên ăn các thực phẩm như bách hợp, mật ong, lê, hạt sen, ngân nhĩ, nho, và các loại rau tươi… Nên tránh xa các thực phẩm cay nóng, và cha mẹ nên thường xuyên chú ý cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi.

Cho trẻ uống mật ong mỗi sáng sau khi thức dậy, nên pha một lượng nhỏ mật ong với nước ấm cho trẻ uống, vì mật ong tuy rất tốt cho hô hấp nhưng lại gây nóng nên không nên dùng nguyên mật ong không. Lưu ý, trẻ một tuổi không nên dùng mật ong.

Dùng các thực phẩm chức năng thảo dược có tác dụng phòng bệnh cho trẻ cũng là một biện pháp tiết kiệm thời gian, và công sức của các mẹ nhưng lại rất hiệu quả trong phòng bệnh cho bé. Các mẹ nên chú ý đến thành phần của thuốc, nên là những thành phần vô hại như thảo dược, vitamin, nên tránh những thành phần thuốc trong sản phẩm.

Không thể thiếu khi cần phòng bệnh cho trẻ là năng cho bé hoạt động hàng ngày, tham gia vào các hoạt động dưỡng khí ngoài trời như đi bộ cùng cha mẹ, vui chơi trong công viên… Điều này giúp bé tăng cường thể chất, củng cố hệ miễn dịch, tránh xa các chứng cảm và ho.

Trên đây là những dấu hiệu, biện pháp phòng và chữa ho hiệu quả cho trẻ trong những ngày thời tiết thất thường, hay thay đổi đột ngột trong mùa thu đông này. Quan trong nhất, cha mẹ bé nên nhớ, hầu hết các trường hợp bé bị ho không phải là một vấn đề nghiêm trọng và hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm với các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu bé bị ho lâu ngày, kèm sốt viêm họng, nôn trớ, cha mẹ phải đưa bé đi khám ngay lập tức để phòng gây biến chứng cho trẻ.