Tại sao bé lại hay khóc đêm khuya?

ph n q
ph n q
Trả lời 13 năm trước

Cái này còn tùy độ tuổi của bé và cách bé khóc, tiếng khóc.... Xem thềm đay nè.

Một số bé khi mới chào đời,chưa thích ứng được với thế giới mớinên mắc chứng "khóc đêm", dù ban ngày rất ngoan. Tình trạng này kéo dài khỏang 2-3 tháng.

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Nếu trẻ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi khóc ê a, hai mắt lim dim, nước mắt giàn giụa, cựa quậy thường là do chăn chiếu không êm, không ngủ yên được, bạn nên sửa lại chỗ nằm hay đặt trẻ ra nơi khác.

Nếu nhà bạn gần đường có lưu lượng xe qua lại lớn vào đêm, thì tiếng ồn của động cơ xe, đặc biệt là tiếng còi xe cũng có thể làm trẻ giật mình và khóc. Bạn nên bố trí cách âm thật tốt cho phòng của bé.
Không nên cho trẻ bú quá no trước khi ngủ.
Ngoài ra, phòng ngủ của bé cũng phải thoáng để việc trao đổi không khí dễ dàng, tạo cho bé điều kiện tiếp nhận lượng oxy tốt nhất khi ngủ. Nơi bé ngủ tuyệt đối không để cây cảnh, hoa tươi vì về đêm chúng sẽ hấp thụ oxy và nhả cacbonic làm bé ngủ trong môi trường thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng trực tiếp đến đại não. Không nên dùng các loại nước hoa, các chất khử mùi trong phòng ngủ của bé, bởi cũng đều được tổng hợp từ các thành phần hóa học gốc hữu cơ, tác động trực tiếp đến hệ thần kinh khứu giác, làm cho giấc ngủ của bé chập chờn, không sâu.

Giường ngủ của bé cũng cần thoáng mát nhưng không để gió lùa, mùa nóng tuyệt đối không được để quạt trực tiếp vào bé, áp lực giósẽ tác động vào giác quan làm bé ngủ không ngon và sinh ra quấy khóc. Nguy hiểm hơn, sức gió của quạt còn có thể làm cho bé bị cảm lạnh.

Ánh sáng phòng ngủ quá sáng, vị trí ngủ và hướng quay đầu của bé không phù hợp với cơ địa cũng là nguyên nhân khiến bé khó ngủ, quấy khóc. Giường nằm của bé phải xa nguồn điện xoay chiều mạnh, như gần trục dẫn cáp viễn thông, cáp đồng trục ti vi và đặc biệt phải tránh xa điện thoại di động đang bật nguồn. Sóng điện từ của các thiết bị này sẽ tác dụng theo kiểu "mưa dầm thấm lâu" vào não của bé, kích thích hệ thống thần kinh còn chưa hoàn chỉnh làm cho giấc ngủ của bé luôn mơ màng,ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe trí não của bé sau này.

Bé đang tuổi bú mẹ, đêm ngủ hay bứt rứt kèm theo khóc nhè thường là do bé đã bú quá nhiều, no quánên khó chịu, nhất là khi bé chưa "tè" được. Cố gắng cho bé bú lượng sữa vừa phải trước khi ngủ.

Ngoài ra, bạn cần tham khảo thêm phương pháp Feber (dựa theo tên của chuyên gia về giấc ngủ ở trẻ em Richard Ferber), áp dụng cho những trẻ chưa ngủ yên giấc về đêm khi lên 6 tháng tuổi. Nguyên tắc của phương pháp này là khi trẻ khóc đêm, cha mẹ không nên can thiệp ngay mà cần đợi một thời gian rồi mớiđến an ủi bé. Điều này sẽ giúp trẻ học cách tự ru mình.

- Khi bé bắt đầu khóc, hãy đợi 1-2 phút trước khi tới để vỗ về. Đụng chạm và nói chuyện với bé càng ít càng tốt. Đừng bế bé dậy và cũng đừng bật đèn.

- Rời khỏi phòng khi bé thôi khóc. Lần sau, nếu bé lại khóc, hãy đợi 3-4 phút và lần tiếp theo thì đợi 5-6 phút. Nhớ là không bế bé dậy và không bật đèn.

- Tiếp tục bài tập này cho tới khi bé ngủ thiếp đi. Một số bà mẹ có thể đợi tối đa 10 phút trước khi bước vào phòng con, nhưng có người có thể đợi được 15 phút và lâu hơn.

Theo Tiến sĩ Brett Kuhn (Đại học Nebraska - Mỹ), đây là biện pháp duy nhất tỏ ra hiệu quả. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng chấp nhận nó vì nhiều người không thể chịu đựng được khi thấy con khóc.

Sau cùng, bạn cần chú ý để phát hiện nhữngbất thườngkhi bé khóc đêm như bé vừa khóc vừa ưỡn bụng, hoặc co người lại như con tôm, khóc kèm theo khò khè… Khi đó, cần lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ.

mùa đông
mùa đông
Trả lời 13 năm trước

Với những bé mới sinh, bé khóc đêm có thể do bé tè dầm, bị đói. Ban đêm bé ngủ không thẳng giấc kèm với việc hay đổ mồ hôi có thể là do cháu vẫn thiếu vitamin D và canxi. Bên cạnh việc uống sữa và bổ sung vitamin D mẹ cần cho bé phơi nắng 15-20 phút mỗi ngày vào lúc nắng nhẹ.

Làm gì khi bé hay khóc đêm?, Làm mẹ, be khoc dem, be hay quay dem, be thieu canxi, dinh duong cho be, bo sung canxi cho tre, bo sung vitamin d

Để bé ngủ ngon giấc, mẹ tạo không gian êm ái nhẹ nhàng,
không nên cho bé ăn vào ban đêm ( Ảnh minh họa)

Mẹ cũng nên kiểm tra xem bé có bị nghẹt mũi khi ngủ không. Mùa nóng, các mẹ hay để điều hòa, quạt thổi vào mặt bé khiến con không thở được.

Với những bé trên 1 tuổi, thỉnh thoảng vẫn thức dậy, chơi đêm hay quấy bố mẹ, bố mẹ phải cực kỳ chú ý nhé. Vào tuổi mọc răng hay trong người có nhiều thay đổi, bé có thể thức giấc ban đêm. Nếu bố mẹ cũng dậy theo, bật đèn cho bé chơi hoặc bé ăn, sẽ tạo cho bé thành một thói quen không tốt. Cứ đến đêm bé lại dậy, đòi bố mẹ điều nọ điều kia, cả nhà mất giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của bé.

Nếu bé thức dậy chơi đêm, bố mẹ nên lờ đi như không biết, không lên tiếng, không dỗ dành, thậm chí không cả dọa nạt nữa. Các con chơi chán một mình trong bóng tối thì lại ngủ tiếp.

Ban ngày bé cười đùa nhiều, buổi tối bé hay đi ngủ bé hay bị nằm mơ, giật mình, tỉnh dậy vào buổi đêm vì sợ hãi. Bé có thể khóc to, nhưng mắt vẫn nhắm nghiền. Bố mẹ có thể lên tiếng dỗ dành để bé biết là bố mẹ ở bên cạnh. Làm như vậy khiến bé cảm thấy yên tâm và tự ngủ tiếp được.

Làm gì khi bé hay khóc đêm?, Làm mẹ, be khoc dem, be hay quay dem, be thieu canxi, dinh duong cho be, bo sung canxi cho tre, bo sung vitamin d

Nhiều mẹ vẫn chia sẻ kinh nghiệm để cho bé yên tâm ngủ ngon giấc là tập cho bé ngủ thẳng giấc, không nên ăn sữa hoặc bú ti mẹ vào ban đêm. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã không cần ăn đêm. Trước khi đi ngủ, bố mẹ nên đọc truyện cho con nghe. Mẹ có thể mua những quyển truyện ít chữ, tranh to nhiều màu, chỉ cho con xem. Giao hẹn trước với bé, khi hết truyện thì gấp sách, tắt đèn và đi ngủ.

Để bé ngủ ngon giấc hơn, trước khi bé đi ngủ, mẹ nên tạo không khí yên tĩnh, êm đềm như để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ, tắt tivi, đài... không để bé đùa nghịch nhiều. Có thể mở bản nhạc hoặc bài hát âm điệu du dương. Hướng dẫn bé tập thư giãn trước khi ngủ bằng cách giãn mềm cơ bắp, hít thở kiểu bụng êm chậm sâu đều. Cho bé mặc quần áo có chất liệu thoáng mát để tránh bí mồ hôi, có thể trở mình cho bé để mồ hôi không bị thấm đẫm nếu bé cứ ngủ nguyên một tư thế.

Nếu tình trạng ngủ không thẳng giấc của bé kéo dài, rất có thể bé bị chứng rối loạn giấc ngủ. Các BS khuyến cáo, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm để BS chẩn đoán trẻ khóc có phải do bệnh lý hay không nhằm có hướng điều trị kịp thời.

Nguyen The Hoang
Nguyen The Hoang
Trả lời 13 năm trước

Tiếng khóc được kiểm soát"- một nghiên cứu mới đây gây nhiều tranh cãi của Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Australia) cho thấy, việc bỏ qua những lần khóc đêm sẽ giúp trẻ tự tạo cho mình một kiểu ngủ đêm hợp lý, ít gây phiền hà người khác.

Tại Mỹ, người ta gọi là phương pháp Feber, tên của chuyên gia về giấc ngủ ở trẻ em. Khi trẻ khóc đêm, cha mẹ cần đợi một thời gian mới đến an ủi bé và điều này sẽ giúp bé biết cách tự ru mình. Và Tiến sĩ Brett Kuhn, Giám đốc Bệnh viện Ngủ - Đại học Nebraska (Mỹ) nhìn nhận đây là biện pháp duy nhất tỏ ra hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên 156 người mẹ có con từ 6 tháng tới 1 năm tuổi, hay khóc đêm, có nhiều trục trặc về giấc ngủ và chia làm hai nhóm: nhóm 1 được học cách kiểm soát tiếng khóc của trẻ và các kỹ năng khác về giấc ngủ; nhóm 2 thì không.

Sau 2 tháng, những trục trặc về giấc ngủ của trẻ ở nhóm 1 và tình trạng trầm uất của các bà mẹ trong nhóm này được cải thiện nhiều, giảm khoảng 45%.

Tuy nhiên, một số phụ huynh không thể chịu đựng khi thấy con khóc. Họ phản đối phương pháp Feber, cho rằng cách làm này gây lo lắng cho cả cha mẹ và đứa trẻ.

Nhưng theo Tiến sĩ Brett Kuhn, phần lớn các bé đều học được cách tự trấn an mình mà không cần tới sự giúp đỡ của cha mẹ trong vòng chưa tới 1 tuần. Ý tưởng của phương pháp là làm cho trẻ yên tâm có người thân bên cạnh, nhưng không gây hứng thú cho trẻ bằng cách vuốt ve, bế rung hay hát ru.

Kỹ thuật Feber có thể áp dụng cho những trẻ chưa ngủ yên giấc về đêm khi lên 6 tháng tuổi, và có thể thay đổi cho phù hợp với mỗi gia đình.

Theo BS Nguyễn Văn Tân Minh (Bệnh viện Nhi Đồng II), WebMD hướng dẫn phương pháp Feber như sau:

- Cần tập cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ.

- Khi bé khóc, đợi 1-2 phút rồi mới đến vỗ về. Vuốt ve, sờ chạm và nói chuyện với bé càng ít càng tốt. Không bế bé dậy và cũng không bật đèn.

- Rời khỏi phòng khi bé thôi khóc.

Ở những lần bé khóc sau này, tăng thời gian chờ đợi trước khi vỗ về từ 1-2 phút lên 3-4 phút, rồi 5-6 phút… Một số phụ huynh có thể đợi đến 10 phút - 15 phút hoặc hơn.

Trang Sức Em Và Tôi
Trang Sức Em Và Tôi
Trả lời 10 năm trước

Ở quê mình trẻ em mới sinh màbị khóc đêmvà buổi chiều khi khóc thường có những biểu hiện như nắm tay lại và giấu ngón tay cái vào trong và có thể vừa bú vừa khóc . hoặc là đang ngủ giật haygiật mình khóchoặc giấc ngủ không sâu.


Những triệu chứng như vậy theo dân gian thường gọi là bị"Đẹn"hoặc bị " Vía" hoặc " Bà cô, ông chú theo" thường thì trẻ bị khóc khi bạn hay trong những người mà con bạn tiếp xúc mới đi đám tang về, hoăc người nặng vía hoặc đi gặp hơi lạnh. và khi đó con bạn sẽ khóc . thường thì phải tìm đúng người nặng vía đó xin một chút vải gấu quần rồi đốt là bé hết khóc, nhưng trê thực tế chúng ta không biết ai.


Quê mình cũng có mời những ông, hoặc bà chuyên đánh vía về đánh vía cho bé,( ông đánh vía sẽ dựa theo con Nam thất , Nữ cửu,
là con trai thì dùng 7 thứ gai bất kỳ và con gái thì 9 thứ gai và lông gà với muối ăn. nếu bé bị đẹn tang có thể cộng thêm một chút vải khăn tang và đôt tất cả lên rổi bỏ muối vào và mẹ sẽ bế em bé bước qua , bước lại bé sẽ hết khóc. đó theo dân gian gọi là đánh vía.
Còn một loại thuốc nữa gọi là thuốc :Đẹn hoặc thuốc vía,thuốcnày là thuốc gia truyền chỉ có 1 nhà ở quê mình có, thường không phải uống, không phải bôi, nhưng sẽ thấy hiệu quả ngay: bé nín và ngủ ngon.

Mẹ nào quan tâm em xin trình bày tiếp trong bài này nhé!http://bekhocdem.com/

Điện thoai: 0977473398

 An thai cho mẹ, tránh các hiện tượng động thai, sảy thai - Thuốc như một lớp bảo vệ bé yêu của bạn không bị các ma tà theo - Tránh hơi lạnh của đám tang - Chữa đẹn tang - Bé khóc đêm - Ngủ hay giật mình - Chữa khóc dạ đề - Tránh khỏi bị vía của người nặng vía - Tránh Bà cô, Ông chú theo - Tránh hơi Bốc mộ, cải táng - Tránh không bị yểm bùa - Đảm bảo cho con bạn ngủ ngon và hay ăn chóng lớn

Website:http://bekhocdem.com/

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Việc khóc đêm kéo dài còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ và cả người chăm sóc trẻ.Có rất nhiều nguyên nhân gây trẻ khó chịu và quấy khóc về đêm rất phổ biến mà các bậc phụ huynh nên tham khảo và áp dụng vào việc quan sát những biểu hiện trẻ để chủ động hạn chế trẻ hay khóc về đêm.

Bị đau và khó chịu khi mọc răng

Khi trẻ được 5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng và đến giai đoạn được hai tuổi răng sẽ mọc đủ. Trẻ khóc đêm có thể do cảm giác bị đau hay khó chịu khi mọc răng mà quấy khóc.

Hãy để ý đến phần gò má, cằm, nướu nếu thấy bị sưng đỏ hay có sốt nhẹ… lúc đó nên nghĩ ngay nguyên nhân mọc răng mà gây đau cho trẻ. Các bác sĩ kiến nghị nên dùng biện pháp chườm lạnh cục bộ để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ, khi răng trẻ mọc dài ra thì giấc ngủ trẻ sẽ về trạng thái cũ.

Mọc răng có thể là nguyên nhân làm trẻ khóc đêm

Quấy khóc do tiểu dầm

Khi tã lót ướt sũng vì nước tiểu, trẻ sẽ ngủ không ngon giấc, lăn qua lăn lại, quấy khóc… Do đó, cần thay tã cho trẻ kịp thời, trước khi ngủ khoảng nửa tiếng đồng hồ không nên cho trẻ uống quá nhiều nước, nếu không sau khi ngủ khoảng từ nửa tiếng đến 2 tiếng đồng hồ sau trẻ sẽ đi tiểu từ 3 - 4 lần.

Ngoài ra, nếu bạn đã nắm rõ quy luật tiểu đêm của trẻ, bạn cũng có thể chủ động trong việc thay trước tã cho bé, điều này vừa tránh cho bé khó chịu dẫn đến quấy khóc mà cũng vừa bảo đảm giấc ngủ cho cả người lớn.

Bé bị nghẹt mũi

Nhiều bà mẹ có kinh nghiệm cho biết, khi trẻ bú sữa mũi thường bị nghẹt đặc biệt là những trẻ vừa mới sinh chưa bao lâu hoặc những trẻ bị cảm thì trong xoang mũi có rất nhiều vảy mũi, làm cho bé khó thở bằng mũi, có khi trẻ phải dùng miệng để thở. Không khí khô bên ngoài tác động vào cổ họng làm cho trẻ bị khô họng dẫn đến ho khan và gây cảm giác rất khó chịu.

Lúc này, các bậc phụ huynh nên dùng các loại thuốc rửa mũi sinh lý để làm sạch mũi trẻ, làm mềm vảy mũi, làm sạch bộ phận xoang mũi, từ đó trẻ mới hít thở được dễ dàng và tiếp tục ngủ ngon giấc.

Chú ý nhiệt độ phòng ngủ

Nhiệt độ phòng ngủ của bé phải được điều chỉnh sao cho thích hợp, không nên nóng quá hay lạnh quá, nên mặc áo ấm hơn là đắp mền cho bé vì bé hay đạp bỏ mền khi ngủ sẽ dễ bị cảm lạnh.

Những tác nhân gây dị ứng cho bé

Những tác nhân này có thể làm đường hô hấp của bé bị kích ứng dẫn đến quấy khóc. Những tác nhân gây kích ứng này có nguồn gốc từ khói thuốc, phấn rôm, thuốc xịt côn trùng, mùi nước sơn…

Do đó cần phải đảm bảo phòng ngủ bé được thoáng mát, không khí được lưu thông, hạn chế tối đa các tác nhân gây kích ứng như trên, giữ cho phòng óc được sạch sẽ và không khí trong phòng được trong lành.

Tiếng ồn

Tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra khi trẻ đang ngủ có thể đánh thức trẻ, làm trẻ bị giật mình và quấy khóc. Do đó nên cố gắng giữ phòng ngủ được yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn hay âm thanh lớn hay khi lựa chọn phòng ngủ cho bé nên chọn vị trí yên tĩnh để trẻ được ngủ giấc ngủ sâu.

Bé bị cảm sốt

Khi bé bị cảm, bé dễ thức đêm quấy khóc do hô hấp của bé gặp khó khăn, phải kịp thời rút ngắn thời gian của bệnh, giảm nhẹ triệu chứng bệnh… nên cho trẻ uống nhiều nước ấm, uống các loại nước ép trái cây, dùng các loại thuốc nhỏ mũi chống nghẹt mũi dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, sốt cũng là triệu chứng thường đi kèm khi bé bị cảm, các bậc phụ huynh nên áp dụng các biện pháp hạ sốt an toàn, càng sớm càng tốt, tránh tình trạng để trẻ bị sốt quá cao gây giật rất nguy hiểm cho trẻ.

Tiêu hóa không tốt

Bước vào mùa hè, do trẻ ăn các loại thức ăn dễ bị dị ứng hay khó tiêu, trẻ sẽ khó chịu và quấy khóc. Lúc này chúng ta nên để ý bụng của trẻ có bị phình to hay thường đánh rắm mà vẫn không đi tiêu được hay không.

Nếu có phải đưa trẻ đến bác sĩ để được hướng dẫn cho trẻ dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa và quan trọng hơn là chú ý đến loại thức ăn cho trẻ ăn là những loại dễ tiêu và thức ăn thức uống phải cho trè dùng ngay khi vừa chế biến xong.

Rời mẹ một cách đột ngột

Do mẹ hay người giữ trẻ đột ngột xa nhà hoặc thay đổi bảo mẫu làm bé cảm giác bất an, lo lắng cũng gây ra tình trạng khóc đêm. Người thân của bé nên vỗ về, an ủi một cách nhẹ nhàng giúp bé nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh mới.

Những biến đổi trong tâm trạng của người lớn

Nếu như người thân yêu, gần gũi nhất của trẻ, đặc biệt là mẹ có tâm trạng bất ổn, như tức giận, buồn phiền, mất ngủ, lo lắng... cũng rất dễ lây sang trẻ; nếu mối quan hệ gia đình bị xáo trộn, xung đột gia đình hoặc việc chuyển nhà đi nơi khác... cũng làm trẻ có cảm giác lo lắng, quấy khóc.

Do đó, người lớn không nên vì tâm trạng không vui của mình làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của trẻ và điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tâm lý của trẻ về sau.

Trẻ chơi quá mức ban ngày cũng có thể khóc đêm

Hoạt động quá mức

Do hệ thống thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém, do đó nếu ban ngày có những hoạt động quá sức có thể làm cho não bộ trẻ vẫn còn trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ đột nhiên la khóc khi đang ngủ, hiện tượng này xảy ra giống như trẻ gặp phải ác mộng vậy.

Vì thế, ban ngày không nên để trẻ hoạt động vui chơi quá mức làm não bộ đạt mức hưng phấn cực độ nhằm bảo đảm giấc ngủ trẻ được an lành.

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ việc quấy khóc của trẻ do các nguyên nhân khách quan khác có thể áp dụng các cách như sau:

Đặt bé nằm trên ngực của mẹ, hai tay choàng lấy người bé, vỗ về nhẹ nhàng giúp bé bình tĩnh lại; hoặc dỗ trẻ bằng cách cho trẻ bú mẹ, nút bình sữa; bế trẻ ở tư thế đứng, cho toàn thân người trẻ áp vào vai và ngực mình; đặt bé nằm xuống nôi, đưa nhẹ nhàng có thể kết hợp hát ru để dỗ bé ngủ trở lại.