Trẻ bụ bẫm cũng bị còi xương phai không, làm sao để biết được trẻ có còi xương hay không?

thanh
thanh
Trả lời 14 năm trước

Đúng vậy, trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương. Trẻ còi xương thường bị rụng tóc, ra nhiều mồ hôi trộm và chậm mọc răng.

Trả lời 14 năm trước

NHẬN BIẾT TRẺ CÒI XƯƠNG

Còi xương có liên quan đến rối nhiễu hấp thu khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt là canxi và phôtpho.

Sự phát triển năng động của bé một vài năm đầu đời là yếu tố cộng hưởng để có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt các chất cấu thành khung xương này; kéo theo đó là sự xáo trộn chức năng của các cơ quan chính và toàn bộ cơ thể.


Còi xương có liên quan đến rối nhiễu
hấp thu khoáng chất trong cơ thể

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng còi xương ở bé là: Người mẹ gặp trục trặc trong quá trình mang thai, nhóm bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa ngoài, điều kiện khí hậu hoặc môi trường ô nhiễm. Một số loại bệnh cũng khiến nguy cơ còi xương ở bé trầm trọng hơn.

Nhận biết bé còi xương

Còi xương được chia làm 3 cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Dưới đây là hai giai đoạn chính:

1. Giai đoạn đầu của còi xương thường khởi phát trong vòng 6 tháng đầu đời và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.

Nếu bé ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi nhiều hoặc đang phải chịu đựng chứng rôm sảy, bạn nên chăm sóc bé cẩn thận hơn.

Ngoài ra, nếu bé có ít tóc hơn ở phía sau của đầu và phần tóc phía trước khá mỏng, có khả năng bé cũng mắc còi xương.

Trường hợp này, bác sĩ có thể xét nghiệm máu để kiểm tra lượng canxi cho bé. Nếu bé không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng bé bị thiếu phôtpho.

2. Giai đoạn nặng của còi xương cũng xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu đời. Bạn nên lưu ý nếu bé kém hoạt động hơn bình thường, chân tay uể oải, chân của bé có dáng vòng kiềng; bạn còn phát hiện ra những mảng hói phẳng trên da đầu của bé.

Giai đoạn này, xương sẽ trở nên mềm đến mức khi chạm vào người của bé, bạn cảm thấy như bé không có xương.

Hình dáng đầu của bé cũng thay đổi, đỉnh và vùng trước đầu trở nên to hơn. Phần xương ở cổ tay và các ngón tay có xu hướng nhô ra.

Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các bé gái.

8 gợi ý dành cho người mẹ khi mang thai và cho con bú

1. Mẹ nên ăn uống đa dạng. Trong thực đơn hàng ngày, mẹ nên bổ sung sữa, các sản phẩm từ sữa, bơ, cá và thịt.

2. Nên ra ngoài thường xuyên, đặc biệt là trong quý II của thai kỳ.

3. Tùy theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể bổ sung vitamin D (hoặc không). Thông thường, vitamin D tồn tại dưới dạng vitamin tổng hợp.

4. Sau khi sinh, bạn nên duy trì chế độ luyện tập và dinh dương hàng ngày.

5. Nên tuân thủ việc cho bé “ti mẹ” thường xuyên vì sữa mẹ có chứa vitamin D.

6. Trường hợp đặc biệt phải dùng sữa ngoài, nên chọn sữa công thức dưới sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng. Đó phải là loại sữa gần giống với sữa mẹ nhất và chứa 100% lactose – chất có khả năng kích thích sự hấp thu canxi.

7. Có thể cho bé uống vitamin D3 dưới sự chỉ định của bác sĩ khi bé được khoảng 2-3 tuần tuổi.

8. Cho bé phơi nắng

Lưu ý: Không nên tự ý bổ sung vitamin D cho bé: Bởi vì nó sẽ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể của bé, đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương.

Theo Mevabe

Trả lời 14 năm trước

Theo giáo sư Đào Ngọc Diễn, chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng ở Việt Nam, cả trẻ nhẹ cân lẫn nặng cân đều có thể bị còi xương. Nguyên nhân gây bệnh thường là thiếu vitamin D (chất điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốt-pho) do không được cung cấp đủ qua thực phẩm và tắm nắng.

Bé Phong nhà chị Hương sinh ra đã nặng 3,8 kg. Bé ham ăn, không ốm vặt, lại được mẹ tích cực "nhồi" nên tăng cân như thổi. Nhưng gần đây, bé ngủ không yên giấc, khi ngủ ra rất nhiều mồ hôi, tóc sau gáy rụng thành một vòng tròn.

Chị đọc báo, biết những biểu hiện này cũng gặp trong bệnh còi xương nên muốn mang con đi khám dinh dưỡng. Nhưng mẹ chồng chị gạt phắt ngay ý định đó và nhìn con dâu như một đứa dở hơi: "Đang yên đang lành lại mang con đi khám! Thử xem ở đây có đứa trẻ nào bụ như cháu tôi không mà chị rủa nó là còi?".

Một lần, bé Phong bị viêm họng, chị Hương gọi bác sĩ gia đình đến khám. Bác sĩ nhìn thấy vòng tóc rụng trên đầu bé, hỏi mấy câu rồi bảo bé bị còi xương. Lúc đó, bà nội mới hơi tin và đồng ý cho mang bé đi tư vấn dinh dưỡng.

Không chỉ bà nội bé Phong mà nhiều bậc phụ huynh khác cũng tin rằng, con cháu họ cân nặng cao thì không thể gọi là còi xương được. Thực ra, còi xương và "còi thịt" là hai chuyện khác nhau.

Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Trưởng phòng khám Viện Dinh dưỡng, quá bụ bẫm thậm chí là một yếu tố nguy cơ gây còi xương. Ở những trẻ này, nhu cầu về canxi, phốt-pho cao hơn trẻ bình thường nên nếu bố mẹ không lưu ý thì có thể không đáp ứng đủ.

Triệu chứng bệnh thường gặp: Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, thóp mềm và chậm liền, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi...

Các thống kê và thực tế khám và tư vấn tại Viện Dinh dưỡng cho thấy, còi xương là bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, thường gặp ở trẻ sinh thiếu cân, có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng... Có không ít trẻ có cân nặng tốt, thậm chí thừa cân cũng bị còi xương do cha mẹ giữ gìn quá cẩn thận nên ít được tiếp xúc với ánh nắng, chế độ ăn không cân đối. Vì vậy, để điều trị, cần xét đến tất cả các nguyên nhân.

Nhiều bà mẹ khi thấy con bị còi xương thì tìm cách bổ sung canxi. Thực ra, nếu cung cấp đủ canxi mà thiếu vitamin D thì dưỡng chất trên cũng không hấp thu được. Mặt khác, nguyên nhân gây còi xương ở trẻ em phần lớn là do thiếu vitamin D. Theo giáo sư Đào Ngọc Diễn, trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, ngay cả sữa mẹ cũng không đủ vitamin D. Trẻ cần "lấy" thêm chất này qua việc tắm nắng mặt trời. Chỉ cần 10-15 phút tắm nắng vào buổi sáng, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D.

Để dự phòng còi xương, các chuyên gia khuyến cáo, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá, thịt, trứng, nấm...) vì chất này thuộc lại tan trong dầu. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân tay, lưng, bụng. Cho trẻ uống vitamin D 400 IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.

Theo HẢI HÀ - VnExpress

Trả lời 14 năm trước

Bệnh còi xương là một bệnh lý phát triển của hệ xương, trong đó xương bị mềm, biến dạng và có thể bị gẫy. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, có thể cả thiếu canxi trong chế độ ăn. Thường gặp ở trẻ ít được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vì vitamin D được tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những dấu hiệu để nhận biết còi xương như chậm phát triển chiều cao, chậm mọc răng, vòng đầu lớn, biến dạng lồng ngực, chuỗi hạt sườn, vòng cổ tay, cổ chân... Ngoài ra trẻ cũng có thể chậm các cữ phát triển: biết lẫy, biết bò, biết đi.

Các dấu hiệu để nhận biết thiếu chất, suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng bao gồm cả suy dinh dưỡng thể thấp cân và thể thấp chiều cao. Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng sớm và dễ theo dõi đó là trẻ không tăng cân, chiều cao hoặc có cân nặng, chiều cao thấp hơn mức bình thường. Qui định về ngưỡng phát triển chiều cao cân nặng bình thường bạn có thể tham khảo bác sĩ nhi khoa, dinh dưỡng. Nói chung trong 6 tháng đầu trung bình trẻ tăng khoảng 600g/tháng, 6 tháng sau tăng khoảng 200g/tháng. Chiều dài trung bình của bé gái lúc 6 tháng là 66cm, lúc 12 tháng là 74cam, bé trai lúc 6 tháng dài 67cm, lúc 12 tháng dài 76cm. Ngòai ra, khi trẻ bị suy dinh dưỡng trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu chảy...

Chúc con bạn mạnh khỏe,

Thân mến

st

Trả lời 14 năm trước

Theo giáo sư Đào Ngọc Diễn, chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng ở Việt Nam, cả trẻ nhẹ cân lẫn nặng cân đều có thể bị còi xương. Nguyên nhân gây bệnh thường là thiếu vitamin D (chất điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốt-pho) do không được cung cấp đủ qua thực phẩm và tắm nắng.

Bé Phong nhà chị Hương sinh ra đã nặng 3,8 kg. Bé ham ăn, không ốm vặt, lại được mẹ tích cực "nhồi" nên tăng cân như thổi. Nhưng gần đây, bé ngủ không yên giấc, khi ngủ ra rất nhiều mồ hôi, tóc sau gáy rụng thành một vòng tròn.

Chị đọc báo, biết những biểu hiện này cũng gặp trong bệnh còi xương nên muốn mang con đi khám dinh dưỡng. Nhưng mẹ chồng chị gạt phắt ngay ý định đó và nhìn con dâu như một đứa dở hơi: "Đang yên đang lành lại mang con đi khám! Thử xem ở đây có đứa trẻ nào bụ như cháu tôi không mà chị rủa nó là còi?".

Một lần, bé Phong bị viêm họng, chị Hương gọi bác sĩ gia đình đến khám. Bác sĩ nhìn thấy vòng tóc rụng trên đầu bé, hỏi mấy câu rồi bảo bé bị còi xương. Lúc đó, bà nội mới hơi tin và đồng ý cho mang bé đi tư vấn dinh dưỡng.

Không chỉ bà nội bé Phong mà nhiều bậc phụ huynh khác cũng tin rằng, con cháu họ cân nặng cao thì không thể gọi là còi xương được. Thực ra, còi xương và "còi thịt" là hai chuyện khác nhau.

Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Trưởng phòng khám Viện Dinh dưỡng, quá bụ bẫm thậm chí là một yếu tố nguy cơ gây còi xương. Ở những trẻ này, nhu cầu về canxi, phốt-pho cao hơn trẻ bình thường nên nếu bố mẹ không lưu ý thì có thể không đáp ứng đủ.

Triệu chứng bệnh thường gặp: Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, thóp mềm và chậm liền, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi...

Các thống kê và thực tế khám và tư vấn tại Viện Dinh dưỡng cho thấy, còi xương là bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, thường gặp ở trẻ sinh thiếu cân, có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng... Có không ít trẻ có cân nặng tốt, thậm chí thừa cân cũng bị còi xương do cha mẹ giữ gìn quá cẩn thận nên ít được tiếp xúc với ánh nắng, chế độ ăn không cân đối. Vì vậy, để điều trị, cần xét đến tất cả các nguyên nhân.

Nhiều bà mẹ khi thấy con bị còi xương thì tìm cách bổ sung canxi. Thực ra, nếu cung cấp đủ canxi mà thiếu vitamin D thì dưỡng chất trên cũng không hấp thu được. Mặt khác, nguyên nhân gây còi xương ở trẻ em phần lớn là do thiếu vitamin D. Theo giáo sư Đào Ngọc Diễn, trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, ngay cả sữa mẹ cũng không đủ vitamin D. Trẻ cần "lấy" thêm chất này qua việc tắm nắng mặt trời. Chỉ cần 10-15 phút tắm nắng vào buổi sáng, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D.

Để dự phòng còi xương, các chuyên gia khuyến cáo, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá, thịt, trứng, nấm...) vì chất này thuộc lại tan trong dầu. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân tay, lưng, bụng. Cho trẻ uống vitamin D 400 IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.

Theo HẢI HÀ - VnExpress