Cảnh sát giao thông được phép dừng xe người đi đường khi nào?

Nếu bị cảnh sát giao thông bất ngờ yêu cầu dừng xe để kiểm tra hành chính, tôi cần làm gì để tự bảo vệ quyền lợi của mình?

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Bạn không hề vi phạm thì CSGT chỉ được phép dừng xe kiểm tra hành chính trong 3 trường hợp sau:
1, Theo chuyên đề kiểm tra đặc biệt, có quyết định ghi rõ thời gian có hiệu lực của trưởng công an cấp huyện trở lên.
2, Có lệnh dừng xe của cơ quan Thanh tra giao thông căn cứ đơn trình báo của cá nhân hoặc tổ chức nghi vấn xe có hành vi vi phạm pháp luật (buôn lậu, bắt cóc, gây tai nạn bỏ chạy...v.v.)
3, Khu vực được công an cấp huyện trở lên thông báo có tình huống khẩn cấp, cần kiểm soát mọi xe lưu thông.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Nên biết luật để bào vệ mình khi bị CSGT thổi:
Trước hết bạn hỏi mình vi phạm lỗi gì, nếu bạn chắc mình không vi phạm thì nhất quyết không đưa giấy tờ cho CSGT cho tới khi họ chứng minh được bạn có vi phạm (bằng hình ảnh chẳng hạn)

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 7 năm trước

Người đk phuong tiện tham gia gt có quyền từ chối cho CSGT kiểm tra giấy tờ , khi cs ko xác đinh dc bằng chứng bạn đã vi phạm luật gt , nếu chỉ kiểm tra hành chính thì phải có chuyên đề , liên ngành do cấp quận huyện trở lên , có văn bản , nếu CSGT dừng xe và kiểm tra giấy tờ mà bạn chứng minh dc mình ko có dấu hiệu vi phạm , CSGT ko chứng minh dc bạn có quyền từ chối

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 7 năm trước

Theo Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông chỉ được dừng phương tiện trong 5 trường hợp sau:

“a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;

d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông”.

Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012, việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau: “a) An toàn, đúng quy định của pháp luật; b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông; c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu (thẻ xanh).

Như vậy, cảnh sát giao thông chỉ được phép dừng phương tiện trong các trường hợp quy định tại Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012, nói vắn tắt là trong 2 trường hợp: kiểm tra hành chính hoặc xử lý lỗi vi phạm.

Nếu dừng xe để kiểm tra hành chính thì nhất thiết phải có chuyên đề, hoặc mệnh lệnh, kế hoạch do trưởng Công an cấp huyện trở lên ký; nếu xử lý lỗi vi phạm luật giao thông thì cảnh sát giao thông phải chứng minh được lỗi vi phạm bằng hình ảnh. Khi bị cảnh sát giao thông (đeo biển hiệu và mặc đồng phục đúng quy định) dừng phương tiện, bạn phải chấp hành và dừng xe một cách an toàn, sau đó yêu cầu cảnh sát giao thông cho biết lý do bạn bị dừng phương tiện trước khi có yêu cầu kiểm tra giấy tờ hoặc đưa giấy tờ cho cảnh sát giao thông kiểm tra.

Bạn có quyền yêu cầu được xem chứng cứ về lỗi vi phạm của bạn (Điều này được quy định rõ tại mục a, khoản 2, điều 16, chương V, Thông tư 65/2012/TT-BCA nói trên).

Trong trường hợp bạn có yêu cầu, cảnh sát giao thông có nghĩa vụ phải chứng minh được bạn đã vi phạm luật giao thông và đồng thời bạn cũng có quyền chứng minh mình không vi phạm lỗi đó (điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

Theo quy định tại Điều 17, chương V, Thông tư 65/2012/TT-BCA, việc lập biên bản vi phạm sẽ được thực hiện sau khi CSGT thông báo và chứng minh cho bạn biết rõ về lỗi vi phạm. Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản, một bản giao cho người vi phạm, một bản cảnh sát giao thông giữ lại dùng cho việc ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ.

Biên bản được ban hành theo đúng mẫu đã quy định, có dấu đỏ, có số thứ tự. Lỗi của bạn sẽ được ghi rõ theo quy định tại điều, khoản nào trong Luật giao thông đường bộ hoặc văn bản hướng dẫn dưới luật. Trước khi ký biên bản, bạn cần đọc kỹ biên bản xem mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…); phần ghi lỗi vi phạm cảnh sát giao thông có ghi đúng lỗi vi phạm của mình không? Nếu chưa đúng thì bạn có thể yêu cầu sửa lại. Nếu có ý kiến gì cần bổ sung thì bạn có thể ghi ở mục “ý kiến của người vi phạm” và nên để cảnh sát giao thông ký trước khi bạn ký tên.

Lưu ý: Có 2 phương thức xử phạt vi phạm hành chính là xử phạt tại chỗ hoặc lập biên bản chờ quyết định xử phạt của cấp có thẩm quyền. Việc xử phạt tại chỗ được áp dụng cho các lỗi có mức phạt dưới 250.000 đồng. Cảnh sát giao thông sẽ lập quyết định xử phạt hành chính theo mẫu. Trong các trường hợp khác, cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản và bạn sẽ chờ quyết định phạt gửi về nhà trong 7 ngày và bạn phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.