Cảnh sát trật tự có được phép dừng phương tiện đang lưu thông?

Xin hỏi các cụ ạ, cảnh sát trật tự có được quyền dừng phương tiện đang tham gia giao thông và xử phạt hay không?

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Theo quy định hiện hành, các lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm cũng không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng để kiểm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm.

Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ: Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ … Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Đối với Cảnh sát giao thông đường bộ: Theo quy định tại Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 quy định CSGT đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an được dừng phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.

Bên cạnh đó, theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, CSGT phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu...

Như vậy, kể từ ngày 1/1 chỉ những CSGT đã được cấp giấy chứng nhận theo mẫu mới mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra giấy tờ và xử lý vi phạm.

Đối với các lực lượng cảnh sát khác và công an xã: Theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết, các lực lượng Cảnh sát khác (Cảnh sát trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh; Cảnh sát cơ động; Cảnh sát bảo vệ; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) và công an xã, phường, thị trấn được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi được huy động phối hợp với CSGT bao gồm: Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng …”.

Tuy nhiên lực lượng cảnh sát khác (Cảnh sát trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh; Cảnh sát cơ động; Cảnh sát bảo vệ; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) và công an xã, phường, thị trấn chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông và xử lý vi phạm khi không có CSGT.

Đối với Thanh tra giao thông: Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT, Thanh tra giao thông được quyền dừng phương tiện giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ theo điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ; Đình chỉ hành vi vi phạm khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của thanh tra đường bộ theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đối với các lực lượng khác (quản lý thị trường, dân quân,…): Pháp luật giao thông đường bộ không có quy định về quyền hạn của các lực lượng này trong việc dừng phương tiện tham gia giao thông để xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, vì vậy quản lý thị trường, dân quân,… không có quyền dừng phương tiện giao thông và xử phạt khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, nếu hành vi vi phạm của người tham gia giao thông thuộc lĩnh vực mà lực lượng khác quản lý họ có quyền dừng xe và xử lý vi phạm. Ví dụ, tại Điều 6 Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường “Công chức kiểm soát thị trường được giao trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước...”. Với quy định này, trong trường hợp người tham gia giao thông có hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại (chở hàng lậu, hàng giả, …), công chức kiểm soát thị trường có quyền dừng phương tiện để xử lý.

Tóm lại, người có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm của người tham gia giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

- CSGT đeo biển hiệu và Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ;

- Lực lượng cảnh sát khác và công an xã, phường, thị trấn khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Thanh tra giao thông trong một số trường hợp mà hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.

Ngoài ra, các lực lượng khác không có quyền dừng xe và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà chỉ có quyền dừng xe khi có hành vi vi phạm thuộc thuộc các lĩnh vực mà họ quản lý.

Cần lưu ý là các lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm cũng không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng phương tiện để kiếm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA.

Các văn bản pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bao gồm:

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12;

- Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Nghị định 27/2010/NĐ-CP việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ;

- Thông tư 65/2012/TT-BCA về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ;

- Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ;

Trân trọng./.

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 7 năm trước

Ngoài CSGT đường bộ theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 30/10/2012 và Thông tư 45/2012/TT-BCA do Bộ Công an ngày 27/7/2012, còn một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP do Chính phủ ký ban hành ngày 24/3/2010 quy định: Các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội). Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng quyết định hoặc kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của cảnh sát giao thông, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông. Khi hết thời gian huy động ghi trong quyết định hoặc kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.
Khi không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng, các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, tại Hà Nội và TPHCM, còn có Tổ công tác liên ngành 141, gồm: CSCĐ, CSGT, và Cảnh sát hình sự (CSHS), được thành lập với nhiệm vụ chính là tuần tra kiểm soát, kiểm tra hành chính để phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng tuyến giao thông để thực hiện hành vi phạm tội.
Như vậy, các lực lượng sau có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm:
- CSGT đeo biển hiệu (thẻ xanh) và có Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (thẻ đỏ);
- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, và Công an xã, phường, thị trấn - chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Thanh tra giao thông - trong những trường hợp mà hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
- Riêng tại Hà Nội và TPHCM còn có tổ công tác liên ngành 141.

Vũ Đạt Dũng
Vũ Đạt Dũng
Trả lời 7 năm trước

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý:

- Luật giao thông đường bộ 2008

- Nghị định số 27/2010/NĐ-CP : quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông trong trường hợp cần thiết

- Thông tư 65/2012/TT-BCA về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ:

Nội dung phân tích:

Tại điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ: Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ … Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Đối với Cảnh sát giao thông đường bộ: Cảnh sát giao thông đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an được dừng phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát. Bên cạnh đó, cảnh sát giao thông phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu...

- Ngoài CSGT đường bộ theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành và Thông tư 45/2012/TT-BCA còn một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định: Các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội). Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng quyết định hoặc kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của cảnh sát giao thông, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông. Khi hết thời gian huy động ghi trong quyết định hoặc kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.
Khi không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng, các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, người có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm của người tham gia giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

- Cảnh sát giao thông đeo biển hiệu và Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ;

- Lực lượng cảnh sát khác và công an xã, phường, thị trấn khi được huy động phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Thanh tra giao thông trong một số trường hợp mà hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.

Ngoài ra, các lực lượng khác không có quyền dừng xe và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà chỉ có quyền dừng xe khi có hành vi vi phạm thuộc thuộc các lĩnh vực mà họ quản lý.

-> Như vậy nếu dừng xe thì người dân có quyền yêu cầu lực lượng cảnh sát trật tự này xuất trình giấy tờ chứng nhận họ có thẩm quyền được phê duyệt. Khi phát hiện vi phạm cảnh sát trật tự được huy động, có thẩm quyền xử phạt vi phạm, dừng xe khi có hành vi vi phạm thuộc thuộc các lĩnh vực mà họ quản lý, nếu quá thẩm quyền giải quyết của mình thì lập biên bản phạt hành chính và báo cáo với cấp có thẩm quyền.