Chia sẻ về thời gian thao tác khi gặp tình huống bất ngờ?

Kính nhờ các bác hướng dẫn cho việc tìm tài liệu khoa học nói về thời gian tối thiểu cho việc phản xạ điều khiển phanh khi gặp tình huống bất ngờ. Ví dụ như khi phải phanh gấp thì mất thời gian tối thiểu là bao nhiêu giây? (Lê Văn Được). [right]Nguồn: vnexpress[/right]
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
01 giây đồng hồ Tôi là kỹ sư xây dựng giao thông chuyên thiết kế các yếu tố đường để lái xe an toàn. Cụ thể: Thời gian nhìn thấy biển báo, thời gian phản xạ khi khuất tầm nhìn, các yếu tố đưòng cong nằm, đường cong đứng... Nói chung là dùng 01 giây đồng hồ tính cho phản xạ lái xe khi đang chạy với tốc độ thiết kế để thiết kế ra các yếu tố trên của tuyến đường. 01 Giây đồng hồ là chính xác (không cần biết văn bản nào, đó là Quy trình thiết kế đường dùng cho các kỹ sư thiết kế đường). Ví dụ trên một đoạn đường, tốc độ thiết kế cho xe chạy là 70km/h thì lái xe cần một quãng đường là 7.000 m chia cho 3600 s = 20 m không kịp phản ứng. Sau 20 m đó lái xe bắt đầu phanh thì chiều dài phanh phụ thuộc vào lực ma sát bằng trọng lực đè lên bánh xe nhân với hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường để dừng trước tình huống mất an toàn. Bạn thấy đó xe càng nặng, hệ số ma sát càng bé thì chiều dài vệt phanh càng dài. Tôi cũng cung cấp cách tính này cho Viện kiểm sát để phục vụ cho Bản cáo trạng của Công tố viên khi xử án các vụ vi phạm an toàn giao thông mang tính hình sự. ABS - hệ thống chống bó cứng phanh là tăng hệ số ma sát, EBD - điều chỉnh trọng lực khi hệ số ma sát từng bánh xe khác nhau (bánh ở mặt đưòng nhựa, bánh ở đất lề đường) để lực ma sát bằng hằng số, xe không bị mất hướng. BA là trợ lực phanh khẩn cấp là để giảm bớt thời gian phản xạ cho bạn. Tôi hiểu ý bạn muốn hỏi là bao nhiêu thời gian phản xạ để kiểm tra mức độ phản xạ của bạn có đạt tiêu chuẩn không chứ gì? Thông thường trong thiết kế nguời ta định ra tính an toàn còn thực tế thấp hơn. Tôi cũng lái xe môtô, ôtô và đã kiểm tra mình thì thấy rằng 1 giây là tính an toàn cao còn thông thường thì dưới 1 giây. Bạn hãy thử kiểm nghiệm chính mình bằng cách đi tốc độ cố định trên đường vắng, nhờ người ra tình huống đột ngột, phanh xe và đo độ dài vệt phanh xem bao nhiêu mét thì ra ngay. Nhưng bạn có vẻ lý thuyết quá đấy, thực tế khi lái xe cần tập trung cao độ, giảm tốc độ đến mức an toàn khi vào những nơi có thể xảy ra tình huống đột ngột: Qua khu dân cư, nơi khuất tầm nhìn cả đường cong nằm và đường cong đứng ,sương mù, đường trơn trượt khi trời mưa... Bạn thấy đó khi qua khu dân cư sẽ có biển hạn chế tốc độ tối đa, khi qua các tình huống có thể xảy ra nguy hiểm sẽ có biển báo nguy hiểm. Còn khi tình huống đơn giản: Đồng không mông quạnh, đường dành riêng, mặt bê tông nhựa, bê tông xi măng... thì ta có thể thoải mái đầu óc để thư giãn. Cần chi phải xem chỉ tiêu là bao nhiêu ở trong văn bản nào. Chúc bạn lái xe an toàn. Quang Tuyến
pq
pq
Trả lời 14 năm trước
Phân chia thời gian trong quá trình phanh khẩn cấp Quá trình thắng khẩn cấp được chia thành 4 giai đoạn, thời gian tiếp nhận,thời gian phản ứng, thời gian thực hiện, thời gian ngưỡng va thời gian thắng hoàn toàn. Thời gian tiếp nhận: 0,8s từ lúc nguy hiểm xuất hiện đến lúc người lái nhận ra nguy hiểm. Thời gian phản ứng nhanh nhất là 0,3s va chậm nhất là 1,7 s tùy thuộc vào khả năng lái tuổi tác, tình trạng giao thông, ảnh hưởng khi say.. Thời gian phản ứng: 0,19-0,21s tính từ lúc người lái bắt đầu chuyển động đến lúc đặt chân lên pedal phanh. Thời gian thực hiện : 0,3s từ lúc người lái đạp thằng đến lúc thắng bắt đầu có hiệu lực Thời gian ngưỡng : 0,3s từ lúc thắng có hiệu lực đên khi đạt được lực thắng cực đại. Thời gian thắng hoàn toàn : phụ thuộc vào vận tốc xe và giá trị gia tốc âm cực đại mà xe đạt được . Thời gian xử lí trong quá trình thắng gấp được tính trong thời gian phản ứng- thực hiện- ngưỡng. Các hệ thống hỗ trợ phanh gấp, điều hòa lực phanh.. căn cứ vào các khoản thời gian này để tối ưu hóa quá trình phanh, giúp xe đạt được quãng đường phanh ngắn nhất. Thân chào Pham Minh Tri
biet roi
biet roi
Trả lời 14 năm trước
Gửi bạn Được tham khảo Ban Duoc than men. Toi hien dang dinh cu tai CHLB Duc, truoc do toi co bang lai xe o VN tu nam 1999, nhung khi doi sang bang lai xe Chau Au,va da phai hoc lai luat Chau Au de thi ly thuyet. Dieu ban hoi cung chinh la 1 trong nhung dieu co ghi trong tai lieu hoc ly thuyet cua cac truong day lai xe o Duc, nen toi dich nguyen van ra day de ban tien tham khao. ( tat ca nhung nguoi song o Duc va da qua thi lay bang lai xe Chau Au deu da hoc va biet dieu nay) Trong khi tham gia giao thông trên đường thì thời gian phản ứng (tức là thời gian từ khi phát hiện ra tín hiệu bất thường đến khi có được phản ứng cần thiết) của một người bình thường kéo dài khoảng 1 - 1,5 giây. (Khoảng thời gian này nhiều hơn rõ rệt so với thời gian mà nhiều người có thể đạt được khi thử trên một máy kiểm tra phản ứng.Nhưng trong khi kiểm tra phản ứng thì đã có người nói với bạn cụ thể là bạn phải làm gì cũng như thế nào khi tín hiệu xuất hiện.Và thời gian ma bạn phải tập cũng ngắn hơn nhiều so với lúc lái xe). Bởi vì ôtô chạy nhanh hơn nhiều so với đi bộ nên phản ứng đối với người lái xe có tác dụng rõ rệt hơn hẳn. Do người ta đã đi được một quãng đường rất dài trong thời gian này nên cho đến lúc có được động tác phản ứng thì người ta đã ở vị trí hoàn toàn khác. Trong vong 1 giây người ta đi được 1,5km với tốc độ 5km/giờ (tốc độ của người đi bộ), còn với tốc độ 30km/giờ thì quãng đường đi được là 9m.(theo cong thuc: Toc do cua xe (km/gio ) : 10 x 3) Những điều này nghe có vẻ không quan trọng trong, nhưng chúng tôi đã phải học thuộc vi các câu hỏi về , thời gian phản ứng, quãng đường phản ứng, quãng đường phanh, quãng đường dừng xe ...v...v... đều có trong bài thi lý thuyết. Chúc bạn khoẻ, lái xe giỏi và an toàn.