Sữa bột, sữa tươi Dutch Lady 'có vấn đề': Kiện rồi...để đấy?

[b]Sữa bột chưa mở nhưng nắp nhôm phồng to. Sữa tươi lợn cợn, có vị chua. Người dùng sợ nhưng nhà SX bình chân như vại với cái lý muôn thuở: lỗi vận chuyển, báo quản...[/b] Sữa Cô gái Hà Lan bị ’tố’ gây sưng mặt, khó thở / Rùng mình sữa tươi đặc như... đậu phụ / Sữa tươi trương phình, rỉ, mốc: Lỗi luôn tại vận chuyển / Sữa phình-chua-có giòi, nhà sản xuất vô can? [b]Uống sữa dạng nào cũng... sợ[/b] Tháng 1/2010, anh Lê Hòa Hiệp (Đồng Tháp) mua cùng lúc 04 hộp sữa bột Dutch Lady 123 loại 900 gr, hạn sử dụng đến tháng 12/2011. Đến khi mang về, anh Hiệp giật mình vì cả 4 hộp đều có hiện tượng căng phồng từ bên trong dù chưa mở nắp; thậm chí, một hộp nắp nhôm phồng to như trái bóng. [gallery]/17/fma1267415647.jpg[/gallery][gallery]/17/dde1267415656.jpg[/gallery] Hộp sữa bột căng phồng. "Cháu nhà tôi dùng mỗi tháng 4 lon sữa Dutch Lady. Từ hơn 1 năm qua, tôi chưa từng gặp hiện tượng này khi mua sữa", anh Hiệp cho biết. Dù nhân viên của Công ty sữa Dutch Lady đã giải thích với anh Hiệp nguyên nhân xảy ra hiện tượng này nhưng anh thấy chưa thật yên tâm. Muốn kiểm tra tận gốc vấn đề, anh Hiệp đã trao toàn bộ sản phẩm để hãng sữa kiểm tra. Tuy nhiên, 2 tuần sau anh vẫn không nhận được giải thích nào từ phía công ty này. Không chỉ sữa bột, sữa tươi Dutch Lady cũng bị phàn nàn có vấn đề dù còn hạn sử dụng. Anh Đỗ Minh Tuân (Hà Nội) mua 3 hộp sữa tươi sôcôla Dutch Lady, hạn sử dụng đến tháng 5/2010. Nhưng khi uống, anh Tuân phát hoảng vì thấy sữa có mùi chua, lợn cợn. Anh Tuân đã liên hệ ngay với nhà sản xuất Dutch Lady. Một nhân viên của hãng sữa đã đến đề nghị thu hồi sản phẩm về Công ty. Tuy nhiên, anh Tuân không thực sự yên tâm trao sản phẩm nên nhân viên này ra về và trong suốt 2 tuần sau đó, Dutch Lady không có thêm liên hệ nào với anh. [b]Vận chuyển, bảo quản kém: cái lý muôn thuở[/b] Sau khi VietNamNet chuyển phản ánh của 2 bạn đọc nói trên, Công ty sữa Dutch Lady mới có thư giải thích và xin lỗi đến 2 khách hàng này. [gallery]/17/eib1267416103.jpg[/gallery] Sữa tươi lợn cợn, có vị chua anh Tuân mua phải. Dutch Lady xác nhận "Phản ánh của anh Hiệp là đúng; hộp sữa có hiện tượng phồng tại nắp nhôm". Dù vậy, hãng sữa đồng thời khẳng định sản phẩm này vẫn đảm bảo bảo các tiêu chuẩn chất lượng quy định. "Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có thể do ảnh hưởng của điều kiện bảo quản sản phẩm tại điểm bán như nơi trưng bày sản phẩm có nhiệt độ cao, trực tiếp dưới ánh nắng đã làm cho thể tích khí bên trong hộp sữa bị giãn nở. Hiện tượng này sẽ mất đi khi hộp sữa này được đặt vào nơi thoáng mát (tuy nhiên, màng nhôm sẽ không trở về hình dạng ban đầu mà sẽ hơi bị nhăn)" - Dutch Lady giải thích. Về phản ánh của anh Đỗ Minh Tuân, Công ty sữa Dutch Lady cho biết đã tiến hành kiểm nghiệm trên các mẫu lưu trong lô sản phẩm có cùng mã số sản xuất với sản phẩm anh Tuân đã mua. Công ty khẳng định: "chất lượng các mẫu lưu hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định cả về cảm quan, vi sinh và hóa lý theo đúng với Công bố Chất lượng của Công ty". Theo đó, Dutch Lady cho rằng hiện tượng như anh Tuân đã phản ánh có thể do hộp sữa đã bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài và nguyên nhân gây ra sự nhiễm khuẩn này có thể "do việc bảo quản, vận chuyển trên thị trường chưa thật tốt nên đã gây ra các vết thủng cực nhỏ trên bao bì khiến vi khuẩn xâm nhập vào". Đối với cả 2 trường hợp trên, Công ty sữa Dutch Lady đều đề nghị đổi sản phẩm mới cho khách hàng. [b]Kêu kiện sữa hỏng: "nước đổ đầu vịt"[/b] Theo khảo sát đầu tháng 1/ 2010 của VietNamNet với gần 400 bạn đọc, hình ảnh "sữa tươi có giòi, đặc như đậu phụ" là hình ảnh được bạn đọc bình nhiều nhất (với tỷ lệ 35,11% người tham gia) cho "hình ảnh thực phẩm độc "ghê rợn" nhất năm 2009". Trong suốt năm 2009, người tiêu dùng cũng đã quá quen với giải thích bất hủ của những nhà sản xuất sữa "vận chuyển và bảo quản không tốt". Các nhà sản xuất vẫn luôn có những xác suất lỗi tính theo phần triệu cho sản phẩm của mình từ khâu sản xuất đến khâu phân phối đến tay người tiêu dùng. Điều đó cũng có nghĩa là trong 1 triệu khách hàng, sẽ có 1 - 2 người gặp phải sản phẩm không đạt chất lượng. Trong khi đó, khách hàng gặp sản phẩm lỗi có quá ít lựa chọn: hoặc vứt bỏ sản phẩm, hoặc bỏ công đi phản ánh đến nhà sản xuất hay báo chí. Trường hợp khách vứt bỏ hộp sữa "có vấn đề" thì không có gì để nhà sản xuất bận tâm. Nhưng khi họ bỏ công phản ánh thì lại thường được đối đãi chẳng mấy "mặn mà": đổi sản phẩm mới là xong chuyện. Chính vì thế, không ít bạn đọc VietNamNet tức giận phản ánh đến VietNamNet về chất lượng sữa nhưng "tang vật" chứng minh lỗi của nhà sản xuất thì họ đã cho vào... thùng rác. Để biết người tiêu dùng từng ném sữa "có vấn đề" vào thùng rác có tiếp tục chọn nhãn hiệu cũ hay không, VietNamNet đã thực hiện một khảo sát nhỏ với 34 bạn đọc đã mua phải sữa lỗi trong năm 2009. 28 người lắc đầu và chỉ có 6 người cho biết chỉ tẩy chay hãng sữa sau thêm 1 lần gặp sữa lỗi nữa. Nhưng theo lý luận của các nhà sản xuất/cung cấp dịch vụ, sản phẩm của họ phải được xác xuất lỗi phần triệu. Có nghĩa, còn lâu 1 người tiêu dùng mới mua phải sản phẩm lỗi lần thứ 2. Trong thời gian ấy, những người tiêu dùng nhân ái cứ làm giàu cho hãng sữa cái đã.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Thanks thông tin này của bạn.