Đi máy bay VN không được phép già yếu?

Cụ ông 77 tuổi vừa mổ chân loay hoay với kiện hành lý 35kg trước quầy làm thủ tục check-in bị nhân viên sân bay Nội Bài gạt xuống cuối hàng cho đỡ vướng... [b]Già yếu vướng lối check-in[/b] Tiễn bố ra sân bay đi Angola, chị Đặng Việt Nga (Hà Nội) không khỏi xót xa về việc bố mình bị đối xử quá lạnh lẽo tại quầy check-in, sân bay Nội Bài. Dưới đây là nội dung sự việc câu chuyện mà chị Nga cam đoan là sự thật. 11h trưa ngày 20/1/2010, chị Nga đưa bố là ông Đặng Đình Nhân, 77 tuổi làm thủ tục check-in đi Angola tại quầy số 17 của hãng Singapore Airlines (chặng bay transit qua Singapore và Nam Phi). Do ông Nhân tuổi đã cao, khả năng nghe và nhìn chữ kém, sức khoẻ yếu sau phẫu thuật xương đầu gối, chị Nga đã cầm hộ chiếu và các giấy tờ vào làm thủ tục giúp. Đi cùng chị có anh Minh vận chuyển giúp hành lý nặng tổng cộng 35 kg. Khi anh Vũ Quốc Hùng, đeo thẻ B2745 yêu cầu người nhà phải đi ra khỏi khu vực xếp hàng chờ làm thủ tục, chị Nga đã trình bày và xin phép được trợ giúp bố mình nhưng anh Hùng không đồng ý. "Bố tôi cũng xin anh Hùng cho tôi vào giúp thì anh Hùng tỏ ra bực bội và nói nhiều lời lẽ thiếu tôn trọng người lớn tuổi. Bố tôi đã đi ra khỏi khu vực làm thủ tục để tôi làm thay thì anh Hùng bắt bố tôi phải quay vào tự làm, rồi đuổi tôi và anh Minh ra." - chị Nga kể. Sau nhiều lần trình bày với anh Hùng về việc bố mình rất yếu, chị Nga được anh Hùng trả lời: "hành khách già yếu chúng tôi sẽ có trợ giúp". Yên tâm với lời nói này, anh Minh ra về, còn chị Nga đứng lui ra bên ngoài chờ, anh Hùng đến đứng cạnh nhân viên quầy số 17. [gallery]/3/opf1264667380.jpg[/gallery][gallery]/3/xur1264667401.jpg[/gallery] Nhân viên Hùng (đứng) thản nhiên trước kiện hành lý của ông Đặng Đình Nhân, mặc ông không thể nhấc lên. Đến lượt ông Nhân xuất trình giấy tờ, nhân viên ngồi tại quầy hỏi nếu có hành lý thì cho lên cân. Ông Nhân cúi xuống nhưng không thể tự nhấc hàng lên. Anh Hùng và nhân viên tại quầy thản nhiên đứng nhìn. Chị Nga cho biết, chị đã đi vào khu vực làm thủ tục và yêu cầu trợ giúp như đã nói thì anh Hùng chỉ tay ra cửa nói "gọi thằng kia vào" ("thằng kia" ý nói anh Hùng người giúp ông Nhân chuyển hành lý trước đó - NV). Anh Hùng sau đó gọi nhân viên nhằm gạt ông Nhân và kiện hành lý ra khỏi hàng để người khác làm thủ tục và hỏi ông Nhân: "Ông có muốn làm thủ tục nữa hay không?". Khi chị Nga yêu cầu gọi ban lãnh đạo, anh Hùng trả lời: "Tôi là lãnh đạo đây chứ còn ai". 12h25, sau hơn 1 giờ bị gạt ra khỏi hàng và không còn hành khách nào khác làm thủ tục, ông Nhân mới được vào check-in. Nhiều nhân viên nữ của sân bay có mặt tại đó đã đến khênh giúp ông 2 thùng hàng để làm thủ tục vào sân bay. [b]Máy bay vứt khách ở nước ngoài[/b] Mặc dù đã 2 lần gửi thư khiếu nại đến Vietnam Airlines (VNA) về việc hãng này hủy chuyến bay gây thiệt hại cho hành khách, anh Võ Trí Phúc (P.5 Q. Phú Nhuận TP. HCM) người đứng đơn và cũng là nạn nhân trong vụ việc chưa nhận được một phản hồi nào. Ngày 9/10/2009, anh Phúc cùng 4 người thân trong gia đình đăng ký đi chuyến bay VN 757 - Airbus 321 đến Kuala Lumpur (Malaysia) vào lúc 10h30 sáng. Sau khi lên máy bay, toàn bộ hành khách trên chuyến bay được đề nghị trở lại phòng chờ vì máy bay gặp trục trặc kỹ thuật. Sau một giờ chờ đợi tại phòng chờ, chuyến VN 757 bị hủy bỏ và hành khách được chuyển đi chuyến bay VN 358. Việc thay đổi chuyến bay đã "dắt tay" nhà anh Phúc vào "vận xui", bởi đoàn hành khách này còn phải bay một chuyến khác (của hãng AirAsia) từ Kuala Lumpur đi Penang và vé chặng này đã được gia đình anh mua sẵn. Trước thông tin huỷ chuyến của VNA, anh Phúc vội thông báo về chuyến bay kế tiếp nói trên cho một nhân viên của VNA tên Huỳnh Thị Liễu Mai và được nhân viên này hứa hẹn: “Hãng (VNA) sẽ liên lạc với AirAsia để làm thủ tục trước và nếu không kịp giờ thì sẽ bố trí vào chuyến bay kế tiếp”. Thế nhưng mọi việc không suôn sẻ như lời hứa của nhân viên VNA. Đặt chân xuống sân bay Kuala Lumpur, anh Phúc không nhận được một sự trợ giúp nào và anh đã phải chi 986 ringrit (tiền Malysia, tương đương gần 6 triệu đồng) để mua vé mới cho cả nhà đến Penang. Ngay hôm đó (9/10/2009), anh Phúc đã gửi điện thư khiếu nại đến VNA. Ngày 16/1/2010, khi anh quay về VN, tại sân bay Tân Sơn Nhất anh đã gửi đơn khiếu nại yêu cầu VNA bồi thường khoản tiền anh đã bỏ ra để mua vé đi tiếp do lỗi của VNA. Đơn này đã được một nhân viên tên T. Thanh ký nhận. Đến nay, anh Phúc chưa nhận được một phản hồi nào từ phía VNA. Chiều 19/1/2010, phóng viên VietNamNet đã có mặt tại trụ sở VNA trong khu vực Tân Sơn Nhất cố gắng tìm một lời giải nhưng sau gần hai giờ đi hết phòng này đến phòng kia, vẫn chưa gặp được một giới chức nào có thẩm quyền để trả lời. Cuối cùng, bà Phạm Thị Kim Thu, Tổ phó tổ Quản lý chất lượng của VNA tiếp và thừa nhận đã nhận được đơn của bạn đọc Võ Trí Phúc. Bà Thu cho biết thêm, sau khi nhận đơn cần có thời gian để xác minh và sẽ trả lời cho khách hàng và cơ quan báo chí trong một ngày gần nhất nhưng sẽ không quá 20 ngày theo qui định. Không lâu sau khi phóngviên VietNamNet rời trụ sở VNA, anh Phúc gọi điện thông báo anh đã nhận được email phản hồi của VNA rằng khiếu nại của anh sẽ được giải quyết trong thời gian sớm nhất. [b]Xót xa vấn nạn vô cảm[/b] Mặc ai xót xa rằng nạn vô cảm đang tràn ngập mọi nơi, nhất là trong lĩnh vực mua - bán. Mặc người ta kêu trời: Sao bây giờ đạo đức xuống cấp, tình người mong manh? Cứ việc ai nấy làm, sao cho tiện nhất, lợi nhất. Người già chậm chân thì nhân viên sân bay cứ việc gạt từ đầu hàng xuống cuối hàng, để thoáng lối check-in. Khách bơ vơ nơi đất khách vì hành trình thay đổi cũng sẽ chỉ là chuyện tầm phào. Câu chuyện lỡ độ đường do chậm huỷ chuyến bay, cũng như chuyện cụ già loay hoay với thùng hành lý 35kg cho thấy dù hàng không là một dịch vụ "sang trọng", phục vụ chủ yếu khách trung lưu, nhưng khách vẫn có thể khốn khổ không kém bất cứ dịch vụ bình dân nào. Việc khách có nuốt trôi được cục giận hay không, nhà cung cấp dịch vụ chẳng quan tâm. Một mình một chợ, phục vụ thế nào cũng phải chịu. Kiểu gì vẫn cứ phải quay lại mà mua dịch vụ. Việt Nam có mỗi 1 đường dây điện, 1 ống nước máy, 1 đường ray cho tàu hoả và cũng chỉ 1 đường bay cho 1, 2 hãng hàng không. Người ta bảo, đã mua loại hàng "1 đường dây" thì phải biết chấp nhận tự vuốt cục tức xuống và tiếp tục chi tiền mua... những cục tức mới. [right]Nguồn: vietnamnet[/right]
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Được đọc bài báo này tôi cảm thấy rất vui, bởi những điều mình đã phải chứng kiến, mình đã phải qua, đã phải đôi lần nhận "cục tức" đã có phóng viên dám phản ánh. Tháng 12 vừa qua, gia đình tôi từ UK trở về Việt Nam. Khi đặt chân lên sân bay Nội bài gia đình tôi cảm thấy rất buồn trước "bệnh vô cảm" của nhân viên Nội bài. Nhân viên hải quan thì mặt lạnh như tiền, quát tháo ầm ĩ rất thiêu tôn trọng người khác, trong khi gia đình tôi có con nhỏ, mẹ già đi theo. Qua nhiều sân bay quốc tế, về đến sân bay Việt Nam một cảm giác ái ngại đến với cả gia đình tôi.