Khôi hài 'thượng đế' hét giá đền bù?

[b]Bị hoãn vé bay đã đặt, chị O. đòi hãng hàng không chi cả tiền vé tàu. Giận nhân viên hách dịch và dịch vụ không như ý, anh U. đòi nhà mạng đuổi việc nhân viên và bồi thường 7 triệu đồng.[/b] [b]"Lửa thêm dầu", hoả khó hạ[/b] Chai bia có vỏ kẹo từng được khách hàng "ra giá" đền bù 120 triệu đồng. Mới đây, anh H.Đ.U, một thuê bao trả sau của mạng Viettel liên tục khiếu nại nhà mạng này về nhiều việc. Sau khi anh U. làm hồ sơ hoà mạng và phát hiện tên chủ hợp đồng bị lỗi phông, anh đã ra đại lý 33 Đào Tấn (Hà Nội) yêu cầu thay đổi thông tin. Theo anh cho biết, nhân viên ở đây có thái độ hách dịch, quy kết khách hàng giả mạo (do khi hoà mạng, anh U. nhờ người khác đi làm thủ tục hộ). Một nhân viên nam của đại lý 33 Đào Tấn còn liên hệ với anh qua điện thoại với thái độ thách thức. Anh U. đồng thời khiếu nại cửa hàng 231 Nguyễn Trãi, cũng thuộc hệ thống của Viettel. Khi anh đến cửa hàng này để làm thủ tục chuyển đổi thuê bao trả sau, anh được hướng dẫn ra cửa hàng khác với lí do cửa hàng 231 Nguyễn Trãi đã hết hợp đồng. Tại cửa hàng 495 Quang Trung, anh bị nhân viên bắt đợi do còn... 2 phút nữa mới đến giờ làm việc. Sự việc khiến anh U. bức xúc nhất là việc Viettel không gửi thông báo cước tháng 9/2009 dẫn đến tình trạng anh không đóng cước và bị chặn dịch vụ ngày 26/10/2009. Anh phản ánh sự việc thì điện thoại viên mã số 713 và nhân viên giao dịch tại cửa hàng Mỹ Đình 1 không hỗ trợ kịp thời, không đáp ứng yêu cầu của anh: muốn đối thoại với người có trách nhiệm của Viettel. Ngày 9/11/2009, anh U. trực tiếp đến Trung tâm chăm sóc khách hàng (CSKH) - 74 Phạm Văn Đồng HN khiếu nại về các nội dung trên. [b]"Ra giá" đền bù[/b] Trả lời khiếu nại của anh U., Viettel thừa nhận về việc làm hồ sơ mà không có chữ ký của khách hàng là lỗi của nhân viên giao dịch, cũng như nhân viên đại lý 33 Đào Tấn có thái độ không tốt trong quá trình tiếp nhận khiếu nại. Hai lần trưởng phòng CSKH - Chi nhánh Viettel Hà Nội 1 đã trực tiếp đến xin lỗi khách hàng, gửi 2 công văn phúc đáp đồng thời đã có hình thức kỷ luật đối với nhân viên vi phạm như phạt vi phạm về quy định thủ tục hoà mạng 500.000 đồng, thanh toán tiền cước... Tuy nhiên, anh U. vẫn chưa hài lòng và yêu cầu phải áp dụng hình thức cao nhất (buộc thôi việc) đối với nhân viên nam tại đại lý 33 Đào Tấn. Trường hợp tại cửa hàng Quang Trung, Viettel cho biết nhân viên cửa hàng đã làm đúng quy định nhưng không linh hoạt, không nhiệt tình với khách hàng. Nhân viên giao dịch đã chịu kỷ luật và cùng cửa hàng trưởng trực tiếp đến xin lỗi anh U., được anh chấp nhận. Về việc anh U. không nhận được thông báo cước, Viettel cho biết khi xác minh địa chỉ đăng ký cước của khách hàng thì có 2 địa chỉ cùng tên, nhân viên Viettel đã liên hệ lại nhưng khách hàng không nghe máy. Ngày 9/9/2009 Viettel đã nhắn tin yêu cầu khách hàng liên hệ lại tổng đài để xác minh lại địa chỉ. Ngày 15/9/2009 phòng Giải quyết khiếu nại đã phối hợp tổ thu xác minh lại địa chỉ nhưng khách hàng từ chối với l‎ý do bận và không có nhu cầu nhận thông báo cước tại nhà. Về phản ánh ĐTV 713 có thái độ không tốt, sau khi nghe lại ghi âm cuộc gọi, Viettel xác định ĐTV mã số 713 tiếp nhận với thái độ rất điềm đạm, ĐTV có xin lỗi để trấn an khách hàng tuy nhiên khách hàng phản ánh rất gay gắt. Chi nhánh Hà Nội cũng đã trực tiếp gửi thư phúc đáp khách hàng về vấn đề này. Tuy nhiên khách hàng H.Đ.U vẫn chưa hài lòng, yêu cầu Viettel bồi thường 7.000.000 đồng và tuyên bố nếunhà mạng này không đáp ứng, sẽ không thanh toán số tiền cước đang nợ. Một trường hợp khách hàng khác cũng đòi nhà cung cấp đền bù thiệt hại mà nếu được chấp thuận, có thể là món tiền lạ nhất thế gian. Chị V.T.O mua 3 vé máy bay tuyến Đà Nẵng - Vinh của Jestar Pacific ngày 19/12/2009 từ trước 1 tháng, tuy nhiên ra tới sân bay làm thủ tục thì được thông báo chuyến bay bị huỷ bởi thời tiết xấu. Nhân viên thông báo chỉ xếp được chuyến bay sang ngày hôm sau (20/10/2009) cho một số người, các khách hàng còn lại phải chờ đến ngày 21/10, nếu khách hàng không đồng ý thì huỷ vé và hoàn lại tiền. Chị O. nằm trong số khách hàng muốn hoàn tiền. Nhưng chị yêu cầu Jestar Pacific ngoài việc hoàn tiền vé bay phải thanh toán cho chị tiền vé tàu đi Vinh!
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
"Quá đà" khiếu nại? Trên thực tế, không ít người tiêu dùng đã thiếu kiềm chế trước sản phẩm lỗi hoặc dịch vụ chưa như ý. Còn nhớ, một khách hàng trong một tiệc liên hoan phát hiện một chai bia 333 có vỏ kẹo nilon bên trong đã yêu cầu nhà sản xuất là Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn đền bù 120 triệu đồng. Tuy nhiên sau đó ông đã rút lại yêu cầu này. Về các vụ việc người tiêu dùng (NTD) yêu cầu nhà cung cấp đền bù thiệt hại bằng "tiền tươi thóc thật", TS.Trịnh Hoà Bình (Viện Xã hội học Việt Nam) cho rằng NTD Việt đã có ý thức đòi quyền lợi ; đây là một bước phát triển vượt bậc về thái độ tiêu dùng ở VN. Tuy nhiên, theo TS. Bình snhững câu chuyện nói trên hé lộ khuynh hướng đòi hỏi quá đà từ phía NTD. Tâm lý bực dọc có thể vì mất thời gian, bị ảnh hưởng đến công việc, thiệt hại về làm ăn, mối quan hệ... Nhưng cảm xúc giận dữ của NTD cũng có thể xuất phát từ ý muốn phạt vạ cho bõ ghét. Và đôi khi việc NTD đòi đền bù quá đà vẫn xảy ra. TS. Bình khuyến cáo, khi khiếu nại NTD nên có điểm dừng. Khi Luật Bảo vệ NTD được thông qua, các khiếu nại tiêu dùng sẽ được cơ quan trọng tài xem xét, phân định đúng - sai. Song song với việc bảo vệ quyền lợi của NTD, Luật sẽ triệt tiêu hành vi vô lối từ hai phía: sự lừa dối, lừa đảo của người bán cũng như thái độ đòi hỏi quá mức công bằng của người mua.