Mánh lừa đảo của các công ty đa cấp?

Mánh lừa đảo của các công ty đa cấp là gì?

Vũ Thị Hằng
Vũ Thị Hằng
Trả lời 8 năm trước

Nói hay, nói giỏi và dọa nạt chính là mánh lừa của bọn chúng.

Le tuananh
Le tuananh
Trả lời 8 năm trước

Chủ yếu là lừa qua tin nhắn điện thoại bằng các chương trình tuyển dụng hấp dẫn bạn nhé:

Tuyển nhân viên nạp tiền điện thoại là "mánh" lừa mới của các công ty bán hàng đa cấp bất chính, khiến không ít các bạn sinh viên "sập bẫy".

Trên các trang web raovat, vatgia… liên tục đăng các thông tin tuyển hàng trăm nhân viên nạp tiền điện thoại, với mức 1,8 - 2 triệu đồng/tháng. Thời gian làm việc khoảng 3 giờ đồng hồ vào buổi tối từ 5h - 8h tối tại công ty. Ưu tiên cho các ứng viên có người giới thiệu và được hẹn trước để phỏng vấn.

Sinh viên sập bẫy mánh lừa đa cấp bất chính

Các công ty đăng yêu cầu tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn.

Theo SVVN, bạn Quốc Lộc (năm thứ 4, trường ĐH Công nghiệp TP. HCM) cần việc làm thêm nên đã lên các trang việc làm online để tìm kiếm. Thấy công việc khá phù hợp, Quốc Lộc đã nộp ngay hồ sơ để xin vào làm việc. Cứ nghĩ sẽ tìm được một công việc như ý, nhưng khi tìm đến công ty, Quốc Lộc mới ngỡ ngàng nhận ra đây là chiêu thức trá hình của bán hàng đa cấp bất chính.

Quốc Lộc cho biết, mỗi nhân viên khi mới vào phải đóng 100.000 đồng tiền hồ sơ. Mỗi tháng sẽ nhận lương là 2 triệu đồng nhưng phải thỏa mãn những điều kiện rất gắt gao. Thứ nhất, phải đạt doanh thu nạp card ít nhất là 1 triệu đồng/ tháng. Số tiền này phải được nộp trước vào đầu mỗi tháng, dùng làm tài khoản của mình để nạp tiền cho khách. Thứ hai, mỗi tháng phải giới thiệu 5 người đến xin việc, đồng thời, chịu trách nhiệm thu mỗi người ít nhất 1 triệu đồng tiền nạp cho khách và nộp lại cho công ty.

Quốc Lộc chia sẻ: "Điều kiện đầu tiên còn dễ thực hiện vì mình có thể nộp tiền trước cho công ty, nếu chẳng may không đạt doanh thu có thể dùng lương mỗi tháng bù qua. Nhưng khi nghe điều kiện thứ hai thì biết ngay là bán hàng đa cấp bất chính. Điều đáng nói là, nếu không đáp ứng điều kiện này thì công ty sẽ không trả lương".

Những điều kiện từ các nhà tuyển dụng "ma" đưa ra khá phù hợp với điều kiện của sinh viên làm hàng trăm sinh viên bị lừa khi đi xin việc làm.

Nguyễn Trọng Nghĩa, sinh viên năm 2 Trường ĐH KHTN một nạn nhân của trò nạp tiền điện thoại chia sẻ trên CAND: "Một lần đọc được thông tin tuyển dụng trên mạng cần tuyển nhân viên nạp tiền điện thoại với mức lương khá hấp dẫn, thời gian làm việc vào buổi tối cũng thuận tiện nên mình đã liên hệ phỏng vấn".

Bữa phỏng vấn đầu tiên thì họ chỉ nói về cách nạp tiền cho khách và bảo mình đóng 100 ngàn tiền để kích hoạt sim đa năng. Qua hôm sau thì họ nói mình phải mở rộng mạng lưới thành viên, bằng cách tuyển thêm 5-8 người đến đăng kí xin việc.

Trong một tháng phải tuyển được 30 người, tính cả mình nữa là 31 người mới đạt yêu cầu. Công việc mình làm là phỏng vấn lại những người đến xin việc giống như mình đã được phỏng vấn. Cả 3 giờ làm việc trên công ty chủ yếu là mở rộng mạng lưới thành viên".

Phần đông những bạn sinh viên bị lừa bởi làm thêm dịch vụ "bán hàng đa cấp" đều từ những vùng quê nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Khi giá cả liên tục tăng các bạn cần tìm đến những việc làm thêm không quá mất nhiều thời gian mà vẫn có thêm tiền cho việc học tập.

Do quá nhẹ dạ, nhiều bạn sinh viên đã gặp phải cảnh dở khóc, dở cười khi số tiền bỏ ra không thu lại được, mà tiếp tục làm thì cũng chẳng sinh lời nên đành chấp nhận mình bị thua thiệt.

Để tìm được một công việc làm thêm an toàn và phù hợp, các bạn sinh viên nên cẩn trọng hơn trước khi quyết định làm việc.

Bạn Quốc Lộc nhắn nhủ: "Các bạn sinh viên cần thận trọng hơn trong việc tìm kiếm việc làm trên mạng. Đây thường là “mảnh đất màu mỡ" cho các công ty bán hàng đa cấp bất chính vì thông tin trên các trang này ít được kiểm duyệt. Đặc biệt, cần cảnh giác với những công việc không yêu cầu nhiều ở các ứng viên nhưng mức lương lại cao ngất ngưởng. Khi đi xin việc, không nên mang theo nhiều tiền để tránh bị lôi kéo, nạp tiền oan cho các tổ chức này".