Đáp án thi Địa lý tốt nghiệp THPT 2011 của Bộ giáo dục đào tạo (Bộ GD&ĐT) xem ở đâu?

Đáp án thi tốt nghiệp Địa lí ai có cho em với. Tiện cho em hỏi thi địa lý em có được mang alat vào phòng thi không nếu không thì có cách nào làm bài mà đúng đáp án địa lý nhất không ạ :(

Trả lời 12 năm trước

Đáp án đề thi tốt nghiệp môn Địa lý - Địa lí mời các bạn tham khảo. Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011. Bộ GD-ĐT vừa công bố đáp án môn Đại lí trong kỳ thi này. Mời bạn đọc tham khảo thang điểm và tự chấm điểm xem đáp án địa của bạn được mấy điểm nhé.

Bạn có thể tham khảo đáp án địa lí trong vật giá. Theo tớ thì đề địa dài và khó,nhưng thôi kệ vậy,với những bạn ko thi khối C thì sự nghiệp học địa của chúng ta đến đây là kết thúcm/
dù làm tốt hay dở bài địa các bạn cũng đừng buồn nhé,vui lên nào còn 3 môn nữa cơ mà :X:X:X
p.s: tớ ko làm đc địa,làm chán lắm >.<


TuvanAZ.vn
TuvanAZ.vn
Trả lời 12 năm trước

Các em học sinh cùng phụ huynh có bất cứ băn khoăn thắc mắc gì về Tuyển sinh 2011 có thể gọi tới tổng đài 1900 6669 để được giải đáp từ các chuyên gia tư vấn.

Đặc biệt từ năm 2011, qua tổng đài 1900 6669 các em học sinh cùng phụ huynh còn có thể Tra cứu điểm thi tự động một cách sớm nhất, chính xác nhất của 03 kỳ thi: Tốt nghiệp THPT, Đại Học - Cao đẳng, Vào lớp 10 của 63 tỉnh và hơn 400 trường Đại học – Cao đẳng trên toàn quốc. Chỉ cần gọi 1900 6669 và làm theo hướng dẫn.

Khi các em cùng phụ huynh có bất cứ câu hỏi gì về Tuyển sinh hãy soạn tin: AZH Câu hỏi gửi tới 8585 để được giải đáp.

Việc sớm đối chiếu phần bài làm của mình với các đáp án tham khảo sẽ giúp các bạn thí sinh ước lượng tổng điểm có thể đạt được. Điều này cũng giúp các bạn thí sinh có đủ thời gian cân nhắc, tính toán, và chuẩn bị mọi kế hoạch học tập ngay sau khi mùa thi 2011 kết thúc.

Đặc biệt các em học sinh ngay sau khi nhận được số báo danh đã có thể nhắn tin chờ kết quả điểm thi/điểm chuẩn. Tổng đài tin nhắn sẽ tự động trả kết quả điểm thi/điểm chuẩn lại cho các em ngay khi có kết quả. Nếu các em nhắn tin vào thời điểm đã có kết quả thì các em sẽ nhận được kết quả ngay. Cú pháp tin nhắn tra cứu kết quả điểm thi như sau:

Kỳ thi Tốt nghiệp PTTH

  • Chờ/tra cứu kết quả điểm thi, soạn tin: DTN SBD Mã tỉnh gửi tới 8749
  • Tra cứu đáp án, soạn tin: DAN Môn thi Mã đề gửi tới 8749

Kỳ thi Đại học – Cao đẳng

  • Chờ/tra cứu kết quả điểm thi, soạn tin: DTH SBD gửi tới 8749
  • Tra cứu điểm chuẩn, soạn tin: DCH Mã trường Mã ngành gửi tới 8749
  • Tra cứu đáp án, soạn tin: DAH Khối thi Môn thi Mã đề gửi tới 8749

Kỳ thi Vào 10

  • Chờ/tra cứu kết quả điểm thi, soạn tin: DTM SBD Mã tỉnh gửi tới 8749
  • Tra cứu điểm chuẩn, soạn tin: DCM Mã trường Mã tỉnh gửi tới 8749
  • Tra cứu đáp án, soạn tin: DAM Môn thi Mã tỉnh gửi tới 8749

Nếu cần trợ giúp thêm các em cùng phụ huynh có thể gọi tới tổng đài 1900 6669.

Chúc các em một mùa thi thắng lợi !

Phố mùa đông
Phố mùa đông
Trả lời 12 năm trước

Ngay sau khi kết thúc các môn thi, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đáp án chính thức. Về tính pháp lý thì đáp án của Bộ GD-ĐT mới là chuẩn xác nhất, còn các đáp án khác chỉ là gợi ý và có tính chất tham khảo. Do đó, em chỉ cần đối chiếu với đáp án của Bộ để biết kết quả làm bài của mình. Như vậy thông tin đáp án của Vatgia.com đưa ra là hoàn toàn đáng tin tưởng.

Chita
Chita
Trả lời 12 năm trước

Như thường lệ sau khi các thí sinh đã làm bài thi các môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT các báo lớn như Dân Trí, Tuổi Trẻ, Thanh Niên,Tin247.com.. sẽ tiến hành giải các đề thi này và đưa ra các đáp án hay gợi ý trả lời tùy theo môn. Thời gian đưa ra gợi ý và đáp án (không chính thức) nhanh nhất là vài giờ sau khi kết thúc thời gian làm bài thi môn đó. Tại topic này sẽ cập nhật đáp án ngay khi các báo đăng lên mạng để các bạn tiện theo dõi và tham khảo

mai minh đức
mai minh đức
Trả lời 12 năm trước

Đề thi tốt nghiệp THPT không phải là quá khó đối với thí sinh. Tuy nhiên sự thiếu cẩn thận và nóng vội sẽ khiến thí sinh mắc những sai lầm đáng tiếc. Chính vì thế việc nắm rõ những quy định, loại trừ những rủi ro là điều cần thiết.

Cẩn trọng khi đọc đề

Đề thi tốt nghiệp THPT chủ yếu bám sát chương trình sách giáo khoa, không lắt léo đánh đố thí sinh. Bên cạnh đó, một số câu hỏi để phân loại thí sinh không phải là quá khó. Tuy nhiên có nhữngthí sinhdo có tâm lý đề thi tốt nghiệp THPT dễ nên khi nhận đề thường đọc lướt và ít khi gạch chân phần trọng tâm của đề. Chính vì thế khi bắt được từ quen thuộc thí sinhthường bắt tay vào giải ngay. Hậu quả của sự thiếu thận trọng này là làm lệch đề dẫn đến mất điểm một cách đáng tiếc. Chẳng hạn có năm đề thi ra về tác phẩm Vợ chồng A Phủ nhưng có thí sinh lại đi phân tích tác phẩm...Vợ nhặt.

Lê Kiều Trang, một học sinh đang học lớp 12 ở Hà Nội, chia sẻ: “Tâm lý vào phòng thi rất quan trọng. Cảm giác hồi hộp nhất đó chính là thời khắc nhận đề, nếu không bình tĩnh dễ dẫn đến đọc thiếu câu hỏi. Bên cạnh đó đối với các môn xã hội thì tâm lý học tủ là điều tất yếu nên nhiều bạn thường hay có trạng thái bắt tay vào làm ngay khi đọc thấy những từ quen thuộc. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc làm lệch đề”.

Trong kì thi tốt nghiệp THPT năm nay, ngoài môn Ngữ văn còn có sự xuất hiện của môn Địa Lý, Sinh học. Đây là những môn thi mà theo đánh giá của các thầy cô thí sinh thường hay mắc lỗi khi đọc đề. Theo lời khuyên của những nhà giáo lâu năm thì để hạn chế lỗi này, ngoài yếu tố ổn định tâm lý, thí sinh cần cẩn trọng đọc đề ít nhất 2 lần. Lần đầu tiên đọc lướt để đánh dấu những phần câu hỏi có thể làm nhanh để triển khai trước. Kế tiếp đọc lại câu hỏi gạch chân những phần trọng điểm, những yêu cầu của đề…

Loại trừ sai sót với môn thi trắc nghiệm

Kì thi tốt nghiệp THPT năm nay có 3 môn thi theo hình thức đề thi trắc nghiệm. Mặc dù Bộ GD-ĐT đã khuyến cáo, nhắc nhở rất nhiều lần nhưng tình trạng mắc lỗi môn thi trắc nghiệm của thí sinh vẫn khá phổ biến. Hầu hết các lỗi đó là tô số báo danh sai, ghi mã đề sai, làm cả hai phần tự chọn.

Theo lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng- Bộ GD-ĐT, ngoài lỗi làm cả hai phần tự chọn thì thí sinh đành phải chấp nhận chỉ được chấm điểm phần chung, còn phần riêng sẽ không có điểm thì các lỗi còn lại hoàn toàn có thể kiểm rò lại được khi thí sinh làm đơn xin phúc khảo bài thi.

Tuy nhiên cái khó của vấn đề này là ở chỗ, không phải thí sinh nào cũng có thể làm đơn xin phúc khảo khi phát hiện ra những sai sót trên bởi lẽ theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2011, mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 12 từ 1,0 điểm trở lên.

“Thí sinh cần tập cách tô đậm các ô trả lời bằng bút chì, tô làm sao cho đủ độ đậm, vừa kín vòng tròn thật nhanh. Ngoài ra, cũng cần cẩn thận khi xóa tẩy các phương án trả lời sai, tẩy sạch mà không làm rách giấy. Khi tô, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô, không gạch chân hoặc chỉ dùng ký hiệu đánh dấu. Khi làm đến câu trắc nghiệm nào thì thí sinh tô ngay ô tròn trả lời trên phiếu, ứng với câu trắc nghiệm đó. Không nên làm trên giấy nháp trước rồi mới tô sau, vì cách làm này sẽ khiến thí sinh dễ tô nhầm đáp án” - lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng khuyến cáo.

Đừng chủ quan với quy chế thi

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, không chỉ các quy định về vật dụng được phép mang vào phòng thi mà ngay cả khi làm bài thi nếu không để ý thí sinh có thể mắc lỗi bị đình chỉ hoặc hủy kết quả bài thi. Thực tế qua các kì thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh vẫn có tâm lý mang tài liệu vào phòng thi để đề phòng bất chắc. Các em cứ nghĩ không sử dụng thì chắc chẳng sao. Chính vì thế trước khi vào phòng thi thí sinh cần phải nắm rõ quy chế.

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT thì những trường hợp bị đình chỉ, hủy kết quả bài thi bao gồm: Mang vào phòng thi tài liệu và các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài (đã hoặc chưa sử dụng); Sử dụng tài liệu liên quan đến việc làm bài thi và các phương tiện thu phát thông tin dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi; Nhận bài giải sẵn của người khác (đã hoặc chưa sử dụng); Chuyển giấy nháp cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp của thí sinh khác; Cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình hoặc làm bài giống nhau (do chép bài của nhau) bị giám khảo phát hiện.

Bên cạnh đó, thí sinh chỉ được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi. Cụ thể, bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam (đối với môn thi Địa lí) do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 12 năm trước

Những lưu ý làm bài thi tốt nghiệp THPT

Đọc kỹ đề 1 lượt, câu nào dễ làm trước, câu khó làm sau. Nếu câu quá khó với mình nên bỏ qua để tập trung vào những câu đã làm được tránh bị mất điểm “oan”

Tâm trạng của các thí sinh trước mỗi kỳ thi luôn muốn tìm hiểu xem làm sao để mình có thể làm bài đạt điểm tối đa khả năng của mình. Sau đây là một số kinh nghiệm làm bài để thí sinh tham khảo và chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT2011 sắp diễn ra.

Không sợ “vênh”

Năm nay, đề thi tốt nghiệp tiếp tục được ra theo hướng “mở”, có nghĩa là 50% điểm số của mỗi đề thi sẽ dành cho những câu hỏi yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Chính vì “mở” nên không ít thí sinh lo lắng sẽ xảy ra tình trạng “vênh” điểm khi chấm, gây thiệt thòi cho thí sinh

Tuy nhiên, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), khẳng định thí sinh hoàn toàn yên tâm không sợ “vênh” vì đối với các câu hỏi “mở”, trong hướng dẫn chấm cũng đã chỉ ra cách thức cho điểm với những cách trả lời khác nhau của học sinh. Thêm vào đó, theo quy chế thi, trước khi chấm các bài tự luận, các tổ chấm phải tổ chức cho các giám khảo nghiên cứu hướng dẫn chấm thi của bộ và tiến hành chấm chung ít nhất 15 bài thi để giúp tất cả giám khảo của tổ nhất quán thực hiện hướng dẫn chấm thi.

Ông Nghĩa cũng lưu ý thêm để đạt được kết quả cao, gần sát ngày thi, các thí sinh cần rà soát, hệ thống lại những kiến thức đã ôn tập, bổ sung những kiến thức còn chưa nắm vững. Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán tủ, học tủ. Thí sinh cũng không nên nghĩ đến việc mang tài liệu vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi vì mỗi người đều có một đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau.

Cũng theo ông Nghĩa, kinh nghiệm cho thấy khi làm bài, thí sinh không nên dừng lại quá lâu trước một câu, nếu không làm được thì nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác, sau đó quay lại làm câu mà mình đã bỏ qua.

Xóa kỹ phương án trả lời sai

Mặc dù thi trắc nghiệm đã thực hiện nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều thí sinh mắc phải lỗi kỹ thuật khi thi trắc nghiệm, dẫn đến phải nhận điểm thấp.Có thí sinh tự chấm cho mình được 8 điểm, nhưng khi báo kết quả lại chỉ được 5 điểm chỉ vì lỗi tại bút chì, khi xóa sửa phương án không cẩn thận.

Ông Trần Văn Nghĩa lưu ý khi làm bài, thí sinh phải hết sức cẩn thận để tô đúng số báo danh, mã đề thi vì đây là các thông tin rất quan trọng để máy chấm nhận diện bài thi.

Khi làm từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung ở cả phần dẫn lẫn 4 lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng rồi dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A (hoặc B, C, D) trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Làm được câu trắc nghiệm nào, các em dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu ứng với câu trắc nghiệm đó, tránh việc làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm vì như vậy rất dễ bị thiếu thời gian.

Thí sinh nên tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp này, máy không chấm và câu đó không có điểm; nếu làm sai phải xóa kỹ phương án trả lời sai để máy chấm không hiểu nhầm có 2 trả lời cho câu hỏi đó. Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi, tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng lại tô vào hàng của câu khác trên phiếu.

rtỵky
rtỵky
Trả lời 12 năm trước

Mình cũng không học giỏi địa lắm! Nhưng về cấu trúc môn thi tốt nghiệp này thì cụ thể sẽ như sau:

I-Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)

* Câu 1(3,0 điểm):

+Địa lý tự nhiên

- Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

- Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

- Đất nước nhiều đồi núi

- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

- Thiên nhiên phân hoá đa dạng

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

+Địa lý dân cư

-Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

- Lao động và việc làm

- Đô thị hoá

*Câu 2(2,0 điểm)

+Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+Địa lý các ngành kinh tế

- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp)

- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp)

- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch)

* Câu 3(3,0 điểm)

+Địa lý các vùng kinh tế

- Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ

- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng

- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung bộ

- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung bộ

- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam bộ

- Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

- Các vùng kinh tế trọng điểm

+Địa lý địa phương (địa lý tỉnh, thành phố)

II- Phần riêng (2, 0 điểm)

(Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu: câu A hoặc câu B)

A. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm)

Nội dung nằm trong chương trình chuẩn đã nêu ở trên

B. Theo chương trình nâng cao ( 2,0 điểm)

Nội dung nằm trong chương trình nâng cao. Ngoài phần nội dung đã nêu ở trên, bổ sung các nội dung sau đây:

- Chất lượng cuộc sống (thuộc phần địa lý dân cư)

- Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (thuộc phần địa lý kinh tế- chuyển dịch cơ cấu kinh tế)

- Vốn đất và sử dụng vốn đất (thuộc phần địa lý kinh tế- một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp)

- Vấn đề lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long (thuộc phần địa lý kinh tế- địa lý các vùng kinh tế)

*Lưu ý:Việc kiểm tra các kỹ năng địa lý được kết hợp khi kiểm tra các nội dung nói trên.Các kỹ năng được kiểm tra gồm:

- Kỹ năng về bản đồ: Đọc bản đồ ở Atlat địa lý Việt Nam (không vẽ lược đồ). Yêu cầu sử dụng Atlat địa lý Việt Nam tái bản chỉnh lý và bổ sung do NXB Giáo dục phát hàn tháng 9- 2009

- Kỹ năng về biểu đồ: Vẽ, nhận xét và giải thích, đọc biểu đồ cho trước

- Kỹ năng về bảng số liệu: Tính toán, nhận xét

Môn ĐỊA LÝ (Đề thi tốt nghiệp THPT- Giáo dục thường xuyên)

*Câu 1 (3,0 điểm)

+Địa lý tự nhiên

- Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

- Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

- Đất nước nhiều đồi núi

- Thiên nhên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

- Thiên nhiên phân hoá đa dạng

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

+Địa lý dân cư

-Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

- Lao động và việc làm

- Đô thị hoá

*Câu 2 (3, 5 điểm)

+Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+Địa lý các ngành kinh tế

- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp)

- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp)

- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch)

*Câu 3 ( 3,5 điểm)

+Địa lý các vùng kinh tế

- Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ

- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng

- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung bộ

- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung bộ

- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam bộ

- Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

- Các vùng kinh tế trọng điểm.

+Địa lý địa phương (địa lý tỉnh, thành phố)

*Lưu ý:Việc kiểm tra các kỹ năng địa lý được kết hợp khi kiểm tra các nội dung nói trên.Các kỹ năng được kiểm tra gồm:

- Kỹ năng về bản đồ: Đọc bản đồ ở Atlat địa lý Việt Nam (không vẽ lược đồ). Yêu cầu sử dụng Atlat địa lý Việt Nam tái bản chỉnh lý và bổ sung do NXB Giáo dục phát hành tháng 9- 2009

- Kỹ năng về biểu đồ: Vẽ, nhận xét và giải thích, đọc biểu đồ cho trước

- Kỹ năng về bảng số liệu: Tính toán, nhận xét.




fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 12 năm trước

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010
Môn thi : ĐỊA LÍ - Giáo dục trung học phổ thông

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
Câu I.(3,0 điểm)
1.Nêu tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lý nước ta.
2.Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
3.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a)Cho biết tên 6 đô thị có số dân lớn nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh ?
b)Giải thích tại sao đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc.
Câu II. (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu :
Sản lượng cao su việt Nam (đơn vị : nghìn tấn)

Năm 1995 2000 2005 2007
Sản lượng cao su 124,7 290,8 481,6 605,8

1.Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng cao su của nước ta theo bảng số liệu trên.
2.Nhận xét sự thay đổi sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1995 - 2007.

Câu I. (3,0 điểm)
1.Trình bày những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
2.Tại sao thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ ?
II. Phần riêng - phần tự chọn (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a.Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Trình bày những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau Đổi mới.
Câu IV.b.Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu :
Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
theo giá so sánh 1994 (đơn vị: nghìn đồng)

Năm 1999 2002 2004 2006
Đông Nam Bộ 366 390 452 515
Tây Nguyên 221 143 198 234

Hãy so sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng theo bảng số liệu trên và giải thích.

BÀI GIẢI GỢI Ý

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I.
1.Tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta:
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương – Địa Trung Hải nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
2.- Vùng biển nước ta giáp với vùng biển của các quốc gia: Trung Quốc, Philippin, Brunây, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Campuchia, Thái Lan.
- Hệ sinh thái vùng biển nước ta: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo
3.Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Tên 6 đô thị: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Biên Hòa
Trong đó Biên Hòa là đô thị thuộc tỉnh Đồng Nai.
b) Đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc vì:
- Nơi có vị trí địa lí thuận lợi.
- Là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.
- Là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Câu II.

1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện :

Biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng cao su của nước ta từ năm 1995 – 2007

2. Nhận xét :

- Sản lượng cao su nước ta tăng nhanh một cách liên tục từ 1995 – 2007.
- Từ 1995 – 2007 sản lượng cao su tăng 481,1 nghìn tấn, tăng 4,9 lần.
- Giải thích : Sản lượng cao su nước ta tăng nhanh vì :
+ Điều kiện tự nhiên thích hợp với cây cao su: đất đỏ bazan, đất xám phù sa cổ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nước dồi dào.
+ Lao động đông, có kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm cây cao su.
+ Chủ trương của nhà nước: đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, trồng các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu trong đó có cây cao su.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su mở rộng trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt từ sau năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Câu III.
1.Những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ :
-Vị trí địa lý: tiếp giáp Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và Biển Đông, dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ -> thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển.
-Đồng bằng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh-Nghệ-Tỉnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng gò đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc.
-Khí hậu vẫn còn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.
-Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông (hạ lưu).
-Khoáng sản: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), crôm Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), đá vôi Thanh Hóa…
-Rừng có diện tích tương đối lớn, sau Tây Nguyên (chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước) tập trung chủ yếu ở phía Tây-biên giới Việt-Lào.
-Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.
-Vùng có tài nguyên du lịch đáng kể, nổi tiếng: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô; di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha-Kẽ Bàng, di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế…
2.Thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ :
- Vì Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cận xích đạo, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt, đặc biệt mùa khô kéo dài gây thiếu nước trầm trọng.
- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta nên vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng: Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) lớn nhất nước: rộng 270km2, chứa 1,5 tỷ m3, đảm bảo tưới tiêu cho 170.000 ha của Tây Ninh & Củ Chi. Dự án thuỷ lợi Phước Hòa (Bình Dương, Bình Phước) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra việc xây dựng các công trình thuỷ điện cũng giải quyết một phần nước tưới vào mùa khô, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, diện tích trồng trọt tăng lên, khả năng đảm bảo lương thực – thực phẩm cũng khá hơn, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao vị trí của vùng…

II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)

Câu IV.a.
Trình bày những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau Đổi mới.
* Mặt tích cực:
- Cán cân xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi : Sau nhiều năm nhập siêu, vào năm 1992 lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ năm 1993 đến nay, nước ta lại tiếp tục nhập siêu nhưng về bản chất khác xa với nhập siêu của trước thời kỳ Đổi mới.
- Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta ngày càng tăng nhanh.
- Thị trường mua bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa – đa phương hóa. Ngoài các thị trường truyền thống (Nga và Đông Âu), nước ta đã tiếp cận được nhiều thị trường mới. Hiện nay Việt Nam có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Trong hoạt động xuất nhập khẩu có những đổi mới về cơ chế quản lý. Đó là việc mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương. Xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh tăng cường sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.
* Tồn tại:
- Nước ta vẫn nhập siêu.
- Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm. Hàng gia công còn lớn hoặc phải nhập nguyên liệu.
Câu IV.b.
+ So sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng :
- Thu nhập bình quân theo đầu người hàng tháng ở Đông Nam Bộ tăng liên tục từ 1996 – 2006 .
- Thu nhập bình quân theo đầu người hàng tháng ở Tây Nguyên tăng giảm không ổn định.
- Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của Đông Nam Bộ luôn cao hơn Tây Nguyên.
Năm 1999 thu nhập bình quân đầu người tháng của Đông Nam Bộ gấp 1,6 lần Tây Nguyên.
Năm 2002 thu nhập bình quân đầu người tháng của Đông Nam Bộ gấp 2,7 lần Tây Nguyên.
Năm 2004 thu nhập bình quân đầu người tháng của Đông Nam Bộ gấp 2,3 lần Tây Nguyên.
Năm 2006 thu nhập bình quân đầu người tháng của Đông Nam Bộ gấp 2,2 lần Tây Nguyên.
+ Giải thích :
- Thu nhập bình quân đầu người tháng của 2 vùng chênh lệch nhiều do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
* Vùng Đông Nam Bộ :
- Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
- Đông Nam Bộ là vùng kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước.
- Có ưu thế về vị trí địa lý, về nguồn lao động lành nghề, có cơ sở vật chất kỹ thuật, lại có chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
* Vùng Tây Nguyên :
- Là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển, không thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Diện tích lớn nhưng dân cư thưa thớt, nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, mật độ dân số thấp nhất so với các vùng khác 89 người/km2 (năm 2006).
- Địa hình tương đối hiểm trở, mùa khô kéo dài khó làm thủy lợi.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nhất là giao thông vận tải.




gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 12 năm trước

Nên học hết kiến thức, không học tủ, học lệch, nhưng các em cần chú ý kỹ phần kiến thức vùng kinh tế, bởi theo cấu trúc đề thi có một câu 3 điểm về nội dung này.

Đề thi sẽ có các câu hỏi yêu cầu thực hành. Những câu hỏi này thường chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao. Vì thế các em cần có sự chuẩn bị chu đáo để nắm chắc các kỹ năng như khai thác atlat địa lý Việt Nam, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu thống kê... Có dạng biểu đồ cơ bản các em cần nhớ: biểu đồ hình cột, biểu đồ đường (hay còn gọi là biểu đồ đồ thị), biểu đồ kết hợp, biểu đồ tròn và biểu đồ miền. Các em phải xác định đúng mục đích của đề bài để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất. Ví dụ đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện diễn biến hay tốc độ phát triển... thì chọn vẽ biểu đồ đường.

Nếu yêu cầu so sánh hoặc thể hiện được sự thay đổi... thì vẽ biểu đồ hình cột. Nếu có hai đối tượng thì vẽ biểu đồ cột ghép. Nếu chung đơn vị và các đối tượng có mối quan hệ thì vẽ biểu đồ cột chồng. Còn khi thể hiện cơ cấu nếu số năm bằng hoặc nhỏ hơn 3 thì vẽ biểu đồ hình tròn, nếu số năm bằng hoặc lớn hơn 4 thì vẽ biểu đồ miền, nếu thể hiện cả quy mô và cơ cấu thì vẽ hình tròn và phải tính R...

Các em cần lưu ý nếu vẽ biểu đồ hình cột, cột đầu tiên không bao giờ được trùng với trục tung, còn biểu đồ đường thì điểm đầu tiên phải xuất phát từ trục tung (năm gốc phải nằm tại tọa độ gốc). Ngoài ra, các em cần nắm vững một số công thức để tính toán theo yêu cầu của đề bài và phân tích mối quan hệ địa lý giữa các đối tượng như: năng suất = sản lượng : diện tích, bình quân lương thực/đầu người = sản lượng lương thực : số dân, độ che phủ rừng = Diện tích rừng : diện tích lãnh thổ, sản lượng lương thực = năng suất x diện tích... Để phân tích tốt bảng số liệu thống kê, các em phải đi từ khái quát đến cụ thể.

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 12 năm trước

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010

Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm)

  1. Trình bày tóm tắt sự phân hóa theo độ cao của thiên nhiên nước ta. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó.
  2. Nêu sự không hợp lý trong phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du, miền núi nước ta. Các giải pháp để khắc phục tình trạng này?

Câu II (3,0 điểm)

  1. Hãy kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Trong đó, tuyến nào quan trọng nhất? Tại sao?
  2. Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp.

Câu III (3,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO VÙNG

Đơn vị: nghìn ha

Năm

Vùng

1996 2006
Cả nước 7 004 7 325
Đồng bằng sông Hồng 1 170 1 171
Đồng bằng sông Cửu Long 3 443 3 774
Các vùng khác 2 391 2 380

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự quy mô, cơ cấu gieo trồng lúa của nước ta.
  2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của nước ta năm 2006 so với năm 1996.

II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)

Câu IV.a. Theo Chương trình Chuẩn (2,0 điểm)

Trình bày thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng và khu vực đồi núi nước ta.

Câu IV.b. Theo Chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

Trình bày các định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. Việc dịch chuyển theo định hướng đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của vùng?

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu I:

1. Trình bày tóm tắt sự phân hóa theo độ cao của thiên nhiên nước ta. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó.

* Sự phân hóa theo độ cao: có 3 đai cao.

- Đai nhiệt đới gió mùa:

+ Miền Bắc có độ cao dưới 600-700m. Miền Nam lên đến độ cao 900-100m.

+ Nhiệt độ cao trên 250C, độ ẩm: từ khô hạn đến ẩm ướt.

+ Hai nhóm đất: đất phù sa và đất feralit.

+ Sinh vật: rừng nhiệt đới ẩm thường xanh với 3 tầng cây gỗ, rừng nhiệt đới ẩm gió mùa (rừng thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm trên đất phèn, xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát).

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:

+ Ở miền Bắc có độ cao từ 600-700m đến 2600m; miền Nam từ 900-1000m đến 2600m.

+ Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dưới 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

  • Độ cao từ 600-1700m: rừng lá kim, đất feralit có mùn, tầng đất mỏng, các loài chim thú cận nhiệt đới.
  • Độ cao trên 1700m: nhiệt độ thấp, thực vật là rêu, địa y và các loài chim di cư.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi:

+ Cao trên 2600m(chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)

+ Nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống tới 50C, thực vật ôn đới, đất chủ yếu là mùn thô.

*Nguyên nhân:

- Tác động của địa hình đối với khi hậu (Quy luật đai cao).

- Sự phân hóa thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật và cảnh quan theo độ cao điạ hình.

2. Nêu sự không hợp lý trong phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du, miền núi nước ta. Các giải pháp để khắc phục tình trạng này

* Sự không hợp lý trong phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du, miền núi nước ta:

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta: 254 người/km2(2006), nhưng phân bố không đều.

- Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi:

+ Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à Đồng bằng sông Hồng cao nhất, 1.225 người/km2, gấp 5 lần cả nước.

+ Miền núi: 3/4 diện tích – chiếm 1/4 dân số à Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2, trong khi vùng này lại giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

* Biện pháp khắc phục:

- Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả.

- Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.

- Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

Câu II (3,0 điểm)

1. Hãy kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Trong đó, tuyến nào quan trọng nhất? Tại sao?

* Các tuyến đường sắt của nước ta:Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3.143 km.

- Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh) dài 1.726 km, chạy theo chiều dài đất nước, gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên một trục giao thông quan trọng theo hướng bắc – nam.

- Các tuyến đường khác là : Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Đồng Đăng, Lưu Xá – Kép – Uông Bí – Bãi Cháy.

- Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam đang được xây dựng, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường sắt ASEAN.

* Tuyến đường sắt quan trọng nhất là Đường sắt Thống Nhất vì:

- Chạy song song với Quốc lộ 1.

- Là tuyến giao thông xuyên Việt quan trọng vì nó đi qua các vùng kinh tế quan trọng nhất của nước ta và hầu hết các thành phố, các trung tâm công nghiệp quan trọng, các vùng nông nghiệp.

- Đảm nhận phần lớn việc vận chuyển hàng hàng hóa và hành khách của cả nước.

- Nối liền với các tuyến giao thông khác, tạo nên mối liên hệ kinh tế xã hội của các địa phương của cả nước.

2. Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp.

* Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp

- Khoáng sản: giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều loại:

+Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á-trữ lượng thăm dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxít. Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm.

+Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ở Cao Bằng.

+Thiếc Tĩnh Túc, sản xuất 1000 tấn/nămà tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.

+Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.

à giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

- Thuỷ điện: trữ năng lớn nhất nước ta.

+Trữ năng trên hệ thống sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), trong đó sông Đà 6.000MW.

+Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình trên sông Đà (1.900MW), Thác Bà trên sông Chảy 110MW.

+Đang xây dựng thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2.400MW), Tuyên Quang trên sông Gâm 342MW.

Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường.

- Ngoài ra vùng này còn có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi gia súc để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

Câu III (3,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO VÙNG

Đơn vị: nghìn ha

Năm

Vùng

1996 2006
Cả nước 7 004 7 325
Đồng bằng sông Hồng 1 170 1 171
Đồng bằng sông Cửu Long 3 443 3 774
Các vùng khác 2 391 2 380

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự quy mô, cơ cấu gieo trồng lúa của nước ta.
  1. Nhận xét và giải thích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của nước ta năm 2006 so với năm 1996.

*Xử lí số liệu

BẢNG SỐ LIỆU THỂ HIỆN

CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO VÙNG

Đơn vị: %

Năm

Vùng

1996 2006
Cả nước 100 100
Đồng bằng sông Hồng 16,7 16,0
Đồng bằng sông Cửu Long 49,2 51,5
Các vùng khác 34,1 32,5

* Vẽ biểu đồ tròn:

- Gọi R1là bán kính của vòng tròn thể hiện diện tích gieo trồng lúa của năm 1996, R1=1

- Gọi R2là bán kính của vòng tròn thể hiện diện tích gieo trồng lúa của năm 2006, R2=1,02

*Nhận xét:

-Từ năm 1996 đến 2006 diện tích gieo trồng lúa của nước ta có sự thay đổi:

+Diện tích trồng lúa cả nước tăng 321 nghìn ha

+Diện tích trồng lúa đồng bằng sông Hồng tăng 1 nghìn ha

+Diện tích trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long tăng 331 nghìn ha

+Diện tích trồng lúa các vùng khác giảm 11 nghìn ha

-Từ năm 1996 đến 2006 cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của nước ta có sự thay đổi

+ Chiếm tỉ lệ diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước là đồng bằng sông Cửu Long và tỉ lệ tăng từ 49,2% lên 51,2%

+ Chiếm tỉ lệ diện tích trồng lúa lớn nhất thứ 2 cả nước là các vùng khác và tỉ lệ giảm từ 34,1% xuống32,5%.

+ Chiếm tỉ lệ diện tích trồng lúa lớn nhất thứ 3 cả nước là đồng bằng sông Hồng và tỉ lệ giảm từ 16,7% xuống 16%.

-Nếu tính diện tích trồng lúa theo vùng thì tỉ lệ diện tích lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long, kế đến là đồng bằng sông Hồng.

* Giải thích:

- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lúa lớn nhất vì đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm số 1 của nước ta, còn nhiều tiềm năng để phát triển diện tích trồng lúa do diện tích đất bị nhiễm phèn nhiễm mặn còn lớn, hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp. Diện tích trồng lúa tăng do phát triển thủy lợi, khai hoang, cải tạo đất phèn, đất mặn, tăng hệ số mùa vụ.

-Diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng tăng không đáng kể vì đây là vùng khai thác nông nghiệp lâu đời, dân số tập trung quá đông khó mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

-Diện tích trồng lúa ở các vùng khác giảm do một phần đất nông nghiệp đã bị chuyển sang đất chuyên dùng và thổ cư.

-Diện tích trồng lúa của cả nước tăng do diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long tăng cao.