Đáp Án Môn Địa Lí Tốt Nghiệp THPT Năm 2010 - GD THPT & GD Thường Xuyên??

Bạn Kéo Xuống Bên Dưới Để Xem Đề Thi & Đáp Án

 

Bạn Nào Có Đáp Án Thì Share Cho mọi người Với Nhé

 

XEM ĐÁP ÁN CÁC MÔN KHÁC

Đặng Đình Hậu
Đặng Đình Hậu
Trả lời 13 năm trước


Đặng Đình Hậu
Đặng Đình Hậu
Trả lời 13 năm trước

Hung
Hung
Trả lời 13 năm trước

Đã có đáp án môn địa, ai muốn biết thì gọi đến 1900 599 974 để nghe đáp án nhé.

Đặng Đình Hậu
Đặng Đình Hậu
Trả lời 13 năm trước

Đề Thi & Đáp Án Môn Địa Lí THPT 2010

GD Thường Xuyên


Cà Phê Sữa Chua
Cà Phê Sữa Chua
Trả lời 13 năm trước

Gợi ý bài giải môn Địa lý bổ túc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010

Mời các bạn thí sinh xem gợi ý tham khảo bài giải đề thi môn Địa lý bổ túc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2009 - 2010 chương trình dành cho thí sinh giáo dục THPT (những gợi ý này chỉ có tính chất tham khảo).

Câu I. (3,0 điểm)

1. Tóm tắt các đặc điểm nổi bật của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta.

2. Cho bảng số liệu:

Mật độ dân số Việt Nam năm 2006 phân theo vùn

(Đơn vị: người/km2)

Vùng

Đồng bằng sông Hồng

Đông Bắc

Tây Bắc

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Mật độ dân số

1225

148

69

207

200

89

511

429

a) Hãy nhận xét sự phân bố dân cư nước ta theo bảng số liệu trên.

b) Tại sao Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Câu II. (3,5 điểm)

1. Cho bảng số liệu :

Giá trị sản xuất nông nghiệp Việt Nam (theo giá so sánh 1994)

(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm

2000

2003

2005

2007

Giá trị sản xuất nông nghiệp

112,1

127,7

137,1

147,8

a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta theo bảng số liệu trên.

b) Nhận xét sự thay đổi giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời kì 2000 - 2007.

2. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta phân theo ba nhóm ngành (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện - khí đốt - nước) trong hai thập kỉ qua.

Câu III. (3,5 điểm)

1. Chứng minh Tây Nguyên là vùng có thuận lợi về tự nhiên đề phát triển cây công nghiệp lâu năm.

2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) Kể tên 2 vườn quốc gia ở Bắc Trung Bộ, 2 thắng cảnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b) Nêu những khó khăn về tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ.

3. Trình bày những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu I:

1. Tóm tắt các đặc điểm nổi bật của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta (Từ dãy núi Bạch Mã trở vào) :

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.

- Nhiệt độ trung bình: trên 250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C-40C). Không có tháng nào dưới 200C.

- Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô

- Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.

2. a) Nhận xét bảng số liệu :

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều.

- Dân cư tập trung đông nhất ở đồng bằng sông Hồng, với mật độ dân số 1225 người/km2, kế đến là Đông Nam Bộ 511 người/km2, kế đến là đồng bằng sông Cửu Long 429 người/km2.

- Các vùng có mật độ dân số thấp hơn: Bắc Trung Bộ 207 người/km2, Duyên hải Nam Trung Bộ 200 người/km2, Đông Bắc 148 người/km2 và 2 vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2.

b) Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất cả nước vì :

- Đây là vùng có diện tích lớn, địa hình rất hiểm trở, là vùng núi cao nhất nước ta, dân cư thưa thớt, phần lớn là các dân tộc ít người, kinh tế chưa phát triển, trong vùng chỉ có một vài điểm công nghiệp, trừ nhà máy thủy điện Hòa Bình, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng kém phát triển (nhất là giao thông vận tải).

Câu II:

1. a) Vẽ biểu đồ hình cột:

Biểu đồ hình cột thể hiện giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từ năm 2000-2007

1. b) Nhận xét về giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta:

- Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta liên tục tăng.

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 35,7 nghìn tỉ đồng, tăng 1,3 lần.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta tăng liên tục vì nước ta chú trọng phát triển thủy lợi, chọn các giống mới có năng suất cao phù hợp với môi trường sinh thái, cơ cấu mùa vụ thay đổi, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ; chăn nuôi và thủy sản cũng được chú trọng phát triển.

2. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta phân theo ba nhóm ngành (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện - khí đốt - nước) trong hai thập kỉ qua :

+ Cơ cấu công nghiệp nước ta phân theo ba nhóm ngành trong 2 thập kỷ qua có sự chuyển dịch:

- Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác ngày càng giảm từ 15,7% (năm 2000) xuống còn 9,6% (năm 2007) (số liệu dựa vào Atlat địa lí Việt Nam năm 2009).

- Tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến cao nhất và tăng từ 78,7% (năm 2000) lên 85,4% (năm 2007).

- Tỉ trọng của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước thấp nhất và giảm từ 5,6% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2007).

Câu III:

1. Chứng minh Tây Nguyên là vùng có thuận lợi về tự nhiên đề phát triển cây công nghiệp lâu năm:

- Đất đỏ badan, chiếm 2/3 diện tích đất đỏ badan cả nước, giàu dinh dưỡng, có tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung với mặt bằng rộng lớn có thể hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy bảo quản sản phẩm. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, các cao nguyên cao 400-500m khí hậu khô nóng thích hợp cây công nghiệp nhiệt đới như cao su, hồ tiêu và nhất là cà phê. Trên những vùng có độ cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ phù hợp với cây công nghiệp cận nhiệt đới như chè.

2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) 2 vườn quốc gia ở Bắc Trung Bộ : Pù Mát, Phong Nha – Kẻ Bàng.

- 2 thắng cảnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ : SaPa, Hồ Thác Bà.

b) Nêu những khó khăn về tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Lãnh thổ hẹp

- Các đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính.

- Mùa mưa lũ lên nhanh, mùa khô thiếu nước, khô hạn kéo dài (Ninh Thuận, Bình Thuận) cần có hệ thống thuỷ lợi để giải quyết vấn đề nước tưới.

- Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…

3. Trình bày những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất. Năm 2005, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn vùng là 680.000 ha, chiếm khoảng 70% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả nước.

- Diện tích rừng ngập mặn lớn, có thể kết hợp nuôi thủy sản.

- Đối tượng nuôi trồng đa dạng: cá, tôm, các giống đặc sản…

- Đây là vùng có truyền thống nuôi trồng thủy sản, người dân có nhiều kinh nghiệm. Sự năng động của cơ chế thị trường.

- Hàng năm lũ tràn về mang theo một lượng lớn thức ăn tự nhiên tạo thuận lợi cho nuôi trồng phát triển.

- Các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh đều phát triển.

- Nhu cầu thị trường lớn kể cả trong và ngoài nước.

- Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển.

- Chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu.

Châu Thị Nguyệt- Đặng Thị Chiếu Huyền (Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa & Luyện thi Đại học Vĩnh Viễn)

Đặng Đình Hậu
Đặng Đình Hậu
Trả lời 13 năm trước

DOWNLOAD ĐÁP ÁN MÔNĐỊA LÍ

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(400Kb)