Văn hóa cà phê NGƯỜI VIỆT tiệm cận với UNG THƯ nhất thế giới?

Văn hóa cà phê NGƯỜI VIỆT đang tiến gần đến ung thư nhất.

So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: Cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml. Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ. 


Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá. 
Cho nên, để hoàn thiện một ly cà phê đá bao gồm 3 việc: 
1. Tăng đắng cho cà phê. 
2. Tăng mùi hương cho cà phê
3. Tăng độ sánh cho cà phê. 


Cách chế biến truyền thống như sau: 
· Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. 
· Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. 
· Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu thành caramel. 

Về phía các cơ sở sản xuất, thì họ nghĩ - khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê - độ đắng, mùi hương, độ sánh - đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì? 
Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự.

Và thế là người Việt, đa phần, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê "có văn hoá đặc biệt nhất thế giới".

Một điểm cuối cùng, ly cà phê Việt, uống vào cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê.


Chưa có câu trả lời nào