Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong sử thi Ô đi xê?

help !

Giúp em làm bài này ạ, em cảm ơn mọi người?

Ly Mai
Ly Mai
Trả lời 4 năm trước
Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 4 năm trước

xem bài này đi, na ná đấy

Những biện pháp kỹ thuật sử thi trong Odyssey

Anh hùng ca là một tác phẩm kể chuyện, phản ánh khái quát một giai đoạn lịch sử dài của một dân tộc. Nó kể lại những biến cố lịch sử có ý nghĩa lớn lao, quyết định đối với vận mệnh của toàn thể nhân dân, những biến cố không phải xảy ra trong một quá khứ gần gụi mới đây mà là trong một quá khứ xa có thời gian hàng thế kỉ. Nhà thơ trong khi kể chuyện, một mặt dựa vào chất liệu truyền thống, tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt, chặt chẽ của truyền thống, mặt khác không thể nào không có sự cải biên sửa đổi. Vì thế trong khi kể chuyện, nhà thơ sử thi tiến hành hai việc: vừa làm cổ hóa và vừa hiện đại hóa hiện thực. Do yêu cầu và đặc tính của nghệ thuật kể chuyện trong hoàn cảnh lịch sử của chế độ công xã thị tộc đã hình thành nên biện pháp kĩ nghệ của nghệ thuật sử thi.

Yếu tố tự sự đòi hỏi phải đạt đến một trình độ hoàn thiện trong việc sử dụng ngôn ngữ để từ đó có thể khái quát lên toàn bộ hình tượng mà nó xây dựng, toàn bộ thế giới cộng đồng kì vĩ mà nó đang miêu tả. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ đậm chất hùng tráng và giàu tính trữ tình. Nhân vật mang tính cách mạnh mẽ và tình cảm nồng thắm. Dưới cách kể và tả của tác giả sử thi, cảnh vật và con người rất nên thơ, có nét đẹp hồn nhiên, có tâm hồn đắm say yêu người. Một thứ ngôn ngữ có sức lôi cuốn và mê hoặc dẫn người đọc vào một thế giới thần tiên mà hầu như tất cả mọi vật đều có hồn, đều lung linh, huyền ảo. Nếu xét về phương thức biểu hiện thì đây là một thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng với nhiều biện pháp tu từ khá đặc biệt tạo nên một vẻ đẹp của sự cân xứng, hài hòa về ngữ âm, về ý nghĩa về ngữ pháp và về hình thức bố cục… Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày trong đời sống sinh hoạt tập thể, tuy nhiên ngôn ngữ sử thi lại mang tính chất của thơ ca, của nhạc và của kịch. Những giá trị về mặt hình thức ngôn ngữ được lồng với những giá trị về nội dung làm cho sử thi có sức trường tồn khiến người nghe, người đọc luôn luôn say sưa trong thế giới vừa thực vừa ảo, tràn đầy mơ ước và khát vọng của các dân tộc tộc thời kì cổ xưa. Đúng như Gorki đã nhận xét một cách sâu sắc: “Cái đẹp được nhận thức là sự kết hợp nhiều chất liệu khác nhau, kể cả âm thanh, màu sắc, từ ngữ, nhờ đó mà con người, nhà thiện nghệ chế tạo nên một hình thái tác động vào cảm xúc và lý trí như một sức mạnh khiến cho mọi người đều ngạc nhiên, tự hào và vui sướng”.

Trong phần này, xin được tìm hiểu về những biện pháp kỹ thuật của sử thi được sử dụng trong “Odysses” đã làm nên vẻ đẹp của ngôn ngữ sử thi Odysses, đưa sử thi Odyssey của Homer trở thành một thiên anh hùng ca mẫu mực đạt đến độ hoàn thiện của nghệ thuật sử thi.

Lối miêu tả chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ

Khác xa với loại hình sân khấu về sau này với sự tham gia diễn xuất của nhiều diễn viên theo lối phân vai cụ thể, với lời thoại cụ thể, hành động cụ thể, được gia cố thêm trang phục và phông nền trong khi diễn, sử thi chủ yếu chỉ được truyền miệng và đến với công chúng thông qua hoạt động diễn xướng của các nghệ nhân hát rong, mà cụ thể ở Hy Lạp người ta vẫn gọi đó là các aedes hay rhapsodes (người khâu nối các bài ca). Chính “người khâu nối các bài ca” này sẽ “một tay” đưa đến cho người nghe, người đọc toàn bộ mọi sự vật, con người trong thế giới mà họ kể. Điều này đòi hỏi một lối miêu tả cụ thể, chi tiết và tỉ mỉ làm cơ sở cho sự tái hiện, chuyển tải phông nền, bối cảnh, con người, như thể các aedes đang nhào nhặn cuộc sống, nhân vật, sự kiện mà bày ra trước mắt mọi người để họ được chiêm ngưỡng tận mắt vậy.

Với lối miêu tả này, Homer trong thiên anh hùng ca Odyssey đã vẽ nên bức tranh sinh động thể hiện trước mắt chúng ta hình ảnh về những con người Hy Lạp bước vào cuộc sống mới với khao khác chinh phục những vùng đất mới, gây cho chúng ta một sự xúc động nghệ thuật mạnh mẽ và những ấn tượng nghệ thuật sâu sắc.

Đoạn miêu tả Ulysses đóng bè ra đi và gặp bão táp “…Người vượt sóng bơi theo, chộp được nó và trèo lên ngồi vào giữa, mong thoát chết. Những ngọ sóng khổng lồ liền đẩy chiếc bè khắp chốn, lắc lư theo dòng nước. Như những cây gai mắc chằng vào nhau thành một bó bị gió bắc mùa thu quét đi khắp cánh đồng, chiếc bè cũng bị đẩy đó đây trên mặt biển, khi thì gió nam trao cho gió bắc, khi thì gió đông nhường cho gió tây đuổi…”

Đoạn miêu tả cái chết của tên cầu hôn Angtinot: “…Nhưng Ulysses đã bắn một mũi tên vào cổ họng Angtinot. Mũi tên xuyên suốt qua cái cổ mềm của hắn ra tận đằng sau gáy. Hắn ngã ngửa ra, tay buông rơi cốc rượu. Từ mũi hắn, máu đỏ ộc ra, còn chân thì giãy giụa đạp mạnh vào cái bàn làm cho thịt quay, bánh mì và những thức ăn khác lăn rơi cả xuống đất, trộn lẫn với bụi bẩn…”

Phải nói nếu không có một óc quan sát tinh tế, tài giỏi thì không thể có những đoạn miêu tả sinh động, sáng sủa và đẹp đẽ như vậy.

Một biến dạng của lối miêu tả chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ là có những đoạn miêu tả kéo dài thành một cảnh đơn lập, làm chậm hẳn sự phát triển của hành động truyện, của dòng chính câu chuyện đang kể như đoạn người vú già Oricle rửa chân cho Ulysses thấy vết sẹo và nhận ra chủ mình, nhà thơ đã dừng lại và kể chen vào đó lai lịch của vết sẹo, sau đó mới kể tiếp câu chuyện của mình. Và có những đoạn lại miêu tả rất ngắn, như đoạn miêu tả chiếc cung của Ulysses.

Nhìn chung lối miêu tả chi tiết này đã phát triển chi tiết thành những đoạn dài phá vỡ sự cân xứng, hài hòa trong việc trình bày các sự kiện trong dòng truyện, hành động truyện. Nhưng rõ ràng là tác giả cũng không ý thức được điều đó. Các nhà nghiên cứu gọi lối miêu tả phát triển chi tiết thành từng cảnh độc lập này là lối “trì hoãn sử thi”. Cách miêu tả này là mẫu mực điển hình của lối kể chuyện chậm rãi kiểu sử thi, một trong những đặc điểm của phong cách sử thi.

Lối miêu tả không phù hợp với trật tự thời gian

Homer đã sử dụng lối miêu tả, kể chuyện không có phối cảnh, không tuân theo quy luật xa gần. Nhà thơ, trong khi miêu tả các sự kiện, không kể chúng theo trình tư nhất định của thời gian trước sau, tuần tự, mà miêu tả, tách sự việc ra thành từng đoạn độc lập hoàn chỉnh, do đó những sự việc xảy ra cùng một trình tự thời gian không được kể phối hợp. Lối kể chuyện, miêu tả như vậy được gọi là lối miêu tả không có phối cảnh hay lối miêu tả không phù hợp với trật tự thời gian.

Trong Odysses, cùng lúc với việc miêu tả sự việc Telemachus đi tìm hỏi tin tức người cha là sự viêc Ulysses rời đảo Oghidi ra đi và bị trôi dạt vào xứ sở Pheaki và dừng lại ở đó ít ngày. Nhà thơ đã kể tách hai sự việc xảy ra đồng thời thành hai đoạn độc lập, dường như hành trình của Ulysses xảy ra sau hành trình của Telemachus và chỉ đến khúc ca thứ XV, nhà thơ mới kể đến việc hai cha con gặp nhau.

Lời nhắc lại

Một trong những yêu cầu của công chúng – những người nghe – cũng như yêu cầu của nghệ thuật kể chuyện là nhà thơ phải làm sao cho công chúng của mình biết được, nắm được dễ dàng nội dung chủ yếu của cậu chuyện, và trong quá trình nghe kể, họ cũng đồng thời theo dõi được dễ dàng diễn biến của các sự kiện và tình tiết của dòng truyện. Lối kể lặp lại, nhắc lại hình thành do yêu cầu đó. Như đoạn kể việc Penelope dùng kế dệt tấm vải liệm cho bố chồng, ban ngày dệt ban đêm lại tháo ra để trì hoãn việc trả lời bọn cầu hôn, được nhà thơ kể ở khúc ca thứ I rồi lại nhắc lại ở khúc ca XIX và khúc ca XXIV. Nhìn chung sự kể lại này đã phục vụ cho việc kể chuyện, đem lại ít nhiều hứng thú mới mẻ cho người nghe vốn chỉ được nghe từng đoạn.

Những định ngữ

Gần gũi với lời nhắc lại là các định ngữ. Thần thánh, người, anh hùng, dũng sĩ, đồ vật trong thiên anh hùng ca đều được Homer kể theo một định ngữ. Chính những định ngữ này giúp người nghe nắm được đặc tính và thuộc tính của nhân vật hoặc đồ vật.

Những định ngữ như: “Athena mắt sang long lanh”, “Ulysses muôn vàng trí xảo”

Những đoạn thuyết lý

Trong trường ca Odyssey nói riêng và những thiên sử thi của Homer nói chung, chúng ta còn gặp một biện pháp kỹ thuật nữa của nghệ thuật sử thi đó là đoạn các nhân vật đối thoại với nhau nhưng tách riêng từng đoạn của từng nhân vật ra, chúng được gọi là những đoạn thuyết lý. Qua những đoạn này ta biết được những lí lẽ và cách lập luận chất phác của những con người thời cổ, phản ánh trình độ tư duy của thời đại. Những đoạn thuyết lý này thường là chậm rãi, trang trọng, kể lể chi tiết dài dòng nhưng rõ ràng và có một sức thuyết phục nhất định, mặc dù về lý lẽ có phần đơn giản thô sơ. Trong Odyssey, những đoạn Ulysses trả lời Calypso, Ulysses cầu xin Nausicaa là những đoạn hay, phản ánh được khá sắc nét tính cách nhân vật. Đặc điểm của những đoạn thuyết lý này là chúng thường được diễn tả dài dòng, chậm rãi. Vì thế người ta thường có nhận xét rằng các nhân vật sử thi của Homer đua nhau nói, nói dài, nói chậm ngay cả trong tình thế cấp bách, khẩn trương.

nguồn:ivivi.vn