Triệu chứng của cháu là trời lạnh là nghẹt cứng cả mũi. Xin cho biết cách trị ?

Thưa bác sĩ ! cháu năm nay 17 tuổi ! cháu bị nghẹt mũi 5 tháng nay ! Đã đi bệnh viện và tư để chữa trị ! Nhưng bệnh tình không khỏi mà cháu uống thuốc riết giờ thấy là phát sợ (uống 4 tháng) ! Triệu chứng của cháu là trời lạnh là nghẹt cứng cả mũi (có khi cả 2 bên) ! Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên và nơi điều trị thích hợp ! Cám ơn các bạn
letho
letho
Trả lời 15 năm trước
Nguyên nhân gây nghẹt mũi của con bạn có thể do: - Viêm mũi cấp, viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo, lệch vách ngăn, khối u trong mũi, chấn thương. Tùy từng nguyên nhân sẽ có phương pháp giải quyết khác nhau. Vì thế khi bị nghẹt mũi, cần xác định rõ nguyên nhân, nên đến bác sĩ tai mũi họng để được khám và xác định bệnh, tránh để bệnh kéo dài. Một trong các thuốc thường được kê đơn là thuốc nhỏ mũi gây co mạch tại chỗ để chống nghẹt mũi, làm thông mũi, đặc biệt trong viêm mũi cấp và viêm xoang. Thuốc thường dùng là naphazolin nitrat 0,05%. Không nên dùng thuốc kéo dài 10 ngày. Nếu dùng thuốc quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc và gây nên bệnh viêm mũi do thuốc khó điều trị. Đối với viêm mũi dị ứng, chỉ dùng thuốc co mạch khi đang lên cơn cấp có nghẹt mũi nhiều, mục đích giúp cho mũi thở thông và chống xuất tiết để bệnh nhân có thể xịt thuốc dạng corticoid vào mũi. Các loại thuốc thường được dùng tại chỗ là: thuốc co mạch, corticoid và kháng sinh. Dùng kháng sinh tại chỗ kéo dài tại mũi sẽ gây sự kháng thuốc tại chỗ. Bạn nên đưa cháu đi khám tại các bệnh viện lớn chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân tình trạng bệnh kéo dài không khỏi của cháu. Ngoài biện pháp dung thuốc chữa trị bệnh nghẹt mũi ban có thể áp dụng một vài biện pháp sau: Xông: Hành củ (tốt nhất là hành hoa) một nắm hoặc hành tây 3- 4 củ, thái nhỏ, đun cùng với dấm hay nước lọc chờ sôi và dùng hơi nước đó xông mũi, rất tốt. Nếu không có điều kiện để xông có thể đập nát hành củ vắt lấy nước rồi dùng bông thấm nước này nhét vào lỗ mũi Xoa bóp Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, vài ba phút sẽ thấy hiệu quả ngay. Chúc con bạn sớm khỏi bệnh.