Tôi thường xuyên bị ngạt mũi kéo dài khoảng 1 năm, ban đầu bị nhẹ không ảnh hưởng nhiều tuy nhiên gần đây tôi bị nặng hơn,

Tôi thường xuyên bị ngạt mũi kéo dài khoảng 1 năm, ban đầu bị nhẹ không ảnh hưởng nhiều tuy nhiên gần đây tôi bị nặng hơn, đi khám và chụp Xquang tại Bviện BNinh thì các bác sỹ cho biết tôi bị viêm mui dị ứng . Sau đó tôi có uống một số thuốc chống dị ứng như CTZ, uống C, nhỏ nước muối sinh lý, neo-dexa . Kết quả là chỉ đỡ các triệu chứng, tuy nhiên nếu không dùng thuốc nhỏ mũi thì vẫn bị ngạt. Xin các bạn cho lời khuyên! Trân trọng cảm ơn!
letho
letho
Trả lời 15 năm trước
Các thuốc bạn đang sử dụng điều trị chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng chứ không điều trị triệt để nguyên nhân gây ra bệnh này. Những loại thuốc có tác dụng làm co mạch tại chỗ, nên rất hiệu nghiệm đối với những trường hợp bị nghẹt mũi do viêm. Tuy nhiên, nếu tự ý dùng lâu dài thuốc nhỏ mũi sẽ dẫn đến suy yếu niêm mạc mũi, bệnh trở nên nặng thêm! Đối với việc điều trị, lưu ý người bệnh phải cẩn trọng đối với những loại thuốc xịt mũi, bởi có loại thuốc xịt có thể dùng lâu dài, nhưng có loại chỉ được dùng từ 3 - 7 ngày. Do vậy, cần phải có chỉ định dùng thuốc cho từng trường hợp của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý dùng mà khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Kế đó, là một số thuốc chống dị ứng sử dụng trong viêm mũi dị ứng, người bệnh cũng thường tự ý mua dùng là điều không nên. Phần lớn điều trị viêm mũi dị ứng là điều trị nội khoa. Thông thường thời gian điều trị từ 3 - 7 ngày bệnh sẽ lui. Tuy nhiên, bệnh này thường hay tái lại khi gặp môi trường thuận lợi. Theo dân gian, phương pháp nấu một số loại lá có tinh dầu để xông mũi cũng rất hiệu nghiệm đối với bệnh viêm mũi dị ứng. Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng, phải thường xuyên vận động, tập thể dục, chơi thể thao nhằm tạo sức đề kháng cho cơ thể. Khi đi ngoài trời nắng, bụi và gió thì phải mang khẩu trang. Bệnh cũng có thể tự khỏi trong vòng vài ngày (nếu cơ thể có sức khỏe tốt). Nếu quá 3 ngày mà bệnh không thuyên giảm, thì cần đến chuyên khoa để chữa trị, nhằm tránh việc dẫn đến bệnh trầm trọng hơn.