Xin cho hỏi bệnh sởi có những biến chứng gì? cách điều trị thế nào?

tran thuy van
tran thuy van
Trả lời 15 năm trước
Bệnh sởi là một bệnh được biết từ lâu như là một bệnh lây thường gặp ở trẻ em khi chưa có vaccin phòng bệnh. Bệnh sởi nguy hiểm bởi có những biến chứng rất nặng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh cũng như khi chống dịch là hạn chế biến chứng và hậu quả của biến chứng do sởi. [b]Biến chứng về hô hấp [/b] Sau khi bị nhiễm bệnh, virut sởi nhanh chóng tấn công vào hệ thống hô hấp, gây tổn thương thanh quản, khí quản, phế quản và các nhu mô phổi, tạo điều kiện thuận lợi cho bội nhiễm các vi khuẩn khác. [b]Biến chứng về hô hấp gồm các loại sau: [/b] [b]Viêm mũi và họng[/b]: ban đầu viêm long ở mũi sau đó viêm mủ, loét ở lỗ mũi và môi trên. Hay gặp viêm họng đỏ hoặc có kèm giả mạc mủn. Cả hai biến chứng này có thể làm nổi hạch dưới hàm và cổ, ít khi hóa mủ hoặc gây viêm tai giữa. [b]Viêm phổi: [/b]Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất. Viêm phổi có thể do chính virut sởi gây tổn thương mô kẽ và cũng có thể do bội nhiễm vi trùng khác. Tác nhân thường là phế cầu liên cầu tiêu huyết, tụ cầu vàng. Haemophilus influenzae hay gây viêm phổi hậu sởi ở những cơ địa suy dinh dưỡng, miễn dịch kém. Về biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân vẫn còn sốt sau khi phát ban, ho kéo dài, phổi có nhiều ran; trường hợp nặng có thể có suy hô hấp. Do đó trên một bệnh nhân sởi, cần khám phổi và theo dõi hô hấp thường xuyên, chụp Xquang nếu cần và dùng kháng sinh thích hợp. Nguyên nhân viêm phổi chiếm tỷ lệ 60% các trường hợp tử vong trong sởi. Trên một số cơ địa như ung thư bạch cầu cấp, virut sởi có thể gây viêm phổi mô kẽ với tế bào khổng lồ và nhiều ẩn thể trong tế bào, một bệnh cảnh thường đưa đến tử vong. Ngoài ra sởi còn có nguy cơ làm trầm trọng một bệnh lao tiềm tàng. [b]Viêm thanh quản trong sởi có thể xuất hiện dưới hai bệnh cảnh: [/b] - Viêm thanh quản sớm, xuất hiện trong thời kỳ viêm long hay thời kỳ phát ban: bệnh nhân lên cơn khó thở về đêm, ho khan, khàn giọng, diễn tiến thường lành tính. - Viêm thanh quản muộn, xuất hiện trong thời kỳ hồi phục với hình trạng khó thở thanh quản. Soi thanh quản có phù nề, đôi khi có giả mạc. Cần điều trị khẩn trương với kháng sinh. Thuốc chống co thắt. Đôi khi tình trạng suy hô hấp nặng cần đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản. [b]Viêm tai giữa [/b] Biến chứng đứng hàng thứ hai sau viêm phổi, có thể xảy ra trong thời kỳ phát ban hay hồi phục. Bệnh nhân sốt cao, quấy khóc, tai chảy mủ vàng một bên hoặc hai bên. Nếu điều trị chậm trễ, có thể gây thủng màng nhĩ. [b]Viêm não [/b] Có 2 dạng là viêm não cấp và viêm não xơ cứng lan tỏa bán cấp (SSPE). - Viêm não cấp: Chiếm tỷ lệ 1/1.000 trường hợp mắc sởi. Có 2 dạng viêm não cấp khác nhau về yếu tố căn nguyên trong cơ chế bệnh sinh. - Viêm não cấp hậu sởi: Thường xuất hiện vào ngày thứ 5 – 7 sau khi phát ban, sốt đột ngột, nhức đầu, co giật, hôn mê. Khoảng 10% số trường hợp có điện tâm đồ thay đổi và hầu như không tìm thấy virut sởi trong các tổ chức não vì nó xuất hiện trong một thời gian rất ngắn sau khi phát ban. Về nguyên nhân, do cơ thể sinh ra miễn dịch tự động chống lại tổ chức não. - Viêm não cấp do sởi: Bệnh bắt đầu từ ngày thứ 1 – 15 sau khi phát ban và tần số cao nhất xảy ra vào ngày thứ 6. Viêm não xuất hiện đột ngột, dữ dội, co giật kèm theo những thay đổi về thần kinh, tâm thần. Dịch não tủy thay đổi (tăng tế bào bạch cầu và albumin) và điện não đồ rối loạn. Trong viêm não cấp do sởi thấy xuất hiện virut sởi hoàn chỉnh, virut nhân lên và gây viêm trong tổ chức não. Về nguyên nhân là do vắng mặt hệ thống miễn dịch tễ bào nên không hạn chế được sự nhân lên của virut. Mức độ nghiêm trọng của 2 dạng viêm não cấp trên có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp, nhưng hơn 50% các trường hợp tiến triển khỏi hoàn toàn. Tử vong chiếm khoảng 10 - 15% các trường hợp, di chứng chủ yếu là tâm thần chiếm khoảng 20 - 50%. - Viêm não xơ cứng bán cấp: Là biến chứng muộn rất hiếm xảy ra chiếm tỷ lệ 1/300.000 trường hợp mắc sởi. Khác với hình thái viêm não cấp tính ở trên, bệnh thường xảy ra ở trẻ có tiền sử mắc sởi từ một vài năm trước đó hoặc có thể lâu hơn nữa. Bệnh tiến triển từ từ, suy giảm nhanh chóng về tinh thần và chức năng vận động. Ban đầu, thay đổi về tính tình, khả năng học tập và cuối cùng dẫn đến mất trí nhớ, thường tử vong sau một vài năm. Các nghiên cứu miễn dịch học cho thấy trong huyết thanh và dịch não tủy của trẻ mắc bệnh sởi có hiệu giá kháng thể rất cao. Điều này gợi ý là virut sởi nhiễm tiềm tàng trong các tổ chức, sau đó gây nhiễm thần kinh trung ương. - Ngoài ra còn có thể gặp các dạng biến chứng khác của hệ thống thần kinh trung ương nhưng ít gặp viêm tủy, viêm thần kinh chức năng bao gồm cả thần kinh ngoại biên (dấu hiệu Guillain - Barré)... [b]Biến chứng về tiêu hóa [/b] - Viêm miệng: Loét, lở trong miệng, có thể loét cả ngoài môi gây sốt đau, rối loạn tiêu hóa trong vài tuần thậm chí dẫn tới nhiễm trùng huyết. Đôi khi gặp cả viêm miệng hoại tử (Noma). - Tiêu chảy: Hay gặp, có thể gây mất nước cấp ở trẻ em. - Đau bụng: Đau toàn bộ hoặc giống viêm ruột thừa do viêm hạch mạc treo ruột. [b]Một số biến chứng khác [/b] - Loét giác mạc mắt: Do thiếu vitamin A. Có thể dẫn đến thành lập hạt Bitol và mù. - Viêm màng tiếp hợp do bội nhiễm sau viêm long đặc biệt là viêm loét giác mạc hoặc mù vì hóa mủ nhãn cầu. - Viêm cơ tim: Hiếm gặp. - Xuất huyết: Do giảm tiểu cầu tạm thời, là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết nhẹ như chảy máu cam. - Trong những bệnh nhiễm trùng phối hợp như sởi ho gà, sởi lao... virut sởi làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn nặng thêm. - Biến chứng xa hơn của bệnh sởi là suy dinh dưỡng (thể Kwashiorkor) và còi xương. [b]Điều trị và phòng bệnh [/b] Hiện nay bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân sởi chủ yếu cần chú ý chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và được điều trị các triệu chứng. Không nên kiêng khem kỹ quá, cần cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng. Vệ sinh răng, miệng, da, mắt như cho trẻ súc miệng, đánh răng, tắm rửa sạch, nhỏ mắt. Nếu trẻ sốt cao, hạ nhiệt bằng paracetamol 15mg/kg x 4 lần trong ngày. Nếu có bội nhiễm viêm phổi, viêm tai: dùng kháng sinh thích hợp dựa vào triệu chứng lâm sàng, Xquang phổi hay kháng sinh đồ. Viêm thanh quản: cần cho bệnh nhân thở ôxy, dừng các thuốc chống co thắt thanh quản, chống phù nề, làm ẩm nhiệt độ phòng. Trong trường hợp nặng cần phải đặt nội khí quản hay mở khí quản. Viêm não: Chống co giật bằng các thuốc an thần, thở ôxy khi suy hô hấp, xoay trở vỗ lưng hằng ngày tránh loét, đặt ống thông nuôi ăn dinh dưỡng đầy đủ. Theo dõi tình trạng nhiễm lao bằng IDR, Xquang phổi ít nhất 6 tháng sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ trẻ có thể chủ động phòng bệnh bằng vaccin. Hiện nay, vaccin sởi được tiêm miễn phí cho trẻ. Trẻ được tiêm mũi 1 lúc 9 tháng đến 11 tháng tuổi. Hiện nay Chương trình TCMR quốc gia bắt đầu triển khai tiêm sởi mũi 2 cho trẻ vào lớp 1 (6 tuổi), đây là biện pháp quan trọng để tiến tới loại trừ căn bệnh này vào năm 2010.
mr mr
mr mr
Trả lời 10 năm trước

Biến chứng bệnh sởi năm 2014 là rất nặng và chiếm tỷ lệ tử vong cao. giờ chỉ còn morinda noni original và thứ duy nhất tôi biết vừa tăng đề kháng cho trẻ vừa làm giảm biến chứng sởi. thành thật khuyên những bố mẹ nào đang khổ sở vì con bị sởi nên xem clip này. Chị tôi cũng đã mất con vì không nghe lời khuyên cô ý

https://www.youtube.com/watch?v=M-xr1x5l5bM