6 điều bạn nên tránh khi đi khám?

6 điều bạn nên tránh khi đi khám
Trả lời 14 năm trước
1. Lôi người nhà vào phòng khám bệnh Lần đầu tiên đến phòng khám bệnh một mình có vẻ như là thử thách nho nhỏ với một người trẻ tuổi. Nhưng không ít người lớn không bao giờ dám bước qua thử thách này. Khoảng 16% bệnh nhân đi cùng với một ai đó - vợ hoặc chồng, một đứa con lớn, cha mẹ hoặc bạn bè - đến gặp với bác sĩ, theo khảo sát năm 2002 của tạp chí Family Practice. Với người bệnh, điều này giúp họ vững tin và thoải mái, nhưng đám đông người lại là sự cản trở cho việc khám bệnh của bác sĩ. "Bạn tiếp một đôi vợ chồng, một người béo phì, một người gầy, và người kia sẽ lập tức lên tiếng "Đấy, anh đã bảo em rồi" khi tôi nói về cân nặng", bác sĩ Keith Ayoob, chuyên gia tại Trường y Albert Einstein ở New York, kể. Những sự can thiệp phân tâm này sẽ làm cản trở cuộc trò chuyện của bác sĩ với bệnh nhân, cũng như khả năng bộc bạch triệu chứng của người bệnh. 2. Không nói cho bác sĩ biết bạn đang dùng thảo dược gì Bệnh nhân thường tin rằng việc họ đang dùng các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên không ảnh hưởng gì đến các loại thuốc khác. Nhưng thực tế, bác sĩ cần biết rõ bạn đang dùng loại gì, để xem chúng có tương tác với những loại mà họ sẽ kê đơn sắp tới hay không. Sự im lặng của bạn sẽ chỉ khiến bạn dễ gặp biến chứng mà thôi. "Thường thì bệnh nhân sẽ không nói họ đang dùng thêm loại thuốc đông y hoặc thảo dược nào, cho đến khi họ bị phản ứng phụ nghiêm trọng do tương tác nhiều loại thuốc", tiến sĩ John Sutherland, giám đốc danh dự của Tổ chức giáo dục y khoa Northeast Iowa ở Waterloo, cho biết. 3. Tự ý ngừng uống thuốc Cũng giống như việc bác sĩ muốn biết rõ tất cả những loại thuốc tây, đông hay thảo dược mà bạn đang dùng, họ cũng cần biết khi nào bạn ngưng dùng thuốc. Thường thì bệnh nhân bỏ thuốc do có phản ứng phụ hoặc do thuốc đắt đỏ, nhưng không báo cho bác sĩ biết cho đến khi bệnh tái phát. "Một bệnh nhân bị huyết áp cao đã ngừng uống thuốc, chỉ vì cô ấy không thích phản ứng phụ của nó là đi tiểu tiện nhiều hơn trong ngày. Khi cô ấy trở lại phòng khám, huyết áp đã vọt lên hơn 200", bác sĩ Sutherland kể một ví dụ. Các bác sĩ cho biết việc tự ý ngừng thuốc trước khi được chỉ định sẽ khiến cho vi khuẩn nhờn thuốc, và tạo điều kiện cho các căn bệnh khác phát triển. 4. Không chịu thay đổi lối sống để khỏi bệnh Mặc dù số người béo phì ngày càng tăng, nhưng nhiều bác sĩ vẫn nản lòng trước việc bệnh nhân hầu như không nhìn ra mối liên hệ giữa cân nặng của họ và các loại bệnh tật. "Đôi khi tôi cảm thấy giống như thể bệnh nhân đang hỏi cách làm thế nào để máu trong ngực họ ngừng chảy, mà không cần phải lôi mũi tên đang cắm trong lồng ngực họ ra", tiến sĩ Lee Green, giáo sư y học gia đình tại Đại học Michigan, nhận xét. Béo phì có thể dẫn đến tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim và chứng viêm khớp, đặc biệt ở đầu gối, Viện Tiểu đường quốc gia Mỹ cho biết. Và chỉ cần giảm 10% trọng lượng cơ thể là bạn đã có thể làm chậm lại hoặc ngăn ngừa các chứng này. "Điều khiến tôi bực mình nhất là những người mắc bệnh do lối sống, nhưng lại không chịu thay đổi lối sống đó", Green nói. 5. Yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc mà mình cần Ngày càng nhiều bác sĩ được bệnh nhân chủ động yêu cầu kê loại thuốc mà họ cần, thậm chí, có người năn nỉ xin bác sĩ kê cho những loại thuốc bổ mà họ... xem quảng cáo nhiều lần, chứ không cần biết loại thuốc đó có cần thiết cho họ không. Đây là hậu quả của việc quảng cáo thuốc trực tiếp đến người tiêu dùng. Đôi khi việc này cũng có ích, nhưng nhiều bác sĩ cho rằng việc này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bệnh nhân. 6. Đề nghị bác sĩ cho chụp CT, MRI, xét nghiệm... Không phải là phổ biến, nhưng nhiều bệnh nhân lại yêu cầu bác sĩ thực hiện thêm các xét nghiệm ngoài quy trình. Những người này từng có kinh nghiệm đau thương với một bác sĩ trước đây, hoặc quá căng thẳng trong cuộc sống, vì thế không tin tưởng bác sĩ. "Họ làm thế để chắc ăn, mà không hiểu rằng việc xét nghiệm chụp chiếu thêm không chỉ đắt đỏ, mà thường dẫn đến biến chứng, cho kết quả xấu hoặc chất lượng kém", một bác sĩ nhận định.