Ăn phải thịt nhiễm khuẩn liên cầu lợn có nguy hiểm không?

Các mẹ cho em hỏi, nếu chẳng may ăn phải thịt nhiễm liên cầu lợn thì có nguy hiểm không ạ? Phải làm gì nếu ăn phải ạ?

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Bệnh liên cầu lợn là loại vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) gây ra. Bệnh thường xuất phát từ thói quen ăn tiết canh và ăn thịt lợn ốm, chết, thịt chưa được nấu chín, tiếp xúc với dịch qua các vết thương ở da,…

Trong tiết canh lợn tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, tả lỵ, liên cầu khuẩn…, trong đó, nguy hiểm nhất là bệnh liên cầu khuẩn.

Liên cầu lợn là căn bệnh không phát triển thành dịch như các bệnh đường hô hấp hay các vi khuẩn hay sinh trùng khác. Nhưng về độ nguy hiểm, di chứng và tỷ lệ tử vong rất cao.

Theo thống kê của Chương trình quản lý kháng sinh (AMS) - BV Bệnh Nhiệt đới trung ương thì có tới gần 70% số ca viêm màng não mủ trong năm 2014 là do liên cầu khuẩn lợn gây ra.

Dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh

- Sau khi khuẩn cầu lợn đi vào cơ thể chúng sẽ phát triệu thông thường khoảng từ 3 giờ đến 14 ngày, có khi sớm chỉ khoảng 2 ngày.

- Xuất hiện tình trạng nhiễm độc tiêu hóa như: Sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run...

- Bị viêm màng não: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.

- Trường hợp nặng: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, hôn mê và tử vong.

Phòng tránh nhiễm liên cầu lợn

Những người nhiễm liên cầu lợn phải điều trị lâu dài, chi phí tốn kém nếu may mắn thoát bệnh thì vẫn sẽ có di chứng phải cắt cụt tay, chân hoặc bị điếc.

Vì vậy, bạn không nên ăn tiết canh hay sử dụng các loại thịt không rõ nguồn gốc, phải nấu chín thịt trước khi ăn để hạn chế khả năng mắc bệnh.

Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại khi chăn nuôi lợn, không nên chủ quan khi ăn lợn khỏe mạnh hay lợn nhà vì có những con lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn vẫn sống khỏe mạnh.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

bệnh lây từ lợn sang người gồm 3 thể: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu đã nặng. Bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.

Bệnh nhân tử vong là do nhiễm độc tố vi khuẩn, gây hiện tượng sốc. Có bệnh nhân chỉ 3 ngày đã bị sốc nhiễm khuẩn, có người phải 10 ngày mới diễn biến nặng, tùy vào cơ địa. Người từng nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể tái phát.

Vi khuẩn gây bệnh liên cầu cư trú trong đường hô hấp, đường tiêu hóa... của lợn. Vì thế để phòng bệnh, người dân cần nâng cao ý thức bằng cách không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy, nên có các phương tiện phòng hộ.

Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày. Khi người bệnh sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ..., có thể khó thở, nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 7 năm trước

Khi mắc bệnh do liên cầu lợn, người bệnh thường có sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa. Trong bệnh liên cầu lợn hay gặp là nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và đồng thời tiết ra nhiều độc tố).

Khi nhiễm khuẩn huyết, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng, biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu).


Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng... Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được, nếu không thì có thể gây phù não, hôn mê và tử vong. Được biết, trong số 16 bệnh nhân mắc liên cầu lợn nằm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong mấy tháng vừa qua thì có 4 bệnh nhân thuộc thể nhiễm khuẩn huyết và 14 bệnh nhân viêm màng não do liên cầu lợn.

Bệnh diễn biến rất nhanh, từ khi phơi nhiễm đến khi có triệu chứng đầu tiên khoảng 3 ngày và từ khi bệnh khởi phát đến lúc toàn phát, nặng khoảng 1 ngày. Việc chẩn đoán bệnh liên cầu lợn ngoài các biểu hiện lâm sàng, dịch tễ học (địa phương đang có dịch lợn tai xanh) thì cận lâm sàng đóng góp một cách đáng kể như nhuộm gram từ nước não tủy, nuôi cấy tìm vi khuẩn liên cầu lợn trong máu hoặc trong nước não tủy.


Ngoài ra, nếu có điều kiện người ta có thể chẩn đoán xác định vi khuẩn liên cầu lợn bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR) hoặc phản ứng ELISA. Vì vậy, hiện tại việc chẩn đoán bệnh liên cầu lợn ở tuyến cơ sở còn gặp khó khăn do các cơ sở xét nghiệm vi sinh còn hạn chế, trong khi đó thì triệu chứng lâm sàng tương đối giống với một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Cách lây truyền
Vi khuẩn cư trú ở amidal và mũi lợn khoẻ có thể tới 1 năm. Trong một đàn lợn lây truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, tiêu hoá, máu.
Bệnh lây từ lợn sang lợn, nhưng cũng có thể lây sang các gia súc khác như bò, dê, mèo, chó, hươu,…
Người bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, ăn thịt lợn bị bệnh, ăn tiết canh, cũng có thể bị lây qua các vết sước.
Vi khuẩn có thể tìm thấy trong máu, dịch não tuỷ của người bệnh.
Phòng bệnh liên cầu lợn thế nào?
Bệnh liên cầu lợn diễn biến phức tạp, nặng, nhanh, nên cần phải có các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Do đó, việc phát hiện lợn bị bệnh tai xanh và đề phòng lây sang người là những việc làm hết sức cần thiết.
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các loại hoá chất như Phenol, Iốt, hypochlorid, axit phenic 3-5%, formol 5%.
Không mua bán lợn bệnh, người tiêu dùng nếu thấy thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết, phù nề thì không nên ăn vì chắc chắn đó là lợn bị bệnh. Đặc biệt phải ăn thịt đã nấu chín, không ăn thịt tái hoặc sống. Tuyệt đối không nên ăn thịt lợn ốm, đặc biệt là tiết canh.
Không ăn thịt lợn không rõ nguồn gốc. Người giết mổ, tiêu huỷ lợn phải có biện pháp đề phòng để không lây sang người.

Cách lây truyền

Vi khuẩn cư trú ở amidal và mũi lợn khoẻ có thể tới 1 năm. Trong một đàn lợn lây truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, tiêu hoá, máu.

Bệnh lây từ lợn sang lợn, nhưng cũng có thể lây sang các gia súc khác như bò, dê, mèo, chó, hươu,…

Người bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, ăn thịt lợn bị bệnh, ăn tiết canh, cũng có thể bị lây qua các vết sước.

Vi khuẩn có thể tìm thấy trong máu, dịch não tuỷ của người bệnh.


Phòng bệnh liên cầu lợn thế nào?

Bệnh liên cầu lợn diễn biến phức tạp, nặng, nhanh, nên cần phải có các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Do đó, việc phát hiện lợn bị bệnh tai xanh và đề phòng lây sang người là những việc làm hết sức cần thiết.


Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các loại hoá chất như Phenol, Iốt, hypochlorid, axit phenic 3-5%, formol 5%.

Không mua bán lợn bệnh, người tiêu dùng nếu thấy thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết, phù nề thì không nên ăn vì chắc chắn đó là lợn bị bệnh. Đặc biệt phải ăn thịt đã nấu chín, không ăn thịt tái hoặc sống. Tuyệt đối không nên ăn thịt lợn ốm, đặc biệt là tiết canh.

Không ăn thịt lợn không rõ nguồn gốc. Người giết mổ, tiêu huỷ lợn phải có biện pháp đề phòng để không lây sang người.