Mùa hè nên ăn gì để không bị nhiệt miệng?

Chẳng là tôi rất hay bị nhiệt miệng vào những ngày nóng, ăn uống không ngon miệng. Xin hỏi các bạn, mùa hè nên ăn gì để tránh tình trạng nhiệt miệng trên?

Vi Vũ Thị
Vi Vũ Thị
Trả lời 7 năm trước

Nhiệt miệng, lở miệng do nóng trong người hoặc tổn thương miệng khiến vi khuẩn sinh sôi gây loét miệng.

Về thực phẩm thì bạn nên

- Chăm ăn rau xanh, các loại bầu bí

- Ăn các loại hoa quả mát như cam, quýt, dừa, ổi, cóc, thanh long, dứa, ...

- Tránh xa các loại quả nóng như vải, nhãn, mít, sầu riêng, xoài...

- Không ăn cay nóng, mặn

Thói quen hàng ngày:

- Bạn nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng, giữ vệ sinh răng miệng

- Hạn chế cắn vào môi, lợi (cắn vào vừa đau mà vừa loét miệng, đừng vừa ăn vừa nói :))

Dat Tuan
Dat Tuan
Trả lời 7 năm trước

Ăn xoài đi bạn. Xoài là loại trái cây mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều xoài sẽ khiến cơ thể bị nóng trong sinh ra mụn. Do đó, bạn nên hạn chế ăn xoài quá nhiều để tránh bị nóng trong. Thay vào đó, bạn có thể xay thịt xoài dùng để đắp mặt, cung cấp vitamin A giúp da tái tạo tế bào mới.

Nick Clone
Nick Clone
Trả lời 7 năm trước

Theo mình biết thì những gia vị cay nóng là những kẻ thù của làn da bởi chúng chính là nguyên nhân khiến mụn bùng phát. Đồ ăn cay làm cơ thể dễ bị nóng trong, làm tăng tiết hoạt động của tuyến bã nhờn. Để giảm tình trạng xấu xí của làn da trong hè này, chúng ta nên hạn chế những đồ ăn cay nóng nhé!

Thang Du
Thang Du
Trả lời 7 năm trước

Nếu không muốn bị nhiệt miệng thì hạn chế các loại cà phê nhé. Trong các thực phẩm chứa caffein có tính chất sinh nhiệt khiến cơ thể nóng lên. Những thực phẩm này rất hữu ích giúp làm ấm cơ thể nhanh chóng trong mùa đông còn mùa hè thì ngược lại. Để cơ thể không bị nóng và mụn bùng phát chúng ta nên hạn chế những thực phẩm này.

Loan Bao
Loan Bao
Trả lời 7 năm trước

Không biết các bạn có giống mình không chứ khi thời tiết oi bức thì chỉ cần nhìn những đồ ăn chiên rán thôi cũng đủ làm chúng ta thấy nóng người. Thực tế thì những thực phẩm này khi ăn vào sẽ khiến cơ thể tích nhiệt, gây nóng trong. Chúng không chỉ là thủ phạm của nhiều vấn đề về sức khỏe mà còn là nguyên nhân khiến mụn bùng phát đấy!

Linh Ly
Linh Ly
Trả lời 7 năm trước

Gừng được biết đến như một loại gia vị làm ấm cơ thể. Chúng có tác dụng sinh nhiệt và thường dùng khi cơ thể bị lạnh. Tuy nhiên, dùng những món ăn chứa gừng vào mùa hè lại chỉ khiến cơ thể đã nóng nay còn nóng hơn. Nếu có thể, bạn nên hạn chế dùng loại gia vị này khi chế biến vào những ngày hè nhé.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng.

Còn theo đông y, bệnh phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất là ở tỳ vị.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

- Hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị: Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.

- Thấp nhiệt ở tỳ, vị: Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi… Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt), tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).

Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất.

Bài thuốc dân gian điều trị nhiệt miệng

1. Ngậm chất chát trong miệng: chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

2. Uống nước khế chua: Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

3. Cỏ mực: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.

4. Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

5. Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.

6. Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.

Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.


Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc...

7. Cùi dừa: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

8. Cà chua: Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.

9. Vỏ dưa hấu: Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.

Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.

10. Củ cải trắng: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

Chú ý:

-Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.

- Để phòng ngừa bệnh, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm. Muốn có một mùa hè vui vẻ, dễ chịu, phải biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Hung Thien
Hung Thien
Trả lời 7 năm trước

Khi bị nhiệt miệng nên tránh các loại thực phẩm có tính axít cao như:

– Hải sản

– Thịt gà, vịt, lợn

– Trứng

– Mật ong

– Cà phê

– Rượu

– Dưa muối

– Bánh mỳ

– Sữa chua có đường

– Khoai tây

– Các loại gia vị, giấm

– Hành, tỏi, nấm.

– Đậu, đỗ, Lạc

– Các loại thức ăn béo, đồ rán.

– Các thức ăn có đường: Mứt, xi rô, bánh ngọt, Socola

– Các loại hoa quả có tính axít: Mận, việt quất, cam quýt, chanh, cam, dứa, quả sung, dâu tây.

Hung Thien
Hung Thien
Trả lời 7 năm trước

Khi bị nhiệt miệng nên tránh các loại thực phẩm có tính axít cao như:

– Hải sản

– Thịt gà, vịt, lợn

– Trứng

– Mật ong

– Cà phê

– Rượu

– Dưa muối

– Bánh mỳ

– Sữa chua có đường

– Khoai tây

– Các loại gia vị, giấm

– Hành, tỏi, nấm.

– Đậu, đỗ, Lạc

– Các loại thức ăn béo, đồ rán.

– Các thức ăn có đường: Mứt, xi rô, bánh ngọt, Socola

– Các loại hoa quả có tính axít: Mận, việt quất, cam quýt, chanh, cam, dứa, quả sung, dâu tây.

Sunday
Sunday
Trả lời 7 năm trước

bạn tăng cường ăn các trái cây ổi, chanh, cam cho nhiều C