Ăn sữa chua nào tốt nhất?

ăn sữa chua nào tốt nhất

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 9 năm trước

- Sữa chua Vinamilk luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng hàng ngày bởi rất lợi ích cho cơ thể

    Sữa Chua Probeauty

    Collagen chiếm đến 70% thành phần của da, làm cho da săn chắc, đàn hồi, là bí quyết tạo nên nét thanh xuân, tươi trẻ cho làn da.Từ 20 tuổi trở đi, mỗi năm da chúng ta mất đi 1% lượng Collagen do lão hóa, stress và ô nhiễm môi trường.
    Chọn sữa chua tốt nhất cho gia đình bạn

    Trong mỗi hộp Probeauty là hàm lượng 1.350 mg Collagen được bổ sung theo khuyến nghị của Viên Nghiên cứu Collagen Quốc tế, cùng với Vitamin C và chiết xuất chống oxy hóa từ 2 loại siêu trái cây Lựu và Việt quất. Dùng 2 hộp sữa chua ăn Vinamilk Probeauty mỗi ngày sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho một làn da săn chắc và căng mịn.

    Sữa chua Vinamilk tốt cho sức khỏe

    Sữa chua Vinamilk không đường

    Sữa chua ăn Kefir đặc biệt thích hợp cho người ăn kiêng, người bệnh tiêu đường. Ứng dụng từ công nghệ lên men hoàn toàn tự nhiên, nên sản phẩm không có chất bảo quản, an toàn cho sức khỏe. Hương vị thơm béo từ sữa nguyên chất và ít năng lượng

    Sữa chua Vinamilk Probi mới

    Để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần phải có sự cân bằng hoàn hảo giữa những vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Trên thực tế, môi trường ô nhiễm, thực phẩm kém chất lượng và căng thẳng trong cuộc sống luôn đe dọa đến sự cân bằng này, tác động trực tiếp khiến vi khuẩn có hại phát triển vượt trội so với vi khuẩn có lợi trong hệ miễn dịch. Do đó để tăng cường hệ miễn dịch, cần phải bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

    Giới thiệu Sữa chua Vinamilk Probi mới được bổ sung Probiotic giúp tăng cường khả năng miễn dịch, để cơ thể luôn khỏe mạnh, không mắc phải những bệnh vặt thông thường và luôn tràn đầy sức sống.

    Men sống Probiotic trong Sữa chua Vinamilk Probi sẽ bổ sung trực tiếp hàng tỉ những lợi khuẩn cho đường ruột, làm ức chế những vi khuẩn có hại, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

    Sữa chua ăn Vinamilk có đường

    Với hương vị thơm béo từ sữa nguyên chất, sữa chua ăn Vinamilk Có Đường cung cấp cho bạn nguồn năng lượng dồi dào khi mệt mỏi hay căng thẳng.

    Sữa chua ăn Vinamilk nha đam

    Sữa chua Vinamilk Nha Đam không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn vô cùng bổ dưỡng đối với làn da vì giàu vitamin A và E giúp da mịn màng, đồng thời chứa selenium giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa của làn da

    Sữa chua ăn Vinamilk dâu

    Hương vị thơm ngon của dâu tươi và mứt dâu trong Sữa chua ăn Vinamilk Dâu sẽ đem đến cho bạn cảm giác ngon miệng và một làn da tươi tắn mịn màng.

    Sữa chua ăn Vinamkil trái cây

    Sữa chua ăn Vinamilk Trái Cây có chứa mứt trái sua chua trai cay Sữa chua ăn Vinamilkcây tổng hợp cho bạn cảm giác tươi mát, sảng khoái như đang hòa mình vào thiên nhiên.

    Sữa chua ăn Vinamilk Kefir

    Sữa chua không đường Vinamilk Kefir được làm từ loại men đặc biệt Kefir giúp: Giảm Cholesterol, giảm stress, kích thích hệ thống miễn dịch, ức chế vi khuẩn có hại. Rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường.

    Sữa chua Susu có đường

    Sữa chua ăn SuSu rất tốt cho bé vì có bổ sung chất xơ hòa tan Prebiotic tạo nên môi trường tốt để các vi sinh có lợi trong đường ruột phát triển, điều hòa tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ canxi…

    Sữa chua Vinamilk tốt cho sức khỏe

    Những lợi ích khi ăn sữa chua Vinamilk

    Sữa chua Vinamilk giúp Xương chắc khỏe: Sữa chua Vinamilk đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ khung xương chắn chắn và dẻo dai bởi thành phần chứa nhiều canxi, vitamin D. Không những thế, chỉ một hũ Sữa chua Vinamilk khoảng 100g cũng đủ lượng vi chất như kẽm, đạm và sắt giúp cơ thể luôn dẻo dai năng động.

    Sữa chua Vinamilk giúp ngon miệng: Bên cạnh việc cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, sữa chua ăn Vinamilk còn có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn và ăn ngon miệng hơn, đồng thời có thể chống táo bón. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với người biếng ăn.

    Sữa chua Vinamilk Điều trị tiêu chảy: Đối với người bị tiêu chảy, cho ăn sữa chua Vinamilk có bổ sung lợi khuẩn Probiotics sẽ có tác dụng phòng và điều trị tiêu chảy là nhờ cơ chế bổ sung hàng tỷ các lợi khuẩn giúp lập lại cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột vốn bị tổn thương do sự hoạt động mạnh của vi khuẩn có hại.

    Sữa chua Vinamilk giúp giảm rối loạn tiêu hóa: Sữa chua Vinamilk là liệu pháp đơn giản để cân bằng vi khuẩn đường ruột sau khi sử dụng liệu pháp kháng sinh. Bởi trong khi sử dụng kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn có hại thì nó cũng tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi, đây là cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp này sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Vì vậy khi sử dụng kháng sinh, ăn sữa chua sẽ rất có ích.

    Sữa chua Vinamilk giúp cơ thể tăng cường miễn dịch: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng 70% các tế bào miễn dịch của cơ thể được sản sinh trong đường ruột. Probiotics có trong sữa chua cung cấp vào đường ruột hàng tỷ lợi khuẩn, đánh bại các hại khuẩn giúp hệ tiêu hóa của chúng ta mạnh khỏe và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

    Phương Thu
    Phương Thu
    Trả lời 9 năm trước

    Váng sữa và sữa chua là 2 thực phẩm cực tốt cho bé, tuy nhiên cho bé ăn thế nào cho đúng và tốt nhất cho sức khỏe thì không phải mẹ nào cũng biết.

    Váng sữa và sữa chua, cũng như những thực phẩm khác, cần được đưa vào khẩu phần ăn của bé một cách hợp lý.
    Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa, sữa chua sau 6 tháng tuổi.
    Váng sữa có nhiều chất béo và được coi là thực phẩm có hàm lượng calories cao, cung cấp nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho trẻ từ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Trẻ 6 - 12 tháng tuổi có thể ăn ½ - 1 hộp váng sữa/ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1- 2 hộp/ngày, tùy vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.
    Với món sữa chua thì các bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau: bé từ 6-10 tháng: 50g/ngày. Bé từ 1-2 tuổi: 80g/ngày. Bé trên 2 tuổi: 100g/ngày.
    Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.
    Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ bị thừa cân - béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò…không nên ăn váng sữa.
    Khi bé đang đói bụng bạn không nên lấy sữa chua chống đói cho bé.
    Bởi vì khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, và tác dụng bảo vệ sức khỏe của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều.
    Không nên làm nóng sữa chua cho bé ăn, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết.
    Sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất.
    Thừa cân béo phì là một trong những nguy cơ trẻ có thể gặp phải nếu lạm dụng váng sữa mỗi ngày.
    Đối với chế độ ăn hàng ngày của trẻ, váng sữa chỉ được coi là một món ăn phụ.
    Đại Phan
    Đại Phan
    Trả lời 9 năm trước

    Tôi không phải là chuyên gia dinh dưỡng. Tôi chỉ là bà mẹ nuôi dạyconbằng bản năng tự nhiên, bằng kiến thức tích lũy được qua sách báo, bạn bè, người thân và bằng tình yêu thương sâu sắc nhất. Là một bà mẹ 2 con, bất kỳ sản phẩm nào được ca ngợi là tốt chosức khỏetrẻ em, tôi đều đặc biệt quan tâm. Và sữa chua là một trong số đó. Tôi từng được bạn bè thân ‘nhồi não’ rằng, sữa chua là siêu thực phẩm giúp cân bằng hệ tiêu hóa, tăng cường canxi và protein… nên thường xuyên thêm món này vào thực đơn hàng ngày của con. Nhưng rồi có những sự thật khiến tôi ‘ngã ngửa’.

    Sữa chua rất tốt, tôi công nhận! Vì…

    Cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe

    Trung bình một hộp sữa chua 100g có chứa khoảng 110mg canxi. Do đó, trẻ đang ‘tuổi ăn tuổi lớn’ tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính nên ‘kết thân’ với loại thực phẩm này. Trung bình từ 6 tháng – 6 tuổi cần được bổ sung 400 – 600mg canxi/ ngày.

    Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ tiêu hóa

    Không chỉ là món yêu thích của các bé, sữa chua còn có tác dụng giúp trẻ cân bằng hệ tiêu hóa non yếu, tăng cường hệ miễn dịch. Bởi sữa chua chứa các men vi sinh sống hay còn gọi là lợi khuẩn, tốt hệ tiêu hóa còn non nớt và nhạy cảm của trẻ. Tiêu hóa tốt giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn để lớn nhanh và khỏe mạnh.

    Bổ sung hàm lượng protein phù hợp

    Cũng do hệ tiêu hóa còn non yếu nên nhiều trẻ bị dị ứng với một số chất đạm như đạm sữa bò. Điều này gây khó khăn cho sự dung nạp chất dinh dưỡng và làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Với hàm lượng protein hợp lý được chế biến phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, cha mẹ có thể cho bé ăn sữa chua mỗi ngày.

    Trung hòa kháng sinh

    Việc trẻ uống thuốc kháng sinh có thể giết chết các vi trùng có ích trong đường ruột. Vì thế khi trẻ bị ốm, cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa chua tích cực hơn vì chúng có thể trung hòa những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, duy trì sự cân bằng của hệ thực vật ở đường ruột.

    Giúp bé duy trì trọng lượng cơ thể

    Theo một nghiên cứu tại trường đại học Washington, ăn sữa chua sẽ khiến trẻ cảm thấy ít đói hơn. Từ đó, trẻ sẽ ăn uống chừng mực, ăn ít hơn và không bị béo phì. Điều này giúp trẻ tránh bị huyết áp và cholesterol cao.

    Hiểu lầm 'chết người' khi cho trẻ ăn sữa chua - 1
    Sữa chua rất tốt cho trẻ, tôi công nhận! (Ảnh minh họa).

    … Nhưng cách các bà mẹ cho con ăn sữa chua 6/10 là sai! Bởi họ hiểu lầm rằng:

    Ăn càng nhiều càng tốt

    Cho rằng sữa chua dễ tiêu, giàu dinh dưỡng lại giúp tăng cường tiêu hóa nên có quan niệm cho rằng trẻ ăn càng nhiều sữa chua càng tốt.

    Sự thật:Nếu ăn quá nhiều sữa chua sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và khả năng bài tiết chất xúc tác tiêu hóa. Hậu quả là làm mất cảm giác thèm ăn thay vì thèm ăn.Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn từ 60g đến tối đa 300g/ ngày. Cụ thể, với trẻ mới tập ăn, chỉ cho trẻ ăn khoảng 2-3 thìa/lần và tăng dần lên, tối đa là 50g/ngày.Nếu trẻ muốn ăn hơn thì cần theo dõi hệ tiêu hóa của trẻ để cân đối nhưng không quá 300g/ngày.

    Ăn sữa chua buổi tối: Nguy hiểm!

    Đây là sai lầm thường gặp nhất của các bà mẹ bắt đầu tập cho con ăn sữa chua vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua sẽ không có tác dụng gì, lại phí tiền.

    Sự thật:Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua. Vì vậy, tốt nhất sau khi ăn tối khoảng 30 phút - 2 tiếng nên cho trẻ ăn thêm sữa chua.

    Ăn sữa chua lúc đói tốt

    Khi trẻ kêu đói, thói quen của nhiều mẹ là lấy một hộp sữa tươi hoặc sữa chua ra cho bé 'lót dạ'. Lỗi thiếu hiểu biết này của mẹ ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày của bé.

    Sự thật: Nếu uống sữa hoặc ăn sữa chua khi đói nó rất dễ rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài.

    Sữa chua nào cũng như nhau

    Sở dĩ mẹ mắc lỗi này vì cho rằng thành phần của mọi loại sữa chua đều là từ sữa và lợi khuẩn, chất đường lactose trong sữa chuyển thành acid lactic nên chất đạm trong sữa dễ tiêu hoá hơn.

    Sự thật:Đúng là sữa chua được làm từ sữa và lợi khuẩn; chất đạm trong sữa chua dễ tiêu hóa hơn; đường lactose được chuyển hóa giúp cơ thể dễ hấp thu hơn nhưng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhu cầu đạm rất thấp nên sữa chua cần được làm từ sữa công thức phù hợp với tháng tuổi của trẻ.Còn với trẻ trên 6 tháng tuổi thì nên sử dụng sữa chua có thành phần chủ yếu là sữa tươi nguyên kem (chất béo trong sữa rất cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ) và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa.

    Cho ăn trước bữa ăn: Lợi trăm đường

    Một số bà mẹ quan niệm rằng cho ăn sữa chua trước bữa ăn sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn.

    Sự thật:Trên thực tế, điều này sẽ làm sữa chua bị mất tác dụng vì khuẩn lactic trong sữa bị dịch vị tiêu diệt.Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là sau bữa chính, sau khi uống thuốc… khoảng 2 tiếng. Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.

    Phương Loan
    Phương Loan
    Trả lời 9 năm trước

    Thuốc quý phải dùng đúng cách

    Bên cạnh tác dụng nhuận tràng, lực lượng vi sinh trong sữa chua là phương tiện an toàn cho cơ tạng còn rất nhạy cảm của trẻ để tương tranh với hàng trăm chủng loại vi sinh độc hại lúc nào cũng chực chờ trong khung ruột. Thầy thuốc ủng hộ cách dùng sữa chua có vi sinh hoàn toàn có lý, vì kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy khả năng truy lùng bệnh của bạch cầu và thực bào trong cơ thể của trẻ thường dùng sữa chua được cải thiện thấy rõ. Trong môi trường ô nhiễm, như ở nước mình, thủ được thuốc quý như thế còn muốn gì hơn.

    Tuy vậy, dùng cái gì cũng phải đúng cách mới có tác dụng. Thành phần vi sinh hữu ích trong khung ruột có chung một nhược điểm là rất mong manh! Các thành phần này rất dễ thất thoát nếu trẻ phải dùng thuốc kháng sinh lâu ngày. Chúng thậm chí hao hụt rất nhanh trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, khi trẻ bị căng thẳng (chẳng hạn trong giai đoạn mới vào nhà trẻ, vào trường học), hay thường khi chỉ vì thay đổi cách ăn uống. Chính vì thế mà trẻ nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm, vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh.

    Sữa chua cho trẻ: 'Thuốc quý' phải dùng đúng - 1
    Sữa chua chỉ tốt cho sức khỏe của trẻ khi được ăn đúng (Ảnh minh họa).

    Kế đến, nhiều người vẫn tưởng chỉ cần cho trẻ sữa chua lúc nào vui miệng. Đáng tiếc vì uổng tiền... Sữa chua nếu muốn nên thuốc phải chứa một lượng rất lớn vi sinh để một phần trong đó sống sót sau khi lội qua nước chua của dạ dày. Quan trọng hơn nữa, nếu muốn tái lập quân bình vi sinh trong đường ruột cần ăn sữa chua mỗi ngày, 1 lần trong ngày được rồi, nhưng tối thiểu 4 tuần liên tục! Trong thời gian đó, càng khéo hơn nữa nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng dồi dào chất xơ từ rau cải mễ cốc. Dù là trẻ con hay người lớn, dùng sữa chua theo kiểu xuân thu nhị kỳ chỉ vui lòng nhà sản xuất!

    “Thuốc” cho nhiều trường hợp đặc biệt

    Với trường hợp trẻ dùng thuốc kháng sinh nhiều ngày thì sữa chua, cho dù có ăn mỗi ngày mấy hũ, không đủ để phục hồi khung ruột vì bệnh nhi thường cần không dưới 10 tỷ vi sinh loại Lactobacillus hay Bifido mỗi ngày. Trong trường hợp này nên dùng thuốc có men vi sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu dùng chung với sữa chua càng hay. Quan trọng là nếu pha nước thì phải với nước lạnh chứ đừng luộc vi khuẩn bằng nước sôi!

    Không chỉ tốt cho trẻ, kết quả của nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho thấy sữa chua là món nên chú trọng cho các đối tượng như: Nam giới bị mụn vì dậy thì; Nữ giới hay đau bụng kinh lại thêm huyết áp thấp; Người trung niên có lượng mỡ trong máu vượt quá định mức bình thường; Đàn ông hay bị viêm da vì tăng acid uric trong máu do mạnh miệng với rượu bia; Bệnh nhân tiểu đường hay bị táo bón với điều kiện chọn loại sữa chua không đường; Quý bà vào tuổi mãn kinh để ngăn chặn tình trạng loãng xương...

    Thêm một điểm quan trọng cho người tiêu dùng. Đừng tưởng sữa chua phải chua mới tốt. Khẩu vị chua nhiều hay ngọt lịm là chuyện nhỏ trong tay nhà sản xuất. Chuyện đó không ăn nhằm gì với thành phần vi sinh trong sản phẩm. Do đó đừng nghe lời quảng cáo.

    Nguyễn Thu Lan
    Nguyễn Thu Lan
    Trả lời 9 năm trước

    Mách bạn cách chọn sữa chua cho bé


  • Bé nhà chị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) được 9 tháng tuổi và chị muốn cho bé ăn sữa chua vì sữa giúp bổ sung các chất dinh dưỡng và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chị không biết bé nhà chị đã ăn được sữa chua hay chưa, nên chọn loạichọn sua cho benào và lượng sữa mỗi ngày bao nhiêu là đủ?

  • Khi nào trẻ có thể ăn sữa chua?
    Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé mới có thể ăn sữa chua vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu tiêu hóa được các thức ăn cứng từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa với lượng vừa phải hàng ngày. Lúc này, chị em có thể cho bé ăn sữa chua.


    Từ 6 tháng tuổi trở lên, bé có thể ăn sữa chua
    Sữa chua chứa protein, canxi, vitamin A, B, các khoáng chất và vi khuẩn có lợi rất tốt cho sức khỏe của bé.
    Bổ sung sữa chua cho bé vào chế độ ăn hàng ngày giúp trẻ đủ chất dinh dưỡng, phòng tránh bệnh khó tiêu, táo bón, đầy hơichướng bụng, thúc đẩy cơ thể hấp thụ các chất khác.

    Nên chọn loại sữa chua nào cho bé?
    Nhiều bà mẹ nghĩ trẻ em có thể dùng chung loại sữa chua với người lớn. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại sữa dành riêng cho bé với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn và hợp khẩu vị của bé.
    Mẹ nên chọn loại sữa chua giàu các dưỡng chất như canxi, protein, chất béo, khoáng chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé, độ pH chỉ nên dao động ở ngưỡng 4,5 vì dạ dày của trẻ còn rất non nớt. Thêm vào đó, bạn nên chọn loại sữa được cơ quan uy tín kiểm định để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé. Nếu không mua sữa chua, bạn có thể tự làm sữa chua cho bé từ sữa bột công thức và phù hợp với khẩu vị của bé.
    Mẹ nên chọn loại sữa chua dành riêng cho bé

    Nên cho trẻ ăn bao nhiêu sữa chua một ngày?
    Không phải vì trẻ thích ăn sữa chua mà bạn cho bé ăn nhiều vì sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Lượng sữa chua bé cần bổ sung hàng ngày tùy theo tháng tuổi:
    - Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên ăn 50-100ml
    -Trẻ 2-3 tuổi: từ 100-200ml
    - Trẻ từ 3 tuổi trở lên: 200-300ml

    Lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua
    - Không nên cho bé ăn sữa chua vào lúc đói hay trước bữa ăn vì các vi khuẩn có lợi trong sữa sẽ bị tiêu diệt và cũng không tốt cho dạ dày của bé.
    - Thời điểm tốt nhất là sau bữa chính, sau khi uống thuốc khoảng 2 tiếng sẽ giúp việc tiêu hóa cũng như hấp thu các dinh dưỡng hiệu quả. Hoặc mẹ nên cho bé ăn sữa chua trước khi đi ngủ để đảm bảo dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa và giúp bé ngủ ngon.
    Nên cho trẻ sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 2 tiếng
    - Không nên cho bé ăn sữa chua quá lạnh vì các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi phần nào và cũng khiến bé dễ đau họng. Thay vào đó, mẹ nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh và để 45 phút rồi mới cho bé ăn.
    - Hoặc một số bà mẹ thường cho sữa chua vào lò vi sóng rồi mới cho trẻ ăn. Thực tế, cách làm này sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và các dưỡng chất trong sữa. Vào mùa đông, bạn có thể ngâm hộp sữa chua vào nước ấm với tỉ lệ 2 sôi 1 lạnh, đảo đều rồi cho trẻ ăn.
  • MI Hoàng
    MI Hoàng
    Trả lời 9 năm trước

    Sữa chua là nguồn thực phẩm rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần cho bé ăn sữa chua đúng cách và vừa đủ, không phải cho bé ăn bao nhiêu và ăn lúc nào cũng được. Dưới đây là mốt cách giúp các mẹ cho con ăn sữ cho vừa tốt và vừa đúng cách.

    4 nguy hiểm khi cho con ăn sữa chua mà mẹ bé nên biết!

    Có nên cho bé ăn sữa chua hoặc nước cam ép vào bữa tối muộn?

    Những nguy hiểm bé phải đối mặt nếu ăn sữa chua đã hết hạn

    Quan niệm cho bé ăn càng nhiều sữa chua càng tốt là hoàn toàn sai lầm. Bởi nếuăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày của bé, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua bé sẽ bị lạnh bụng.

    Vì vậy,trẻ em dưới 1 tuổi thì không nên ăn sữa chua. Còn bé trên 1 tuổi chỉ nên ăn 100 – 250g sữa chua là hợp lí (tương đương 1 – 2 hộp).

    Sữa chua khi kết hợp với một số loại thực phẩm sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn như sữa chua ăn kèm dâu tây, bánh mì, bánh bao.Tuy nhiên, nếu kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh… có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày thậm chí có thể gây tử vong.

    Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đang đói

    Khi bụng của bé kêu réo đói cồn cào thì tốt nhất bạn khôngnên lấy sữa chua chống đói cho bé.Bởi vì khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, và tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều.

    Sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa cơm từ 1-2 tiếng, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.

    Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn

    Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất.

    Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ .Bạn có thể cho bé ăn sữa chua vào buổi tối (tốt nhất là trước 20 giờ)

    Không cho trẻ ăn sữa chua đã được làm nóng

    Không nên làm nóng sữa chua cho bé ăn, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết.

    Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên cho bé dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh.

    Tăng giá trị dinh dưỡng với sữa chua hoa quả

    Nếu bạn muốn cho bé thưởng thức một cốc sữa chua hoa quả ngon lành thì hãy tự tay xắt những miếng loại hoa quả tươi dầm cùng sữa chua để tạo nên một cốc sữa chua ngon lành mát bổ. Đừng tưởng sữa chua hoa quả đóng sẵn bên ngoài giàu dinh dưỡng hơn sữa chua thường bởi hoa quả trong đó đã qua bước chế biến khiến giá trị dinh dưỡng bị giảm đi nhiều.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Trả lời 9 năm trước

    Ăn sữa chua vào buổi tối là thời điểm giúp hấp thụ canxi tốt nhất. Những người làm việc văn phòng thì nên ăn sữa chua vào buổi chiều để

    Sữa chua không chỉ giữ lại tất cả những lợi ích của sữa, mà một số đặc điểm dinh dưỡng đã được điều chỉnh cho phù hợp và dễ hấp thu với cơ thể con người. Sữa chua chứa những giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể đã được nhiều người biết đến nhưng ăn sữa chua ở những thời điểm khác nhau ảnh hưởng tới sự hấp thụ dinh dưỡng không giống nhau thì không phải ai cũng để ý tới. Sữa chua có vai trò trong việc thúc đẩy tiêu hóa, và cung cấp canxi rất dồi dào. Vậy sữa chua uống vào thời điểm nào thì cơ thể hấp thu được nhiều canxi nhất?

    2 thời điểm vàng để ăn sữa chua trong ngày 1
    Ảnh minh họa
    Thời điểm 1: Ăn sữa chua buổi tối – hấp thụ canxi tốt nhất
    Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là uống canxi vào bữa tốitrước khi đi ngủ.
    Lý do:Từ buổi tối đến nửa đêm là thời điểm hàm lượng canxi của cơ thể thấp nhất nên rất có lợi cho sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Cũng trong thời điểm này, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi ít hơn.
    Lời khuyên:Lưu ý rằng khi dùng sữa chua vào buổi tối thì cần đánh răng kỹ sau khi uống hay ăn. Vì sữa chua và các chất có tính axit trong sữa có thể gây hại cho răng. Ngoài ra, nếu uống sữa chua trong trạng thái đói nó rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài. Ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ giảm kích thích, khiến sữa chua trong dạ dày được hấp thụ một cách từ từ hơn. Ngoài ra, uống sữa chua vào thời điểm trước khi đi ngủ (vốn đã cách xa bữa tối) để hoàn tất quá trình tiêu hóa và hấp thu cácchất dinh dưỡng, giảm tối đa kích ứng.
    2 thời điểm vàng để ăn sữa chua trong ngày 2
    Ảnh minh họa
    Thời điểm 2: Ăn sữa chua buổi chiều – chống bức xạ
    Những người làm việc văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với máy tính và bức xạ máy tính. Thậm chí ngay cả khi dùng bữa trưa ở nơi làm việc, ngồi ngay trước máy tính không còn hoạt động thì cơ thể cũng không ngừng bị bao phủ bởi bức xạ điện từ trong văn phòng thì sử dụng thời gian ăn trưa để uống một cốc sữa chua là rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, uống một cốc sữa chua vào buổi chiều cũng giúp bạngiảm căng thẳngtại nơi làm việc.
    Lý do:Một là, các nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin B có thể cải thiện khả năng chống lại tổn hại do bức xạ của cơ thể. Mà sữa chua lại rất giàu vitamin nhóm B. Ngoài ra, sữa chua còn có thể giảm thiệt hại bức xạ, ức chế tế bào lympho. Hai là, chất Tyrosine trong sữa chua giúp giảm bớt áp lực tâm lý, căng thẳng và lo lắng gây ra bởi sự mệt mỏi của con người.
    Sau một quá trình lên men axit lactic, protein trong sữa chua, peptide, axit amin và các hạt nhỏ khác trở thành tyrosine tự do, nhờ đó cơ thể càng dễ hấp thụ. Sau khi ăn trưa hoặc ăn kèm sữa chua trong bữa trưa còn giúp nhân viên văn phòng thư giãn và nạp năng lượng vào buổi chiều, giúp cải thiện hiệu quả công việc.
    Lời khuyên:Sữa chua tốt nhưng bạn không nên ăn quá nhiều vì nó có thể là nguyên nhân gây khó chịu chođường tiêu hóa. Cuối cùng, bạn phải luôn lưu ý đánh răng hoặc súc miệng thật kỹ sau khi ăn sữa chua để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
    Thu Hương
    Thu Hương
    Trả lời 9 năm trước

    Ăn nhiều càng tốt

    Quan niệm ăn càng nhiều sữa chua càng tốt cũng là hoàn toàn sai lầm. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua sẽ thấy lạnh bụng.

    Các chuyên gia khuyến cáo, người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250g sữa chua là hợp lí (tương đương 1 – 2 hộp). Còn trẻ em dưới 1 tuổi thì không nên ăn sữa chua.

    2. Kết hợp với thực phẩm nào cũng được

    Tuyệt đối không nên ăn cùng với thực phẩm gia công có dầu mỡ cao như lạp xường, xúc xích… Bởi vì trong thực phẩm thịt chế biến sẵn có thêm vào chất quặng ni-to-rat kali, chất này sẽ kết hợp với một chất ở trong sữa chua gây ra bệnh ung thư.

    3. Đói cũng ăn được sữa chua

    Khi bụng của bạn kêu réo đói cồn cào thì tốt nhất bạn đừng nên lấy sữa chua chống đói, bởi vì khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, và tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều.

    Sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa cơm từ 1-2 tiếng, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.

    Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.

    4. Sữa chua làm nóng không sao

    Không nên làm nóng sữa chua, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết.

    Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh.

    Khi mua, bạn nhớ xem kĩ thời hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.

    5. Ai ăn cũng tốt

    Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người hay bị đau bụng đi ngoài hoặc có vấn đề về đường ruột. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tuỵ cũng không nên ăn bởi sữa chua chứa nhiều đường sẽ khiến bệnh tình ngày càng nặng thêm.

    Sữa chua là thực phẩm thực sự tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, những người thường xuyên uống rượu, dùng thuốc kháng sinh....

    6. Sữa chua hoa quả nhiều dinh dưỡng hơn

    Nếu bạn muốn thưởng thức một cốc sữa chua hoa quả ngon lành thì hãy tự tay xắt những miếng loại hoa quả tươi dầm cùng sữa chua để tạo nên một cốc sữa chua ngon lành mát bổ. Đừng tưởng sữa chua hoa quả đóng sẵn bên ngoài giàu dinh dưỡng hơn sữa chua thường bởi hoa quả trong đó đã qua bước chế biến khiến giá trị dinh dưỡng bị giảm đi nhiều.

    Phan Tuấn
    Phan Tuấn
    Trả lời 9 năm trước

    Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn, do đó chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa và sữa chua sau 6 tháng tuổi. Về liều lượng và thời điểm ăn cũng cần phải khoa học và hợp lý. Sau đây các bác sĩ dinh dưỡng trẻ em sẽ tư vấn cách cho bé dùng váng sữa và sữa chua đúng cách, mời các bậc cha mẹ tham khảo.

    Váng sữa có tên tiếng Anh là “cream” nhưng không phải loại kem lạnh thông thường, mà là một chế phẩm sản xuất từ sữa tươi. Khi đưa sữa tươi vào máy ly tâm, lớp dưới cùng là bơ, lớp tiếp theo được tách ra váng sữa. 100kg sữa tươi mới sản xuất ra 1,25kg váng sữa. Nói vậy để biết, váng sữa thực sự rất hiếm và ít ỏi.

    Trong khi đó, nhiều loại váng sữa nhập khẩu từ Đức, Pháp… lại có thành phần chủ đạo là “sữa nguyên chất”, “sữa nguyên kem”, hoặc ghi chung chung là sữa… Tỉ lệ sữa nguyên kem trong một hộp “váng sữa” chiếm phổ biến 50-60%, thậm chí có loại lên đến gần 90% là sữa. Ngoài ra, các thành phần khác gồm hương liệu, chất tạo màu, bột ngũ cốc, đường, chất tạo đông…

    cho trẻ ăn váng sữa đúng cách 1

    Theo các chuyên gia ngành sữa, với tỉ lệ thành phần như vậy không thể gọi là váng sữa Có thể nhà sản xuất vẫn trộn một lượng cream nhưng không phải thành phần chính. Phó giám đốc một công ty chuyên phân phối váng sữa nhập cho biết “váng sữa” là tên gọi Việt hóa. Nếu gọi tên theo đúng quy trình sản xuất váng sữa từ 100kg sữa tươi mới ra 1,25kg váng sữa thì đúng là phần nhiều váng sữa nhập khẩu không phải là váng sữa.

    Về chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, bác sĩ cho hay, 6 tháng đầu hoàn toàn cho trẻ bú sữa mẹ. Sau 6 tháng sẽ cho ăn dặm với bột ngọt, bột mặn và các thực phẩm an toàn khác.

    Các loại váng sữa cho bé có trên thị trường

    Trên thực tế, váng sữa có rất nhiều loại và với những loại nguyên chất (có hàm lượng chất béo cực cao, dạng lỏng) thì chỉ nên dùng để pha chế vào thức ăn với số lượng ít, không nên cho trẻ ăn trực tiếp.

    Còn với váng sữa dành cho trẻ em thì thành phần sẽ thường gồm sữa nguyên kem, kem, đường, tinh bột biến tính, sữa bột tách kem và tuỳ vào từng nhà sản xuất mà sẽ bổ sung thêm quả phỉ, can-xi, hương vị… với chứng nhận của Bộ Y tế là thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng để trẻ phát triển khoẻ mạnh.

    Về mặt cảm quan, món ăn này sẽ có 2 lớp, phần váng (màu vàng) và phần kem (màu trắng) trong đó phần váng mang lại giá trị dinh dưỡng còn phần kem là làm cho món ăn trở nên thơm ngon và giúp trẻ dễ ăn hơn. Và thường thì phần váng (màu vàng) càng nhiều thì khả năng giữ nguyên khuôn khi đổ sản phẩm ra càng cao.

    “Phần váng mới là phần mang lại giá trị dinh dưỡng, phần kem là là phần làm cho mùi vị thơm ngon và dễ ăn hơn. Như vậy, đã là váng sữa thì phần váng (màu vàng) phải nhiều hơn kem (phần màu trắng)”, chuyên gia dinh dưỡng trẻ em cho biết.

    Về giá trị dinh dưỡng, do là lớp váng tách ra từ sữa tươi (100kg sữa tươi cho 1,2kg váng sữa) nên đạm, béo, năng lượng là thành phần chính trong váng sữa. Ngoài ra là các vitamin và khoáng chất như B12, B2, can-xi….

    Khi nào nên cho trẻ ăn váng sữa?

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bà mẹ nên cho trẻ sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng để bé có thể hấp thụ những dưỡng chất tốt nhất có trong sữa mẹ. Có nhiều trường hợp, các bà mẹ sợ con thiếu chất nên cho con ăn dặm sớm, tuy nhiên hệ tiêu hoá của bé dưới 6 tháng tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh để tiếp nhận và tiêu hoá các sản phẩm mới. Do vậy, bé dễ bị rối loạn tiêu hoá vì ăn bổ sung không đúng thời điểm. Theo đó, thời điểm bé có thể bắt đầu sử dụng váng sữa hay các sản phẩm ăn dặm khác là từ 6 tháng tuổi.

    Liều lượng váng sữa với trẻ trong 1 ngày thế nào là hợp lý?

    Là một chế phẩm từ sữa, váng sữa là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng nên có thể sử dụng ăn hàng ngày cho mọi lứa tuổi. Đối với trẻ nhỏ, nguyên tắc khi cho bé mới bắt đầu ăn là phải cho ăn từ ít đến nhiều, thông thường liều lượng thích hợp cho bé có thể như sau:

    - Từ 6-12 tháng: 20g – 55g/ngày (tương đương với 1/3 đến 1 hộp)

    - Từ 1-2 tuổi: 55g – 70g/ngày.

    - Trên 2 tuổi: 55g -110g/ngày.

    Tuy nhiên, cũng tùy vào cân nặng và khả năng hấp thu của mỗi trẻ khác nhau mà mẹ có thể điều chỉnh liều lượng ít hoặc nhiều để phù hợp cho bé.

    Đối với những bé bị dị ứng với sữa hay thiếu men hấp thu sữa, khi ăn váng sữa các mẹ cũng nên chú ý. Khi cho trẻ ăn, các mẹ cũng chú ý cho ăn dần dần từng ít một. Nếu có hiện tượng đau bụng thì có thể cho ngưng sử dụng váng sữa và nên tư vấn Bác sỹ dinh dưỡng.

    cho trẻ ăn váng sữa đúng cách 2

    Thời điểm nào trong ngày thích hợp nhất để sử dụng váng sữa?

    Là một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng nên có thể sử dụng bất kể thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, để tránh trường hợp bé bị nôn trớ, các mẹ có thể cho bé ăn sau bữa ăn chính khoảng 1h để bé không bị quá no.

    Bé bị đau bụng, tiêu chảy có ăn được váng sữa không?

    Khi bé bị đau bụng hay tiêu chảy là lúc hệ tiêu hoá đang bị tổn thương, do đó các mẹ cần phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn trong thực đơn hàng ngày của bác sỹ cho đến khi khỏi bệnh. Không nên sử dụng váng sữa trong giai đoạn này.

    Được biết váng sữa có vị béo ngậy, nên nhiều mẹ khi cho bé ăn đã trộn với các thực phẩm khác như hoa quả hoặc sữa chua để bé có thể ăn dễ dàng hơn. Theo chuyên gia, váng sữa có thể trộn được với các loại thực phẩm này?

    Việc trộn váng sữa với hoa quả hay sữa chua thì hoàn toàn không có phản ứng gì xảy ra. Tuy nhiên, các mẹ không nên trộn lẫn váng sữa với các loại thực phẩm khác vì có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa, gây đầy bụng, khó tiêu cho bé.

    Đối với sữa chua

    Sữa chua có vị ngọt mát và nhiều hương vị trái cây: chuối, đào, dâu…Sữa chua cung cấp vi khuẩn có lợi, tạo sự cân bằng cho vi khuẩn có lợi, tạo sự cân bằng cho vi khuẩn trong đường ruột , giảm vi khuẩn có hại.

    Giúp bé ăn ngon miệng: vitamin B trong sữa chua kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miêng với trẻ nhỏ, sữa chua có tác dụng tiêu hóa đường lactose giúp trẻ dung nạp thức ăn tốt hơn.

    Tăng cường hệ miễn dịch. Giúp hạn chế bệnh về hô hấp liên quan đến vi-rút, ngoài ra sữa chua Gervais còn cung cấp vi khuẩn có lợi giúp ngăn ngừa chứng viêm loét dạ dày.

    Các mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua sau 6 tháng tuổi.

    Kinh nghiệm cho bé ăn váng sữa như thế nào là hợp lý?

    (Mẹ bé Heo): Các mẹ ơi, em được biết váng sữa là một thành phần quí báu được lấy ra từ sữa: trong 100 ml sữa chỉ lấy được khoảng 3% váng sữa thôi. Thành phần dinh dưỡng thì khỏi phải bàn luôn, váng sữa rất tốt cho trẻ em vì có nguồn chất béo từ sữa, bao gồm cả các axit béo bão hòa và chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe và giàu năng lượng. Thêm nữa còn bổ sung canxi và các vitamin cho bé. Váng sữa, cũng như những thực phẩm khác, cần được đưa vào khẩu phần ăn của bé một cách hợp lý.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi đấy các mẹ ơi. Váng sữa cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cao nên sẽ tốt cho trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Như vậy thì một ngày mình nên cho bé ăn bao nhiu váng sữa là hợp lý vậy các mẹ? Khi mua váng sữa thì mình nên chú ý những tiêu chuẩn nào?

    (Mẹ bé Mimi): Mình đang cho bé ăn váng sữa hàng ngày. Điều mình quan tâm khi mua váng sữa là: nguồn gốc rõ ràng. được chứng nhận an toàn thực phẩm. đặc biệt là không có chất bảo quản.

    (Mẹ bé Susu): Hồi mình còn ở Việt Nam, thấy mọi người hay nói cho con ăn váng sữa, thật sự mình không biết nó là gì vì lúc đó chưa có con. Đến khi lấy chồng, qua Pháp sinh sống và có con thì mới để ý và tìm hiểu xem mua váng sữa ở đâu cho con ăn, vì mọi người ở VN ca ngợi váng sữa lắm, như là một nguồn dinh dưỡng thiết yêu cho trẻ em vậy. Mà cũng thấy nhiều người quảng cáo váng sữa của Pháp, nên nghĩ mình ở Pháp chẳng nhẽ không tìm hiểu để mua cho con ăn.

    Nhưng hỏi tất cả các bà mẹ bên đây đều không biết váng sữa là cái gì, vào siêu thị mô tả bọn nhân viên siêu thị cũng không biết. Cuối cùng lần mò tìm hiểu, thì ra đó là một loại đồ ăn tráng miệng, luôn nằm trong black list cho trẻ em, không lần nào đi check up mà bác sĩ không dặn dò là hạn chế cho con ăn mấy thứ đó nhé, quá nhiều đường, quá nhiều fat, ….. mà con mình đâu phải to béo gì cho cam, 1 tuổi có 8kg5 thôi, nhưng cái chính là đường đó, fat đó ko có lợi cho sức khỏe.

    (Mẹ bé Panda): Mình thì lại nghĩ khác. Trước hết là về thể chất và điều kiện sống (về mặt khí hậu, thỗ nhưỡng,…) của mỗi vùng là khác biệt. Vì thế mà có những thức ăn/uống phù hợp với từng quốc gia riêng biệt và thậm chí khác biệt ở mỗi thành phố/vùng trong 1 quốc gia nữa. Chính vì vậy mà cũng không thể nói cách nuôi con ở Pháp hay các nước phát triển hơn là tốt hơn hoàn toàn cách nuôi con ở Châu Á hay tính riêng là Việt Nam được.

    Với sự phát triển như hiện nay thì ngay cả sữa uống cũng đã có hàng trăm loại dành cho bé rồi, cũng từ Pháp, từ Mỹ nhưng nhiều khi hàng Việt Nam các bé lại uống hợp khẩu vị và kích thích ăn/phát triển mau lớn hơn. Mình cũng chưa được biết rõ nguồn thông tin như bạn đã nêu nhưng theo ý kiến của mình, trừ phi sản phẩm không bị cấm chính thức theo tổ chức y tế thế giới… thì mới chắc chắn là hoàn toàn không thể dùng được.

    - See more at: http://andamchobe.com/kinh-nghiem-cho-be-an-vang-sua-va-sua-chua-dung-cach/#sthash.0Lo42xLu.dpuf

    Hồng Phước
    Hồng Phước
    Trả lời 9 năm trước
    Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Nhưng không phải ai cũng biết khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua và ăn bao nhiêu là đủ.
    tieu thuyet|anh girl xinh|tin tuc phimđồng hồ nam|dong ho|tổ chức sự kiện|bep ga|Mat bich inox|vest nam|quảng bá website|cửa nhựa lõi thép

    Nhiều dinh dưỡng, dễ hấp thu

    Trong thành phần sữa chua, các chất đạm, chất béo có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.

    Cách cho trẻ ăn sữa chua tốt nhất 1

    Ảnh minh họa


    Sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể:trong 100g sữa chua chứa khoảng 100Kcal (bằng khoảng ½ bát cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất đạm (3,1g), chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ…

    Cho trẻ dùng sữa chua khi nào?

    Nên bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua khi bé được 6 tháng tuổi. Chọn loại sữa chua nguyên kem cho bé là tốt nhất, vì bé cần chất béo để phát triển đầy đủ, Tùy theo độ tuổi mà lượng sữa chua cung cấp cho thể khác nhau:

    - 6 - 10 tháng tuổi: 50g/ngày.

    - 1 - 2 tuổi: 80g/ngày.

    - Trên 2 tuổi: 100g/ngày.

    Lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ

    Phân biệt rõ chủng loại: Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường acid chua, acid chanh hoặc acid táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này chứa ít chất dinh dưỡng hơn, vì vậy, hãy nên chọn lựa kỹ trước khi mua.

    Dùng sau bữa ăn: Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 5,4, khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ = 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể.

    Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH có thể tăng lên từ 3 - 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.

    Súc miệng ngay sau khi ăn: Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy, nên súc miệng ngay sau khi ăn.

    Không nên dùng nóng: Khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.

    Không dùng chung với các loại thuốc: Các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.