Người cao huyết áp ăn gì để an toàn ngày Tết?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 10 năm trước
Các món ăn ngày Tết thường nhiều muối, đường, cholesterol... đều là thực phẩm có hại cho người bệnh huyết áp, rối loạn mỡ máu.

Chế độ ăn kiểm soát huyết áp ở người tiểu đường

Huyết áp cao, phải làm gì để tránh đột quỵ?

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Ngọc Vân, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, đặc điểm chung các món ăn ngày Tết là nhiều muối (giò lụa, giò thủ, xúc xích, lạp xưởng, tôm khô, khô bò, khô mực, dưa món, củ kiệu…), nhiều đường (bánh kẹo, mứt, nước ngọt có gas…), nhiều cholesterol (các loại thịt mỡ, xúc xích, dăm bông…), nhiều năng lượng (bánh tét, bánh chưng, thịt kho tàu), nhiều chất kích thích, rượu bia, ít rau củ quả.

Video bệnh cao huyết áp

Trong khi đó, yêu cầu dinh dưỡng cho người tăng huyết áp là phải ít muối, ít đường, ít cholesterol, hạn chế năng lượng, nhiều kali, đủ canxi, không rượu bia thuốc, thuốc lá. Vì thế, người cao huyết áp cần phải đặc biệt thận trọng khi lựa chọn thực phẩm.

Infographic hướng dẫn ăn uống an toàn ngà​y Tết cho người cao huyết áp.

Infographic hướng dẫn ăn uống an toàn ngày Tết cho người cao huyết áp. Xem chi tiết

Lời khuyên cho người cao huyết áp trong những ngày Tết là phải hạn chế thức ăn giàu năng lượng, hạn chế tối đa món ăn chế biến sẵn có nhiều muối, giảm món ăn nhiều dầu mỡ và cholesterol. Người bị cao huyết áp cũng cần hạn chế thức uống có cồn như rượu, bia; thay thức uống có gas bằng các loại nước ép trái cây. Bữa ăn người bệnh nên luôn có rau tươi, ăn nhiều trái cây tươi, uống thêm 1-2 ly sữa, ăn ngủ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya. Đặc biệt, người bệnh huyết áp nhớ uống thuốc huyết áp đều đặn theo toa.

Theo PGS. TS Lê Bạch Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cao huyết áp là kẻ giết người thầm lặng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, cao huyết áp là bệnh nguy hiểm nhất trong thế kỷ 21. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân cao huyết áp tăng 25% mỗi năm. Cao huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm khi bệnh nhân đồng thời bị rối loạn mỡ máu mà nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm hoạt động của receptor tế bào.

Chế độ ăn ảnh hưởng nhiều đến bệnh. Ăn mặn quá làm giữ muối trong cơ thể, khối lượng tuần hoàn tăng lên làm huyết áp tăng. Chế độ ăn có mỡ bão hòa, nhiều béo đạm, nhiều cholesterol gây rối loạn mỡ máu, thành mạch dễ bị xơ vữa làm hẹp lòng mạch, lắng thêm canxi làm cứng thành mạch thì huyết áp sẽ tăng. "Phải có chế độ ăn cân đối, tăng rau củ quả”, PGS Mai khuyên.