Dinh dưỡng khắc phục các chứng huyết áp thấp?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 11 năm trước

Ít ai ngờ huyết áp thấp - được xem là “sát thủ giấu mặt” - có ảnh hưởng đến sức khỏe không kém huyết áp cao. Đông y gọi huyết áp thấp thuộc chứng “hư tổn”.

Nguyên nhân là do khí huyết hư. Huyết hư khiến sự nuôi dưỡng tại não bị thiếu hụt, gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung suy nghĩ, sắc mặt nhợt nhạt, khi thay đổi tư thế có thể xảy ra choáng váng, nặng hơn là thoáng ngất hoặc ngất... Ngoài chế độ tập luyện, ăn uống đúng bữa, ta còn cần chú ý đến các thức ăn bài thuốc thông dụng giúp khắc phục các triệu chứng bệnh, cải thiện sức khỏe.

Bài 1: 200g thịt bò tươi, rửa sạch, băm nhỏ, nêm gia vị như muối, tiêu, ba lát gừng. Ướp khoảng 15 phút và đem chưng cách thủy. Ăn trong ngày. Một tuần ăn khoảng một - hai lần, tùy mức độ hấp thu của cơ thể.

Bài 2: Nấu cháo gạo nếp, cho vào 15g câu kỷ tử. Nấu cho nhừ, ăn nhiều lần trong ngày. Một tuần ăn một lần.

Bài 3: Nấu cháo thịt bò, nên ăn khi cháo còn ấm, có thể ăn vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Tác dụng bổ huyết hư.

Bài 4: Năm quả trứng cút luộc chín, bóc bỏ vỏ, cho vào nồi với 50g hải sâm rửa sạch, hầm chín, nêm ít muối, dầu ăn (Chú ý: người bị dị ứng với trứng cút thì không nên dùng bài thuốc này).

Bài 5: Đại táo 12g (khoảng ba – bốn trái), hạt sen 30g, gừng ba lát. Sắc nước uống trong ngày. Uống trong một tuần lễ.

Bài 6: Nếu bạn thích ăn ngọt và không bị đái tháo đường, bạn nên ăn chocolate sữa. Chocolate là thực phẩm có chức năng bổ dưỡng nhờ hàm lượng khá cao của kali, vôi, phosphor, magnesium, kẽm, đồng, mangan… Tuy nhiên, những người có triệu chứng cơ thể mệt mỏi, đoản khí (thiếu hơi), hoa mắt, chóng mặt, nên ăn thêm:

- Một con lươn, bỏ ruột, rút bỏ hai cọng chỉ bên cạnh cột sống của lươn, làm sạch, 100g thịt nạc, 20g huỳnh kỳ, tất cả cho vào nồi hầm. Khi ăn, ăn thịt và nước, bỏ huỳnh kỳ (huỳnh kỳ là vị thuốc bổ khí).

- 100g thịt nạc heo, rửa sạch, băm nhỏ xào qua, nấu với 10g đãng sâm. Nấu thành canh để ăn.

- 10g câu kỷ tử, 10 trái táo đỏ (đại táo). Rửa sạch. Cho nước vào nấu sôi khoảng 30 phút. Một trứng gà, đánh tan đều, nêm ít nước mắm, đổ vào nước táo và câu kỷ tử nói trên, sôi khoảng 10 phút là ăn được.

Ngoài ra, không sử dụng các thức uống có cồn như bia, rượu, các loại nước có gas. Khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, bạn nên đứng lên từ từ để tránh hoa mắt, chóng mặt.

Lê Hồng Cường
Lê Hồng Cường
Trả lời 11 năm trước

Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc sống sau:

Về ăn uống: Tuy giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.

Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.

Nên ăn hơi mặn một chút để gây giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.

Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.

Về tập luyện: Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt.

Tập phải thường xuyên, tùy sức, không tập cố, không tập khi đói cũng như ngay sau khi ăn no. Riêng đi bộ nhanh có thể tập hằng ngày.

Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm các ổ nhiễm khuẩn mạn như sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm đường mật... Phòng tái phát viêm họng mạn bằng các biện pháp giữ ấm cơ thể, súc miệng nước muối...