Thói quen ăn uống như thế nào tốt cho sức khỏe?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chú ý xây dựng những thói quen dưới đây sẽ giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng cả ngày.

1. Xây dựng thói quen uống nước

Nếu cơ thể thiếu nước, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Buối sáng vừa thức dậy uống một cốc nước vừa để thanh lọc bên trong vừa thêm được“thuốc bôi trơn” cho lục phủ ngũ tạng. Mỗi ngày ít nhất chúng ta nên uống 1 lít nước nhưng uống quá nhiều nước lại không có lợi đâu nhé.

2. Chú ý ăn sáng

Nghiên cứu của Mỹ cho thấy những người không ăn sáng thường thừa cân, hay ngáp, làm việc gì cũng không có hứng thú. Người chú trọng ăn sáng thì sinh lực tràn đầy, hình thể cũng tương đối hài hòa, cân xứng. Bữa sáng kiểu Tây mạnh khỏe và dinh dưỡng nhất là: 2 miếng bánh mỳ được làm thuần túy từ lúa mỳ, một miếng cá hồi nướng và một quả cà chua. Bánh mỳ hàm chứa phong phú chất xơ và cacbonhydrate, chất lycopene trong cà chua có lợi cho sự phát triển của xương cốt, đồng thời rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh về tiền liệt tuyến. Trong cá hồi chứa phong phú acid béo Omega-3 và protein càng có ích cho cơ thể.

3. Bữa phụ lúc 10 giờ

Mặc dù đã có một bữa sáng chất lượng nhưng đến khoảng 10h30 sáng, nguồn đường tích trữ của ngày hôm trước đã được dùng gần hết. Nếu bạn muốn dùng thời gian còn lại trong một ngày giống như vừa mới “nạp điện” thì lúc này cần ăn một miếng socola hoặc mấy chiếc bánh quy hay một cái gì đó.

Ăn nhẹ giờ này ngoài tác dụng bổ sung thêm năng lượng còn có thể tránh được tình trạng ăn và uống quá nhiều vào buổi trưa.

4. Uống cà phê sau bữa trưa

Sau bữa trưa, hoóc-môn “buồn ngủ” trong cơ thể tăng lên, đây là lúc dễ buồn ngủ nhất. Lúc này bạn hãy uống 1 ly cà phê hay trà nếu muốn tiếp tục làm việc.

5. Khống chế tửu lượng

Uống rượu xong bạn có cảm giác dễ ngủ nhưng thực sự là mắt thì nhắm nhưng đồng tử lại chuyển động không ngừng.

Vậy nên đừng uống rượu trước giờ ngủ 2 tiếng. Uống bia vào bữa ăn tối cũng chỉ nên 1-2 cốc.

6. Bổ sung thêm Sắt

Nếu dự trữ sắt trong cơ thể quá thấp sẽ khiến lượng hồng cầu sản sinh kém, gây thiếu “phương tiện” để vận chuyển ôxy, từ đó sinh cảm giác mệt mỏi.

Cách bổ sung chất sắt tốt nhất là thông qua các thực phẩm như gan, thận động vật, thịt nạc, lòng đỏ trứng, gà, cá, tôm và các loại đậu.

7. Ăn thực phẩm giàu chất xơ khi lái xe

Lạc, nho khô là những thực phẩm nên trữ sẵn trong xe ô tô bởi những thực phẩm này rất giàu Kali và cơ thể chúng ta cần Kali để chuyển hóa đường trong huyết dịch thành năng lượng.

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 13 năm trước

Thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe của các quốc gia trên thế giới

Khi nói đến ăn uống, nhiều người thường có ý nghĩ là người Mỹ thường có khuynh hướng ăn nhiều, vượt quá giới hạn cho phép.

Với người Mỹ, tốc độ ăn uống càng nhanh càng tốt, do đó mới có loại hình “fast-food” ra đời… nhưng mặt khác vì ăn nhanh, ăn nhiều cho nên người Mỹ có khuynh hướng tăng cân nhanh và dẫn đến căn bệnh béo phì.
Trong khi đó tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, nơi mà người dân địa phương thường có khuynh hướng chế biến những bữa ăn theo một bảng công thức các nguyên liệu thực phẩm đã định lượng, cũng như cách thức trình bày món ăn tinh tế nhằm giúp cho các thành viên trong gia đình tìm thấy được niềm vui trong ăn uống. Sau đây là những thói quen ăn uống đem lại sức khoẻ cao nhất của các quốc gia trên thế giới:

Người Ba Lan: Ăn ở nhà, tốt hơn hàng quán ngoài đường

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì người Mỹ có nhu cầu ăn uống hàng quán chiếm đến 37% trong nhu cầu ăn uống hàng ngày của họ, thế nhưng tỷ lệ này chỉ là 5% đối với người Ba Lan. Ăn uống hàng quán chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh béo phì ở Mỹ gia tăng: Các nhà hàng thường bán quá nhiều thức ăn, đặc biệt nhiều thức ăn có đạm và dầu mỡ cao.
Bằng việc ăn uống tại nhà (phải là thức ăn tự chế biến), chúng ta không chỉ kiểm soát các thành phần thực phẩm cần thiết cho dạ dày mà còn tiết kiệm tiền bạc, nhưng trên tất cả là chúng ta có nhiều thời gian hơn để trải nghiệm nhiều hơn cuộc sống tinh thần với các thành viên trong gia đình.

Người Châu Phi: Chú trọng thức ăn là các loại hạt

Là nguồn thực phẩm giàu chất đạm và tốt cho sức khoẻ, các loại hạt thực vật là nguồn dưỡng chất quan trọng, hữu ích để thay thế cho thịt động vật và thịt gia cầm. Ở Châu Phi, đặc biệt là ở Gambia, đậu phộng là thực phẩm bổ sung khá thông dụng phòng ngừa sự thiếu hụt rau quả, đậu phộng được sử dụng cho nhiều món xúp và thức ăn hầm nhừ, đó là lý do giải thích vì sao không có hiện tượng người mắc bệnh béo phì tại quốc gia này, và cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư thấp nhất thế giới.

Người Brazil: Cơm nấu kèm các loại đậu hạt

Người Mỹ hay có quan niệm cho rằng những thực phẩm giàu tinh bột là kẻ thù của mình, nhưng theo một nghiên cứu mới nhất được xuất bản trên tờ Nghiên cứu bệnh Béo Phì của Mỹ thì chế độ dinh dưỡng tập trung nhiều vào cơm gạo và các loại đậu hạt (trái ngược với chế độ dinh dưỡng của người phương Tây) lại được người dân Brazil chủ trương tán thành, chí ít là nó giúp người ta giảm cân xuống xấp xỉ 14 %. Cơm nấu đậu chứa rất ít chất béo nhưng lại giàu chất xơ, làm cân bằng lượng đường huyết trong máu, khiến cho tâm thần ổn định, thoải mái.

Người Thái Lan và Malaysia: Chú trọng thức ăn giàu gia vị

Nét đặc trưng trong văn hoá ẩm thực của người Thái Lan đó chính là vị cay nồng của ớt, mặc dù ớt cay nhưng nó chính là giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất dinh dưỡng và làm giảm quá trình ăn (nếu lỡ thèm thuồng). Ở Malaysia, bột nghệ là một loại cây gia vị, mọc rất nhiều trong hầu hết các khu rừng nhiệt đới hoang dã, trong bột nghệ có một chất gọi là “curcumin”, theo một nghiên cứu của trường đại học Tufts (Massachusetts, Mỹ) thì chất Curcumin có thể làm triệt tiêu sự hình thành của các tế bào không mong muốn cũng như làm “đốt cháy” lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.

Người Đức: Chú trọng bữa ăn sáng giàu chất dinh dưỡng

Theo một lẽ hơi khác thường rằng việc hấp thụ nhiều calori có thể khuyến khích cho việc giảm cân, thông qua việc chuẩn bị một bữa ăn sáng cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng với trứng gia cầm luộc chín, bánh mì ngũ cốc và trái cây tươi, chính là làm đẩy mạnh việc trao đổi chất, thúc đẩy sự hoạt hoá ở vùng trung tâm của não người, giúp người ta kìm hãm niềm đam mê trong việc hấp thụ những thức ăn nhiều calorie tại những bữa ăn còn lại trong ngày.

Người Ấn Độ và Hà Lan: Rèn luyện sự dẻo dai của chân tay

Ở Mỹ, đại bộ phận dân cư thường có thói quen sử dụng xe hơi trong việc đi lại, thậm chí người Mỹ còn “lười” đến nỗi đi mua hàng tạp hoá cũng bằng xe hơi mặc dù nhà mình cách đây chỉ vài dãy nhà. Ngược lại, ở Hà Lan, xe 2 bánh rất được yêu chuộng, số lượng xe đạp ở Hà Lan nhiều hơn cả số dân cư, ước tính khoảng 54 % người dân Hà Lan sử dụng xe đạp trong các hoạt động sống trong ngày. Tính trung bình là việc đạp xe có thể “đốt” khoảng 550 calori năng lượng/giờ.
Ở Ấn Độ, người dân lại có thói quen tập Yoga để “đốt cháy” lượng mỡ dư thừa trong người, tăng cường sự dẻo dai và mở mang trí tuệ. Trong khi đó tại Mỹ, người ta chỉ nghĩ đơn thuần là tập Yoga để giảm trầm cảm, nhưng thực sự tập Yoga giúp giảm cân hiệu quả: Yoga giúp làm săn chắc cơ bắp và làm đẩy mạnh quy trình trao đổi chất.

Người Hy Lạp và Châu Á: Hạn chế ăn thịt động vật

Tương phản với việc ăn thịt bò bít-tết và khoai tây trong nhu cầu ăn uống của người Mỹ, biểu đồ kim tự tháp dinh dưỡng của một số quốc gia vùng Địa Trung Hải như Hy Lạp chẳng hạn, lại có khuynh hướng hạn chế ăn thịt. Họ chủ trương dùng dầu ôliu, dùng các loại rau như bông a-ti-sô, rau bi-na, quả cà tím, hành tây và cà chua. Các loại thực phẩm giàu chất đạm như đậu xanh và các loại hạt. Thịt động vật được xem là thực phẩm bổ sung, không phải là thức ăn chính. Tương tự như vậy tại các quốc gia Châu Á, thịt chỉ đơn thuần là thực phẩm phải có cho có lệ, không thông dụng trong bữa ăn hàng ngày. Người Châu Á hấp thụ chất đạm từ cá và đậu nành, nhiều loại rau, gạo, các loại mì và các món canh.

Người Nam Phi: Uống Hồng Trà Rooibos

Có vị ngọt thanh và hương thơm quyến rũ hơn hẳn trà Xanh bình thường, Hồng Trà Rooibos được tin là có khả năng ngăn ngừa sự mất nước rất tốt. Thành phần của Hồng trà Rooibos có chứa chất Catechin, các thành phần chất kháng độc, giúp giảm mỡ dư thừa ở vùng bụng.

Người Hungary: Ăn rau dưa muối chua hàng ngày

Ăn các loại rau dưa muối có thể làm giảm cân, duy trì vóc dáng thon mảnh. Tại sao vậy? Thứ nhất thành phần chính trong các món dưa muối chính là nước giấm, và thành phần chính trong giấm là axít acetic, thứ axít này có nhiều công dụng tốt cho cơ thể như làm hạ huyết áp và ngừa việc lên cân. Người Hungary có thói quen ăn dưa chuột ngâm cùng những loại rau dưa muối khác như cải bắp, cà chua và ớt chuông.

Người Châu Âu và Mexico: Thói quen ăn trưa nhiều hơn ăn tối

Người Mỹ thường chểnh mảng ăn điểm tâm sáng, ăn trưa nhẹ nhàng và tập trung ăn nhiều vào buổi tối. Nhưng việc ăn quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ chính thực ra không giúp ích cho việc trao đổi chất của cơ thể. Ngược lại, người Châu Âu và Mỹ La Tinh lại có thói quen ăn bữa trưa thật đầy đủ chất dinh dưỡng, tiếp đến ăn tối lại nhẹ nhàng. Điều đó giúp cho bạn cảm nhận sự đói bụng thật sự khi thức giấc vào buổi sáng, nếu đã ăn no vào tối qua thì buổi sáng ngày hôm sau bạn có thể chểnh mảng ăn sáng nhưng buổi sáng lại chính là buổi làm việc mệt nhất trong ngày.

Người Pháp: Ăn chậm, Nhai kỹ và Tự cảm nhận

Khoảng 28% gia đình người Mỹ thường có thói quen ăn tối cùng nhau, trong khi đó tỷ lệ này là 92% đối với các gia đình người Pháp. Ăn tối và trò chuyện lẫn nhau sẽ giúp ăn ngon miệng, thư giãn cả thể chất và tinh thần, nói chuyện trong khi ăn tối còn làm ngăn ngừa việc hấp thụ quá nhiều calori dễ dẫn đến hiện tượng béo phì.

Người Nhật và Hà Lan: Cá là thực phẩm chính trong các bữa ăn

Người Nhật ăn cá nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, nhưng thực ra dân Hà Lan cũng là những người rất “sát” cá, ước tính dân Hà Lan đã ngốn trung bình khoảng 85 triệu con Trích/năm. Cá chứa rất dồi dào các thành phần axít béo omega-3 đóng vai trò đảm nhiệm các chức năng hoạt động của não, cải thiện sức khoẻ của hệ tim mạch và làm giảm thiểu chỉ số các hoóc-môn gây bệnh trầm cảm.

Người Nhật Bản: Ngừng ăn trước khi cảm thấy no

Dân cư hòn đảo Okinawa của Nhật nổi tiếng bởi sự trường thọ khi nó nằm trong danh sách “5 Thánh địa Trường thọ nhất thế giới”, họ có một cơ chế kiểm soát calori khá hiệu quả, gọi bằng cái tên là “hara hachi bu”, nó có nghĩa là bạn chỉ ăn cho đến khi cảm thấy vừa no là dừng, không ăn cho đến khi no thật sự mới dừng. Lý do ăn uống kỳ lạ này tỏ ra hợp lý ở chổ, nếu ăn no thật sự, ít nhất bạn sẽ cảm nhận ách ở vùng dạ dày nhìn chung không tốt cho sức khoẻ.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Nước tuy tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng không phải loại nước nào mẹ bầu cũng nên uống. Sau đây là một vài thức uống vừa ngon miệng, vừa giúp mẹ bầu giải khát lại bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

1.Nước lọc

Trong thai kỳ điều quan trọng là mẹ bầu không được để cơ thể mất nước, vì điều này có thể dẫn tới chóng mặt. Nước giúp hấp thu những chất dinh dưỡng vào cơ thể mẹ và bào thai tốt hơn và giúp mẹ bầu giảm chứng phù nề.

Nếu mẹ bầu cảm thấy uống nước lọc thật nhạt nhẽo và không mấy hứng thú, khi ấy hãy thử cho vào cốc nước của mình một vài lát chanh để tạo hương vị mới. Hoặc nếu mẹ bầu thích những hương vị khác cũng có thể làm với cách tương tự.

Ngoài ra, mẹ bầu chỉ nên uống mỗi ngày khoảng 4 lít nước lọc, tối đa là 4,8 lít một ngày. Các mẹ cũng chú ý không nên lạm dụng mà uống quá nhiều nước, bởi như vậy có thể sẽ gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu.

Đồ uống bổ cho mẹ bầu - 1

Nước lọc rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu (Hình minh họa)

2.Trà xanh

Trà có chứa thành phần có lợi cho cơ thể con người, trong đó có polyphenol, dầu thơm, chất khoáng, protein, vitamin và chất dinh dưỡng khác.

Phụ nữ mang thai mỗi ngày có thể uống 3-5 gram trà, đặc biệt là trà xanh hay còn gọi là chè tươi để tăng cường chức năng tim và thận, thúc đẩy lưu thông máu, giúp tiêu hóa dễ dàng, phòng chống phù nề khi mang thai. Trà xanh còn rất giàu kẽm, có thể thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu uống trà quá nhiều có thể gây thiếu máu trong thời kỳ thai nghén, bào thai sẽ thiếu sắt và sau này có thể mắc bệnh thiếu máu bẩm sinh. Trà còn chứa acid tannic, có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt và canxi của thai nhi.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai tốt nhất không nên uống hồng trà, hay trà đen, vì trong mỗi 500g trà này có chứa 2-5% caffeine, sẽ là chất kích thích không tốt, gây hại cho sự phát triển của bé.

3. Nước cam

Nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.

Trong nước cam chứa nhiều folic acid nên rất tốt cho phụ nữ có thai, nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.

Ngoài ra, nước cam còn có canxi giúp răng và xương mạnh mẽ, chắc khỏe. Đặc biệt, đối với những phụ nữ mang thai nhưng không uống được sữa, nước cam là sự lựa chọn thay thế tuyệt vời.

Mẹ bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày chị em có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc uống cách một ngày cho đỡ chán.

Đồ uống bổ cho mẹ bầu - 2

Mẹ bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước, không cần thêm đường (Hình minh họa)

4. Nước dừa

Nước dừa non rất giàu clorua, kali và magiê và chứa 1 lượng đường, muối và protein hợp lý. Kali giúp điều chỉnh huyết áp và nhanh chóng giải cơn khát do cơ thể bị mất muối. Nó cũng rất hữu hiệu trong việc thay thế nước điện giải khi bị tiêu chảy. Không chất béo, cholesterol và hơn thế, nó còn giúp cải thiện các cholesterol tốt trong cơ thể.

Khi mang thai, chứng táo bón, đầy bụng và ợ hơi là những vấn đề thường gặp ở bà bầu, mỗi ngày một cốc nước dừa tươi có thể giúp bạn khắc phục được điều này. Ngoài ra, nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Khi uống nước dừa các mẹ nên uống trong ngày, không nên uống trước khi đi ngủ và nên uống từ từ chứ không nên uống hết cả cốc nước một lúc.

5. Nước thanh long và lê

Qủa thanh long chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ giúp đào thải chất độc trong cơ thể.

Qủa lê mọng nước, giải khát rất tốt, lượng đường chỉ có 9.3% và cũng chỉ có 0.16% acid.

Uống nước thanh long và lê mỗi ngày giúp điều hòa môi trường dịch trong dạ dày, giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn khi mang thai.

6. Nước mía

Đồ uống bổ cho mẹ bầu - 3

Nước mía giúp mẹ bầu giảm chứng buồn nôn (Hình minh họa)

Mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị nhiều mẹ bầu mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết. Trong mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ.

Ngoài ra, với những bà bầu hay buồn nôn, có thể sử dụng nước mía như một bài thuốc để giảm những triệu chứng này: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 – 3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng.

7. Trà bạc hà

Trà bạc hà với hương thơm dễ chịu sẽ giúp mẹ bầu sảng khoái và thư giãn. Vị the mát của lá bạc hà giúp hơi thở thơm tho hơn, chữa chứng đau bụng bất thường khi mang thai và là chống lại chứng mất ngủ khó chịu. Ngoài ra, trà bạc hà còn giúp mẹ bầu kiểm soát cơn nghén hiệu quả, đặc biệt là cơn nghén vào buổi sáng.

Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên chú ý khi cho thêm các loại hoa quả như vài lát chanh, cam, táo, dứa, lê,… những loại thảo dược như quế,… vào trà để uống. Bởi không phải tất cả loại hoa quả, thảo mộc được sử dụng chung với trà đều an toàn với sức khỏe của bà mẹ và em bé. Nhiều trường hợp, thành phần có trong trà và các loại phụ gia cho thêm có thể kỵ nhau, tạo thành độc tố với cơ thể.

Cuối cùng, dù trà bạc hà có lợi cho bà bầu, nhưng cũng không nên lạm dụng. Trong các loại trà đều có chứa caffein nên sẽ gây hại cho bà mẹ và em bé nếu sử dụng nhiều.

8. Nước ép cà rốt

Đồ uống bổ cho mẹ bầu - 4

Nước ép cà rốt trông thật hấp dẫn (Hình minh họa)

Nước ép cà rốt rất giàu beta-carotene, vitamin nhóm B, kali, can-xi, coban và một số khoáng chất khác. Các mẹ hãy ăn một số thực phẩm giàu chất béo trước khi uống nước cà rốt để tăng khả năng hấp thụ các vi chất trong cà rốt tối đa. Ăn sa lát cà rốt với dầu trộn là cách tốt nhất đề hấp thu toàn bộ các vi chất.

Tuy nhiên, mẹ bầu đừng uống quá nhiều nước cà rốt bởi sẽ khiến chất beta-carotene dư thừa gây quá tải cho gan và dẫn đến vàng da. Các mẹ hãy nhớ không uống nhiều hơn 500ml nước cà rốt ép/ngày nhé.

9. Nước ép cà chua

Nước cà chua là một nguồn dinh dưỡng quý giá, giúp giảm nguy cơ bị ung thư. Nó rất tốt cho bà bầu và những phụ nữ vừa sinh. Nước cà chua cũng chứa rất ít năng lượng và đó là lý do tại sao những người thừa cân nên uống nó hằng ngày.

Nên uống nước cà chua 20 – 30 phút trước bữa ăn để kích thích nhu động ruột và dạ dày, sẵn sàng cho việc tiêu hóa thực phẩm.

Thêm một chút muối sẽ làm giảm giá trị của nước quả. Thay vì muối, mẹ bầu có thể cho 1 vài nhánh tỏi đập dập và một số loại rau gia vị như mùi tây, thìa là…

Những người bị bị viêm loét dạ dày, tá tràng và viêm túi mật thì không nên uống.

Đồ uống bổ cho mẹ bầu - 5

Nước ép cà chua giúp mẹ bầu giảm nguy cơ ung thư (Hình minh họa)

10. Nước ép cải bắp

Nước cải bắp có lợi cho sức khỏe bà bầu vì nó có chứa các đặc tính chữa bệnh có thể làm dịu dạ dày. Ngoài ra, đây cũng là một nguồn thực phẩm giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bà bầu, cũng như vitamin K, hỗ trợ trong việc đông máu. Nước cải bắp cũng là một nguồn chất xơ phong phú, có thể hỗ trợ giảm táo bón cho nhiều bà bầu trong giai đoạn thai kỳ.

Nước ép bắp cải có hiệu quả trong việc giảm các bệnh như viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

Một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa bắp cải, có thể dẫn đến đầy hơi hoặc trướng bụng. Nếu vẫn muốn uống nước ép bắp cải thì chỉ nên uống một lượng nhỏ mỗi ngày hoặc có thể trộn với một loại nước rau khác để pha loãng. Nước ép cà rốt, nước ép cần tây và nước ép cà chua … tất cả trộn với nước ép bắp cải rất có lợi cho sức khỏe bà bầu.

11. Nước ép bí ngô

Nước bí ngô chứa nhiều đường sucrose, pectic, muối kali và magie, sắt, đồng và coban. Nó cũng rất giàu vitamin С, В1, B2, В6, Е, beta-carotene. Nước bí ngô được xem là thức uống giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt với những bệnh liên quan đến thận và gan khi uống nửa cốc bí ngô mỗi ngày.

Nếu bị mất ngủ, mẹ bầu có thể uống nước bí ngô pha mật ong 3 lần/ ngày (mỗi lần là 1/4 - 1/5 cốc) và trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong 10 ngày.

Đồ uống bổ cho mẹ bầu - 6

Nước ép bí ngô giúp mẹ bầu trị chứng mất ngủ (Hình minh họa)

12. Nước ép nho

Nước nho chứa nhiều đường và kali. Nó được khuyến cáo dùng trong các trường hợp suy sụp thần kinh và mệt mỏi. Nước nho đen chứa nhiều vi chất giúp giảm nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tim. Uống nước nho thường xuyên cũng sẽ giúp giảm lượng cholesterol và huyết áp.

Nước nho cũng rất giàu vi khuẩn có ích, giúp nhuận tràng, lợi tiểu và bài tiết mồ hôi. Mẹ bầu nên uống nửa cốc nước nho ép được chia làm 3 lần/ngày trong thời gian 3 tuần. Trước khi uống có thể pha loãng với tỉ lệ 1:1.

Nước nho không được khuyến khích trong các trường hợp viêm dạ dày do tăng tiết axit, viêm tuyến tiêu hóa và các bệnh tá tràng, tiểu đường, béo phì, viêm phổi mãn tính. Nước nho cũng có thể gây rắc rối khi cơ thể mẹ nào nhạy cảm với gió.