Các bạn ơi! Các bạn giúp mình giải các bài toán về cộng trừ các số trong hệ 16 được không. Và cách chuyển sang hệ bù 2 dạng chuẩn.

các bạn ơi! Các bạn giúp mình giải các bài toán về cộng trừ các số trong hệ 16 được không. Và cách chuyển sang hệ bù 2 dạng chuẩn. Xin cảm ơn các bạn. a) 1FFF+ 0001 b) FFFF+ 0001 c) 7FFF + 7FFF d) 8000 + 8000 e) 7FFF + 0001 f) 1234 – 012A g) 0000 - 0100 h) 0000 - FFFF
Vespa
Vespa
Trả lời 16 năm trước
Thử thôi nhé! Lâu rồi không sờ đến chả nhớ tính bù thế nào cả....mà chú này chú phải tính xong rồi chú hỏi có đúng hay không chứ chú uỵch lên phát bảo mọi người tính hộ như thế chú đi thi nguy cơ mis cao đấy[:->]. Anh chuyển về cho chú sang hệ cơ số 2 rồi còn bù thì anh để chú tính nhé![:D] coi như luyện thi cho chú để anh kiếm lại quyển sách đọc lại đã a)1FFF+ 0001 = 10000000000000 b)FFFF+ 0001 = 10000000000000000 c)7FFF + 7FFF = 1111111111111110 d)8000 + 8000 = 10000000000000000 e) 7FFF + 0001 = 1000000000000000 f)1234 – 012A = 1001000110100- 100101010 = 1000100001010
meo
meo
Trả lời 16 năm trước
Bác chuyển hết sang hệ 2 rùi bác tính, bác có cách tính nhanh hơn khôg, em thấy thầy giáo mượn lung tung xí sẹo mà không hiểu gì cả ( ổng thầy lấy lun hệ 16 cộng trừ như máy ) còn cái hệ bù 2 dạng chuẩn kia bác coi lại rùi giảng cho em nha chứ khoản này em mù tịt.Cảm ơn bác [:)][:)][:)] .............
Còi lười
Còi lười
Trả lời 16 năm trước
Ví dụ đợn giản nhé! số nguyên −5 ở hệ thập phân được biểu diễn trong máy tính theo phương pháp bù 2 như sau (với mẫu 8 bit): * Bước 1: xác định số nguyên 5 ở hệ thập phân được biểu diễn trong máy tính là: 0000 0101. * Bước 2: đảo tất cả các bit nhận được ở bước 1. Kết quả sau khi đảo là: 1111 1010. * Bước 3: cộng thêm 1 vào kết quả thu được ở bước 2: kết quả sau khi cộng: 1111 1011. * Bước 4: vì là biểu diễn số âm nên bit bên trái cùng luôn giữ là 1. Vậy với phương pháp bù 2, số −5 ở hệ thập phân được biểu diễn trong máy tính như sau: 1111 1011. Ngoài cách làm theo định nghĩa như trên ra, ta còn có thể áp dụng phương pháp bù 2 theo quy tắc sau: với biểu diễn nhị phân của một số dương cho trước, để biểu diễn số âm tương ứng, ta bắt đầu tìm từ phải sang trái cho đến khi gặp bit đầu tiên có giá trị 1. Khi gặp được bit này, ta đảo tất cả các bit từ ngay kề trước nó (tức trước bit có giá trị 1 vừa nói tới) cho đến bit cực trái, và luôn nhớ: bit cực trái là 1. Ví dụ: ta cũng biểu diễn lại số nguyên −5 ở hệ thập phân sang hệ nhị phân theo quy tắc mới này (giả sử với mẫu 8 bit): * Bước 1: xác định số nguyên 5 ở hệ thập phân được biểu diễn trong máy tính là: 0000 0101. * Bước 2: bắt đầu tìm (từ phải qua trái) bit đầu tiên có giá trị 1, ta thấy, đó là bit thứ nhất (tính từ phải qua). * Bước 3: đảo tất cả các bit nằm trước bit thu được ở bước 2. Kết quả nhận được: 1111 1011 * Bước 4: vì là biểu diễn số âm nên bit bên trái cùng luôn giữ là 1. Vậy số −5 ở hệ thập phân được biểu diễn trong máy tính theo phương pháp bù 2 là: 1111 1011 (hoàn toàn giống như kết quả trong ví dụ trên). Từ ví dụ trên bạn áp dụng vào bài đổi từ hệ cơ số 16 ra hệ cơ số 2 sau đó bạn tính như các bước đã ví dụ vậy là xong [:D]