Cách làm bài thi môn Địa lý đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Trong kì thi tốt nghiệp THPT hai năm gần đây, Địa lý là môn có kết quả thấp nhất trong 6 môn thi. Nguyên nhân do khối lượng kiến thức lớn, nhiều số liệu khó nhớ vì vậy làm cho học sinh ngại học. Vậy làm thế nào để đạt điểm cao môn Địa lý?

Ngày 23/3 vừa rồi, Bộ GD-ĐT đã công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT cho năm học 2011. Theo đó,đây làlần thứ 3 liên tiếp môn Địa lý được chọn là môn thi tốt nghiệp. So với các môn xã hội khác như Lịch sử, Ngữ văn..., Địa lý là môn học được nhiều học sinh phấn khởi khi biết môn này được chọn làm môn thi tốt nghiệp.

Tuy nhiên thực tế trong kì thi tốt nghiệp THPTcủa hai năm gần đây, Địa lý lại là bộ môn có kết quả thấp nhất trong 6 bộ môn. Trong kì thi tốt nghiệp năm học 2010, toàn thành phố Hà Nội số học sinh có điểm thi môn Địa lý đạt yêu cầu (từ 5điểmtrở lên) chỉ đạt có 64 %, trong đó những bài thi đạt điểm 9,10 là rất hiếm, phần lớn đạt điểm 5, 6 đặc biệt nhiều bài thi có điểm rất kém.

Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hà, giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đưa ra nguyên nhân dẫn đến môn Địa lý đạt kết quả không cao là: Môn Địa lý nằm giữa ranh giới của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đòi hỏi tính logic, kỹ năng làm bài tập. Môn Địa lý có khối lượng kiến thức lớn, nhiều số liệu khó nhớ vì vậy làm cho học sinh ngại học. Trong quá trình học trên lớp, học sinh thường coi nhẹ môn Địa lý nên không chịu học bài ở nhà trước khi đến lớp. Trong việc học môn Địa lý, học sinh không chỉ học thuộc lòng mà cần phải có phương pháp tư duy khoa học mới học tốt được bộ môn này. Đa phần các em học sinh chưa có phương pháp học tập tốt, học một cách máy móc.

Với tư cách là một giáo viên đang trực tiếp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi và với kinh nghiệm nhiều năm dạy học sinh ôn thi tốt nghiệp, thầy giáoNguyễn Mạnh Hàchia sẻ kinh nghiệm để giúp học sinh làm bài thi môn Địa lý có kết quả cao như sau:

Nắm được cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm học 2010 - 2011

Về đại thể thì cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Địa lý năm học này không có sự khác biệt nhiều so với năm học trước. Cấu trúc đề thi gồm hai phần lớn

+ Phần thứ nhất là phần chung cho tất cả các thí sinh (8 điểm): được chia làm 3 câu:

Câu I: (3 điểm): các kiến thức của phần địa lí tự nhiên và địa lí dân cư

Câu II: (2 điểm): các kiến thức của bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế

Câu III (3 điểm): các kiến thức của phần địa lí các vùng kinh tế và địa lí địa phương

+ Phần thứ hai là phân riêng (2 điểm) gồm có hai câu hỏi (thí sinh chỉ được làm một trong hai câu), câu hỏi theo chương trình chuẩn và câu hỏi theo chương trình nâng cao

Việc kiểm tra các kỹ năng địa lý (kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu) được kết hợp khi kiểm tra các nội dung nói trên. Nhìn vào cấu trúc đề thi ta có thể thấy

Câu I (3 điểm) bao gồm các kiến thức phân địa lí tự nhiên và địa lí dân cư rất nhiều kiến thức. Các em cần tập trung vào ôn phần địa lí dân cư phần này chỉ có ba bài mà được 1,5 điểm trong khi đó phần địa lí tự nhiên cũng được số điểm như vậy nhưng có tất cả 15 bài. Vậy theo tôi, ở phần này các em nên tập trung ôn theo các vấn đề lớn như: Địa hình Việt Nam, Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng… để vẫn có thể đạt được điểm ở câu hỏi này.

Câu II: (2 điểm) gồm các kiến thức của bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế. Ở câu hỏi này trong nhiều năm đề thi tốt nghiệp thường ra dưới dạng vẽ biểu đồ hoặc phân tích số liệu thống kê nên ở phần này các em nên tập trung vào rèn luyên các kĩ năng về vẽ biểu đồ và phân tích các số liệu thống kế

Câu III (3 điểm) gồm các kiến thức của phần địa lí các vùng kinh tế và địa lí địa phương. Ở câu hỏi này nhiều năm đề thi thường hỏi về một trong bảy vùng kinh tế đã được học, do vậy các em cần tập trung nhiều thời gian vào học phần này vì chắc chắn đề thi sẽ có câu hỏi

Học sinh cần phải nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa

Để biết liên hệ, vận dụng để trả lời các câu hỏi tránh việc học thuộc lòng trả lời máy móc. Các kiến thức trong sách giáo khoa (SGK)thường được trình bày lặp đi, lặp lại ở nhiều bài khác nhau nên rất thuân lợi khi ôn tập và giúp học sinh nhanh chóng củng cố kiến thức. Để các kiến thức trong SGK trở nên dễ nhớ hơn thì ta có thể hệ thống hóa thành các sơ đồ, các bảng hệ thống hóa kiến thức. Trong quá trình ôn, các em cần phải chú ý phân tích và giải thích các mối quan hệ địa lí nhất là mối quan hệ tự nhiên, kinh tế - xã hội

Quan trọng và không thể thiếu trong quá trình ôn tập môn địa lí là phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và xử lí thông tin dựa vào atlat địa lí Việt Nam. Atlat được coi là “cuốn SGK thứ hai” có rất nhiều các bản đồ, biểu đồ, các số liệu thống kê… Việc sử dụng atlat và vận dụng các kĩ năng địa lí sẽ giúp các em giảm được 50% việc học thuộc lòng bài học một cách máy móc, không có hiệu quả. Việc sử dụng atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kĩ năng sử dụng atlat để tập trung kiến thức làm tốt bài thi

Trong quá trình ôn tập cần rèn luyên các kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích số liệu thống kê. Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền trong sách, các em phải luyện thật nhuần nhuyễn để từ đó phân tích bảng số liệu, nhận xét mối liên hệ giữa các số liệu. Trong SGK Địa lí lớp 12 có rất nhiều các số liệu, học sinh không thể nhớ hết được các số liệu này. Vấn đề ở đây là các em cần phải hiểu và biết cách phân tích các số liệu đó. Có một cách có thể giúp các em đỡ phải ghi nhớ nhiều các số liệu đó là sử dụng số liều trong Atlat Địa lí Việt Nam để minh hoạ cho bài làm. Hầu hết các số liệu về các ngành kinh tế và các vùng kinh tê đều có trong At lat các em có thể lấy số liệu này dùng cho bài làm.

Khi làm bài thi các em cần phải đọc kĩ đề thi, xem câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau để tránh mất thời sa đà vào một câu hỏi. Tôi khuyên các em chỉ cần học kiến thức trong SGK là đủ, không cần học thêm ở ngoài. Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong khi thi tốt nghiệp sắp tới

Huỳnh Thế Phong
Huỳnh Thế Phong
Trả lời 13 năm trước

Có thể nói rằng Địa lí là môn thi các thí sinh có khả năng dễ đạt điểm cao hơn so với Lịch sử và Ngữ văn. Tuy nhiên, để làm một bài thi Đại lí đạt điểm cao trong các kì thi tuyển sinh quả là điều không phải dễ. Bằng kinh nghiệm của người nhiều năm giảng dạy và ôn luyện thi Địa lí, tôi xin được trao đổi cùng các em một số kinh nghiệm và nguyên lí để làm tốt bài thi môn Địa lí đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng.

Cùng các em học

Với cấu trúc, nội dung đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng của Bộ GD & ĐT ban hành thì đề thi có hai phần là lí thuyết và kĩ năng:

Phần lí thuyết các đề thi rất đa dạng, tuy nhiên có thể phân thành các dạng chủ yếu sau đây:

- Dạng đề câu hỏi lí giải.

Yêu cầu thí sinh phải trả lời câu hỏi : ‘Tại sao?”. Với dạng đề nầy, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức và biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí. Để làm bài tốt, học sinh chú ý tổng hợp các kiến thức được tích lũy và các mối liên hệ nhân quả.

- Dạng đề câu hỏi so sánh.

Yêu cầu học sinh phải phân tích được sự giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lí. Học sinh không nên trả lời theo kiểu học thuộc bài mà cần phải tổng hợp kiến thức, sau đó phân biệt được sự giống, khác nhau của các hiện tượng địa lí.

- Dạng đề câu hỏi phân tích, chứng minh.

Yêu cầu học sinh chứng minh một vấn đề nào đó về địa lí. Để làm được dạng đề câu hỏi nầy, học sinh cần nắm vững kiến thức và cả số liệu thống kê tiêu biểu để phân tích hoặc chứng minh theo yêu cầu của đề bài.

- Dạng đề thi câu hỏi trình bày.

Đây là dạng đề khá đơn giản, học sinh chủ yếu học thuộc bài là có thể trình bày tốt yêu câu của đề ra. Tuy nhiên học sinh lưu ý là cần nắm chắ đề thi hỏi “cái gì” thì trình bày “caí ấy” cho phù hợp đề bài, tránh tản mạn, lạc đề.

Phần kĩ năng thường phổ biến các dạng như: Vẽ lược đồ Việt Nam và điển các thông tin cần thiết; Vẽ và nhận xét biểu đồ; Nhận xét bảng số liệu.

- Bảng số liệu: Tính toán và nhận xét số liệu thống kê, cần chú ý số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào. Về thời gian của số liệu thống kê (một thời điểm hay một chuỗi thời điểm), các đơn vị tính của chỉ tiêu, mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó... Phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kỳ, nhưng cần tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung chính yếu.

- Biểu đồ: Cần rèn luyện các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền. Vẽ biểu đồ đòi hỏi sự chính xác về phân chia số lượng, tỷ lệ thời gian, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, có ghi chú. Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố khác như đơn vị, tên biểu đồ.

- Nguyên tắc khi vẽ lược đồ Việt Nam là phải đảm bảo độ chính xác tương đối về hình dạng, thể hiện được các hệ thống sông chính, các điểm dân cư, khu vực hành chính cơ bản. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng Địa lý, giải thích phù hợp và sát với yêu cầu, tránh dong dài.

Từ đặc điểm nội dung, yêu cầu của các dạng đề thi tuyển sinh môn Địa lí nói trên, khi làm bài, học sinh thực hiện theo các thao tác sau:

- Nhận dạng đề thi. Đây là khâu quan trọng hàng đầu, giúp học sinh không bị lệch hướng trong quá trình làm bài. Đề thi thường có từ 3 - 4 câu, trong đó phần lý thuyết thường chiếm từ 65% - 70% tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi, ví như dạng trình bày hay chứng minh, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu thô...

- Phát thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi nhằm giúp cho việc phân bố thời gian cho từng câu hỏi hợp lí, chính xác, tránh tình trạng thiếu sót nội dung các câu hỏi trong quá trình làm bài. Để không bị sót ý, viết lặp lại, lan man, lạc đề, vừa có thể theo dõi được bài làm, kịp thời bổ sung ý cho bài viết... thì lập dàn ý cho các câu hỏi trước khi viết là việc làm hết sức cần thiết. Ngay sau khi nhận dạng đề, thí sinh nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết theo dạng dàn ý mở. Nên lưu ý, dàn ý là những ý tiêu đề, trọng tâm chứ không phải bài viết hoàn chỉnh vì không đủ thời gian. Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi: thí sinh nên phân bố thời gian đều và phù hợp cho các câu hỏi trong đề bài, và tiêu chí nên căn cứ vào tỷ trọng từng câu hỏi, tức là số điểm của câu hỏi. Nên dành khoảng thời gian từ 15 - 20 phút để phác thảo dàn ý, từ 10 - 15 phút cho việc kiểm tra đọc lại bài.

- Ngoài ra, trong khi làm bài thì chú ý phần dễ làm trước, khó làm sau nhưng phải đảm bảo tính hệ thống, logic trong bài làm, và nên làm ở tất cả các câu chứ không nên tập trung vào một câu nào đó. Với những số liệu thống kê dùng để minh họa cho bài làm được lấy từ sách giáo khoa, hoặc những số liệu đã được cập nhật từ bên ngoài, thí sinh cần nói rõ nguồn gốc và thời điểm của chúng. Khi vẽ biểu đồ, chú ý ghi tên biểu đồ, bảng chú giải và đặc biệt phải có sự tương thích giữa ký hiệu trong bảng chú giải với những ký hiệu đã dùng trong biểu đồ. Trình bày bài thi cũng là một khâu rất quan trọng vì giá trị của một bài thi không những thể hiện ở phần nội dung mà còn ở phương pháp trình bày. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được giám khảo chú ý. Trong thực tế có rất nhiều bài thi trình bày đầy đủ nhưng kết quả không cao vì viết tắt quá nhiều, lỗi chính tả, câu văn lủng củng, trình bày lan man. Chưa kể chữ viết quá xấu sẽ làm mất hứng thú, cảm tình đối với người chấm bài. Bài thi địa lý có thể trình bày ở dạng bài gồm: mở bài, thân bài và kết luận, hoặc dùng trả lời trực tiếp vào câu hỏi, nhưng cần diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu.

Theo công bố mới nhất của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi trong các kỳ thi quốc gia năm 2011 về cơ bản không thay đổi so với năm trước. Cục cũng không ban hành cấu trúc đề thi các môn, đề thi nằm trong chương trình (chiếm 80 - 90% trong đề thi). Vì vậy, nên bám sát sách giáo khoa và một tài liệu tham khảo ôn tập nhất định, không nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng không nên học tủ vì các câu hỏi thường liên quan với nhau. Khi ôn tập, nên hệ thống kiến thức, hệ thống những vấn đề trọng tâm, những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó. Nên tập trung học dứt điểm một vấn đề, một giai đoạn, đừng học nhảy cóc lung tung…

Chúc các em thành công!