Bạn hãy bình giảng đoạn thơ dưới,qua đó làm rõ thái độ rất mực cảm thông,hết sức trân trọng của nhà thơ cách mạng đối với đại thi hào dân tộc.

Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày (Tố Hữu – Kính gửi cụ Nguyễn Du) Bạn hãy bình giảng đoạn thơ trên,qua đó làm rõ thái độ rất mực cảm thông,hết sức trân trọng của nhà thơ cách mạng đối với đại thi hào dân tộc.
Nguyen Thi Huyen Trang
Nguyen Thi Huyen Trang
Trả lời 15 năm trước
1 Câu thứ nhất:Tố Hữu cảm nhận tiếng thơ Nguyễn Du( Cụ thể là Truyện Kiều) trong một tương quan đặc biệt: thơ Nguyễn Du không chỉ tác động đến con người,mà là tác động đến cả đất trời. Cần phân tích chữ “động” giàu sức biểu cảm:chính đất trời như cùng xao xuyến, nao lòng.Một tiếng thơ của cá nhân “ai” có thể làm động cả đất trời.Đánh giá như thế là tột bậc. 2 Câu thứ hai:Sự cảm nhận và đánh giá là cao hơn.Tiếng thơ không còn chỉ là của một cá nhân thi sĩ mà là lời của nước non. “Nước non” đã “vọng lời” lên tiếng thơ của Nguyễn Du. “Non nước” – phạm trù không gian,một không gian vô cùng “ngàn thu”- phạm trù thời gian,thời gian vô tận.Truyện Kiều đã hoà và sẽ trường tồn trong sự trường tồn của núi sông này. 3 Câu thứ ba:Nguyễn Du muốn hậu thế ba trăm năm lẻ có sự cảm thông chia sẻ với mình.Tố Hữu đã khẳng định “nghìn năm sau” – sự khẳng định thật dứt khoát và xác định. Có thể bình hai chữ “ngàn thu”(câu hai) và “nghìn năm”(câu ba) để rõ dụng công,tuy không lớn lắm,của Tố Hữu về phương diện chắt lọc từ. 4 Câu thứ tư : chú ý làm rõ ý nghĩa,cái hay của từ “tiếng thương” hàm súc và cụm từ “ tiếng mẹ ru” thật gợi cảm. “Tiếng thương” có thể hiểu là “tiếng nói của tình thương” “tiếng nói gợi tình cảm”…tiếng thương ấy,tiêu biểu hơn cả chính là tiếng ru hời,chăm sóc con thơ,vỗ về con thơ đivào giấc ngủ bình yên. 5 Nhìn chung cả bốn câu,lưu ý sự tăng tiến cấp độ.Mở đầu là “tiếng thơ ai” rồi thành “lời ngàn thu”, “lời non nước”.Chưa đủ,nó thành “tiếng thương” và cuối cùng là “ tiếng mẹ ru”. Điều đó chứng tỏ,theo Tố Hữu,thơ Nguyễn Du (Truyện Kiều) đã nhập vào nguồn mạch văn hoá,đời sống,tình cảm của cả cộng đồng dân tộc.Chính vì vậy mới có thể nói Tố Hữu đã có “thái độ rất mực cảm thông và hết sức trân trọng đối với đại thi hào dân tộc”. Về mặt nghệ thuật,cần chỉ rõ Tố Hữu đã dùng thể thơ lục bát( Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều theo thể thơ này),dùng hình thức tập Kiều và lời nói bằng chính ngôn ngữ Nguyễn Du.Vì thế,âm điệu thơ trang trọng cổ điện,không khí đượm một vẻ Truyện Kiều.