Văn bản văn học: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".

Trả lời 15 năm trước
Chị lấy cho em cái dàn ý bài này thôi: Phạm Tiến Duật_gương mặt trẻ tiêu biểu, cho thời chống Mĩ cứu nước. Nhắc đến ông chắc ai cũng nhớ đến tác phẩm :" Bài thơ tiểu đội xe không kính" _một trong những bài thơ tiêu biểu. Nhà thơ đã xây dựng thành công hình tượng người lính lái xe là một biểu tượng đẹp cho nghĩa anh hùng một thời máu lửa. " Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung, kính vỡ đi rồi." Nhịp điệu khoan thoai, cóa chút bông đùa dí dỏm, hài hước. Câu thơ ngang phè, như văn xuôi, gần với những lời nói bình thường hàng ngày. Khép lại sau một số từ ngữ nói về sựu ác liệt của chiến tranh là một từ "rồi". Từ "rồi" với thanh bằng, làm cho giọng điệu câu thơ trở nên nhẹ bẫng đi. Người lính có cách giả thích rất dí dỏm vè cái sự không kính của chiếc xe, thực ra là nói về những mất mát và sự ác liệt của chiến tranh, vậy mà giọng điệu thơ lại bình thản, thể hiện cái nhìn hết sức lạc quan và bản lĩnh của của người lính lái xe. Qua mấy câu thơ đầu của ông, chúng ta cũng đã ít nhiều cảm nhận thấy chất trẻ trung và tinh nghịch trong tâm hồn người lính lái xe. " Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim." "Ung dung" _tư thế ngồi thản thơi, thanh thản. Nếu đặt vào hoàn cảnh chiến tranh ác liệt thì tư thế này là sự hiên ngang thể hiện lòng dũng cảm. Điệp từ "nhìn" ,và "thấy" đã tạo nên âm hưởng dồn dập, thể hiện giọng thơ khoẻ khoẳn, giợ tốc độ của những chiếc xe bon bon trên đường Trường Sơn tri viện cho miền Nam. "Nhìn thẳng" là một sự đối mặt với những khó khăn gian khổ mà những chiếc xe không kính mang lại. Phạm Tiến Duật đã nhập thân vào người lính lái xe đó qua một chữ "ta", để có thể thấu hiểu đến tận cùng cái cảm giác khi ngồi sau tay lái của những chiếc xe không kính. Đó là cảm giác tất cả từ bụi, từ gió, rồi sao trời, cánh chim... như sa, như ùa vào buồng lái. Chúng ta không nên hiểu những câu thơ này như là một sự kể khổ của những người lính lái xe không kính, mà ngẫm kĩ ta thấy dường như có chút thú vị của người lính. Thú vị vì nhờ những chiếc xe không kính này mà được giao hòa, giao cảm với thiên nhiên. Cái nhìn của người lính vào thiên nhiên, vũ trụ là cái nhìn đậm chất lãng mạng. Ta phát hiện ra trong tâm hồn người lính vừa có chất nghệ sĩ, vừa có tính ngang tàng của nghề nghiệp, lại thêm vào đó khí phách anh hùng của người lính Trường Sơn. " Không có kính,ừ thì có bụi .... Mưa lùa gió thổi khô mau thôi." Lái xe không kính thì " bụi phun tóc trắng", "mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời", đó là những hình ảnh rất thực. Điệp ngữ "ừ thì" và " chưa cần" kiến cho giọng thơ ngang tàng và thách thức thể hiện thái độ bất chấp, coi thường hiểm nguy của người lính lái xe. Người lính đã vượt lên khó khăn một cách rất nhẹ nhàng, tiếng cười " ha ha" rất sản khoái, và một kiểu hút thuốc "phì phèo" rất lính. Những câu thơ tếu táo với cách nói dí dỏm đã làm nổi rõ tâm hồn trẻ trung, sôi nổi của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời máu lửa. Em dựa vào những ý trên rồi làm thành một bài văn hoàn chỉnh nhé!
huyenbang
huyenbang
Trả lời 15 năm trước
bai van nay rat hay hay su dung van mau ay