Hãy giúp em với em cần bài làm thuyết minh về tác phẩm "Liêu trai chí dị" ngày mai em phải nộp rồi

Cà Phê Sữa Chua
Cà Phê Sữa Chua
Trả lời 15 năm trước
Tham khảo gợi ý sau bạn nhé Liêu trai chí dị - Bồ Tùng Linh. Vài nét giới thiệu sơ lược Liêu trai chí dị (chữ Hán: 聊齋志異), với ý nghĩa là những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm, là tập truyện ngắn gồm 431 thiên, ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ 17) của nhà văn Trung Quốc Bồ Tùng Linh. Bộ truyện này được coi là một kì thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại. Dựa trên cơ sở tập Liêu Trai chí dị - Hội hiệu hội chú hội bình do Trung Hoa thư cục Thượng Hải biên tập và ấn hành năm 1962 gồm 12 quyển, 496 bài và 8 đoạn phụ lục, các dịch giả như Nguyễn Huệ Chi, Cao Xuân Huy, Phạm Tú Châu, Đỗ Ngọc Toại, Nguyễn Đức Lân, Trần Thị Băng Thanh v.v. đã dịch nhiều truyện sang tiếng Việt và lưu truyền rộng rãi tại Việt Nam. Đề tài chủ yếu của Liêu trai chí dị do tác giả sưu tầm trong dân gian, hoặc rút từ truyện chí quái đời Lục triều, các truyện truyền kỳ đời nhà Đường rồi gia công sáng tạo thêm. Hầu hết các truyện nói về thần tiên ma quái, hồ li lang sói, hổ báo khỉ vượn, voi rắn độc trùng cho tới cây cỏ hoa lá, khói mây gạch đá v.v. nhưng không chỉ vậy, xuyên suốt các tác phẩm là những câu chuyện về người và việc trong cuộc sống hiện thực. Tất cả những đề tài trên được tác giả xử lý khéo léo, ít nhiều ngầm ý chỉ trích nền chính trị tàn bạo của triều đình Mãn Thanh đương thời, phê phán thói hư tật xấu của bọn nho sỹ, thể hiện những tư tưởng dân chủ trong vấn đề hôn nhân và tình yêu. Có thể chia tập truyện thành 3 cụm đề tài chính: 1. Đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn tham quan, cường hào ác bá. 2. Phơi bày những tệ lậu của chế độ khoa cử, đả kích việc dùng văn bát cổ để chọn nhân tài. 3. Nguyện vọng đập tan những trói buộc của chế độ hôn nhân phong kiến, dành lấy quyền tự do yêu đương của nam nữ thanh niên. (Theo wikipedia.com) Tư tưởng tiến bộ của tác phẩm. 1. Tác phẩm đả kích được những mặt trái của chế độ phong kiến thối nát, hủ lậu. 2. Mang màu sắc Phật giáo, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Trong thế giới hữu hình nhưng vô tận này không phân biệt giống loài, không phân biệt sang hèn, không phân biện thân phận cao thấp, chỉ có phân biệt hiền dữ. Người mà tâm bất chính thì còn thua xa cả loài yêu ma có tâm lương thiện. 3. Ca ngợi tự do yêu đương nam nữ. 4. Ngợi ca những đức tính tốt đẹp: hiếu thảo, thủy chung, nhân nghĩa, cương trực, trọng chữ tín… dù là ở người, ma quỷ hay yêu tinh. Nghệ thuật tác phẩm. 1. Lời văn hàm súc, cô đọng. Cốt truyện rõ, gọn. 2. Ngôn từ đơn giản, gần gụi. 3. Nghệ thuật mở truyện, dựng truyện và kết truyện theo một mô-típ riêng biệt, độc đáo và đạt đến đỉnh cao trong các tác phẩm truyện ngắn cổ điển Trung Quốc. 4. Một bộ sưu tập đồ sộ về các bài thơ, từ, ca phú và ca khúc dân gian. Hạn chế. 1. Vẫn còn cái nhìn lệch lạc về hôn nhân và gia đình: đa thê, trọng nam khinh nữ. Tác giả vẫn chưa có được cách nhìn thấu đáo vượt lên thời đại do chịu ảnh hưởng của nền Nho học ăn sâu vào tâm tưởng. 2. Xây dựng một lớp nam thanh niên yếu đuối cả về mặt thể chất lẫn tư tưởng. Các cụ ngày xưa thường cấm không cho lớp trẻ đọc các truyện như Phan Trần, Nhị độ mai…So với các truyện này của nước ta thì “Liêu trai chí dị” không đến nỗi ủy mị như vậy nhưng mô-típ nhân vật nam trong truyện thì không đẹp lắm. Xin nói rõ thêm, hầu hết các nhân vật này đều là các thư sinh đẹp đẽ, yếu ớt, cần được nâng niu, vẻ nữ tính đôi khi lấn át vẻ nam tính, tính cách nhẹ nhàng đến yếu đuối, dễ bị rơi vào bi lụy. Một thời xã hội đã coi đây là chuẩn mực. (Cũng xin nói thêm là các truyện thơ của nước ta như Phan Trần, Nhị độ mai… thật sự không phải là đáng xấu như các cụ ngày xưa thường nói. Thật ra mà xét, trong hoàn cảnh xã hội thời đó thì người con trai phải đặt chuyện công danh lên làm điều chính yếu. Tình yêu nam nữ không được coi trọng. Cho nên, nếu chàng trai nào mà quá bi lụy vì tình, không màng đến mọi chuyện xung quanh thì đó không phải là chàng trai tốt). 3. Do ảnh hưởng của Đạo giáo nên một số truyện mang ý nghĩa không tốt. Nhiều người vì bất bình trước cảnh loạn lạc của xã hội, của thời thế thì chỉ biết lo cho thân mình trước tiên (không màng tới hoặc tìm một chốn nào mà ở ẩn). Việc tin vào tu đạo thành tiên làm cho nhiều người quên đi bổn phận trách nhiệm của mình, tìm vào chốn hư vô không thực mà cũng chẳng tồn tại. Trốn tránh không bao giờ là giải pháp toàn vẹn nhất!